COVID-19 báo động Đông Nam Á cần hành động do lãng phí thực phẩm
Các chuyên gia và nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm đều cho rằng đại dịch COVID-19 chính là lời cảnh tỉnh rằng con người cần ứng phó khẩn cấp với cuộc khủng hoảng lãng phí thực phẩm.
Thịt gia cầm được bày bán tại Palu, Trung Sulawesi, Indonesia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong bối cảnh các quốc gia đều áp dụng các biện pháp phong tỏa, hạn chế đi lại, đại dịch đã chỉ rõ những điểm yếu của mạng lưới cung ứng toàn cầu khi xảy ra các tình trạng gián đoạn do thiếu lao động, thiếu các hoạt động vận tải và hậu cần. Tình trạng khan hiếm thực phẩm và giá cả leo thang xảy ra ở mọi nơi trên thế giới.
Theo William Chen, Giám đốc Chương trình khoa học và công nghệ thực phẩm thuộc Đại học Kỹ thuật Nayang (Singapore), đại dịch COVID-19 là một hồi chuông cảnh tỉnh rất rõ ràng. Trước khi đại dịch xảy ra, mọi người dường như chưa thực sự nhìn nhận nghiêm túc về biến đổi khí hậu vì khi đó thực phẩm vẫn có sẵn và dễ dàng mua được. Tuy nhiên, trong đại dịch COVID-19, vấn đề bắt đầu trở nên rõ nét và dễ hình dung hơn. Chuyên gia này cho rằng COVID-19 là cơ hội để “dọn dẹp” cơ chế hiện tại.
Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ước tính 1/3 các loại thực thẩm được sản xuất ra (tương đương 1,3 tỷ tấn) cuối cùng lại bị thất thoát hoặc bị vứt bỏ. Một báo cáo khác của LHQ cũng chỉ ra rác thải thực phẩm gây ra khoảng 8-10% khí thải gây hiệu ứng nhà kính.Theo tổ chức tư vấn Boston, việc giảm lãng phí thực phẩm có thể giúp tiết kiệm 700 tỷ USD. Hiện các doanh nghiệp tại Đông Nam Á đang bắt đầu hòa nhập phong trào và tính đến các biện pháp ngăn chặn lãng phí thực phẩm, cũng như điều chỉnh phân phối và tái chế thực phẩm thừa.
Năm 2020, Singapore ghi nhận 665.000 tấn rác thải thực phẩm, tương ứng khoảng 11% tổng lượng rác thải ở nước này. Theo luật mới tại Singapore, từ năm 2024, các chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm có lượng rác thải lớn sẽ phải phân loại rác thải thực phẩm để xử lý.
Rayner Loi, đồng sáng lập của công ty khởi nghiệp Lumitics – chuyên cung cấp các giải pháp quản lý rác thải thực phẩm sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), nhận định sau đại dịch, thêm nhiều khách sạn và hãng hàng không sẽ tìm cách giải quyết bài toán lãng phí thực phẩm và đặt các tiêu chí về sử dụng bền vững lên trước tiên và làm trọng tâm. Rayner Loi cho rằng đây sẽ là sự thay đổi vượt bậc so với chỉ vài năm trước khi vấn đề rác thải thực phẩm không được quan tâm thỏa đáng và rất khó để thảo luận và thuyết phục các doanh nghiệp trong các lĩnh vực này.
Lumitics đã phát triển một thiết bị truy dấu được trang bị công nghệ AI để lắp trong các thùng rác, qua đó định lượng và nhận diện mọi rác thải thực phẩm. Nhờ được cung cấp những thông tin thời gian thực về những loại và khối lượng thực phẩm đang bị vứt bỏ, các đầu bếp có thể đưa ra những quyết định để giảm lượng thực phẩm để chế biến các món ăn trong các thực đơn ăn tự chọn (buffet).
Theo Lumitics, thiết bị giúp giảm 40% thực phẩm bị lãng phí và khoảng 8% chi phí thực phẩm. Các đối tác của Lumitics hiện nay có các chuỗi khách sạn nổi tiếng như Accor, Hyatt, Marina Bay Sands và các hãng vận chuyển như hãng hàng không Singapore và Etihad. Công ty dự định sẽ mở rộng ra 1.000 địa điểm trong 5 năm tới trên toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương bước đầu với Hong Kong (Trung Quốc), Malaysia, Indonesia và Australia.
Một trong những công ty khởi nghiệp khác trong lĩnh vực này là Yindii có trụ sở tại Thái Lan. Yindii đã triển khai ứng dụng để kết nối các cư dân thủ đô Bangkok, những người đã nhận thức về giảm lãng phí thực phẩm, với các tiệm làm bánh, các chuỗi cà phê và các nhà hàng. Các doanh nghiệp sẽ báo cáo số lượng hàng tồn trong mục “surprise boxes” (hộp bất ngờ) của ứng dụng và khách hàng có thể vào mục này để mua thực phẩm với giá chiết khấu 50-80% vào cuối ngày và được giao hàng đến tận nhà.
Tại Thái Lan, mỗi năm có khoảng 17 triệu tấn thực phẩm bị bỏ đi mỗi năm, trong đó chỉ có 2% được tái chế. Khoảng 64% trong 27,4 triệu tấn rác ở nước này là rác thải sinh học, bao gồm cả rác thải thực phẩm và đồ thừa trong bếp. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm không ý thức rằng họ đang lãng phí. Chỉ đến khi những doanh nghiệp này nhận ra rằng họ có thể có thêm 6%-14% doanh thu nếu tiết kiệm thực phẩm thì họ mới liên hệ lại với Yindii.
Video đang HOT
Theo nhà sáng lập Yiidin Batard-Dupre, trước đây các thương hiệu rất ngại nói về rác thải thực phẩm vì điều đó đồng nghĩa rằng họ vẫn còn có hàng tồn kho. Tuy nhiên, tình hình hiện nay đã khác khi việc nói ra rằng mình đang đấu tranh để bảo vệ Trái Đất sẽ được đánh giá cao hơn việc cố che giấu một vấn đề vốn đã mang tính hệ thống của ngành này. Tới nay, Yindii đã có hơn 20.000 hộp bất ngờ đã bán hết hàng, giúp tận dụng một lượng thực phẩm lớn có thể đã bị lãng phí để cung cấp cho những người gặp khó khăn. Các đối tác hiện nay của Yindii gồm các khách sạn Hilton Sukhumvit Bangkok,
Grand Hyatt Erawan Bangkok, Sofitel Bangkok Sukhumvit và JW Marriott. Trong vài tháng tới, Yindii sẽ mở thêm các chi nhánh khác trên toàn Thái Lan và các nước Đông Nam Á.
Theo chuyên gia William Chen, Đông Nam Á là khu vực rất dễ chịu tác động của tình trạng lãng phí thực phẩm với đặc thù có nhiều trang trại quy mô nhỏ phụ thuộc vào các hoạt động chăn nuôi những đàn gia súc đông đúc và thiếu các phương tiện để đầu tư cho các công nghệ nông nghiệp hiệu quả hơn. Một trong những Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) được Liên hợp quốc đề ra đến năm 2030 là giảm một nửa lượng thực phẩm bị lãng phí trong lĩnh vực bán lẻ và tiêu dùng, giảm thất thoát thực phẩm trong sản xuất và cung ứng, bảo gồm cả khâu sau thu hoạch.
Sự hợp tác giữa các đơn vị công và tư được coi là chìa khóa dẫn đến thành công, các chính phủ cần giúp đỡ về công nghệ và vốn để công ty khởi nghiệp nhỏ có thể mở rộng quy mô hoặc phối hợp với các tập đoàn đa quốc gia để thu hẹp khoảng cách. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ hơn về các quy trình tái chế thực phẩm và các giải pháp hỗ trợ để sử dụng và chế biến thực phẩm một cách hiệu quả, giảm thiểu lãng phí.
Đông Nam Á vạch đường sống chung với Covid-19, tìm cách phục hồi kinh tế
Sau nhiều tháng "án binh bất động" do lệnh phong tỏa, các nước Đông Nam Á đang tiến dần đến việc bỏ chiến lược (Không Covid-19) và vạch ra con đường sống chung với đại dịch.
Người dân di chuyển trên đường phố Singapore (Ảnh: CNA).
Làn sóng đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới khu vực Đông Nam Á vào mùa hè này, chủ yếu do biến chủng Delta có khả năng lây nhiễm cao. Số ca nhiễm tăng đột biến vào tháng 7 và đạt đỉnh ở hầu hết các quốc gia vào tháng 8, theo CNN.
Giờ đây, các chính phủ như Indonesia hay Thái Lan đang tìm cách phục hồi nền kinh tế, đặc biệt là ngành du lịch, bằng cách mở lại biên giới và không gian công cộng. Nhưng các chuyên gia lo ngại rằng, tỷ lệ tiêm vắc xin vẫn còn thấp có thể dẫn đến rủi ro.
Ông Yanzhong Huang, thành viên cấp cao về y tế toàn cầu tại tổ chức tư vấn của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại có trụ sở tại Mỹ, đã cảnh báo về nguy cơ hệ thống chăm sóc sức khỏe ở các nước Đông Nam Á có thể nhanh chóng bị quá tải.
Không có nhiều lựa chọn khác
Một bãi biển trên đảo Langkawi, Malaysia (Ảnh: Reuters).
Tuy nhiên, đối với nhiều nhà lãnh đạo và phần lớn người dân trong khu vực, dường như không có nhiều lựa chọn khác. Nguồn cung vắc xin vẫn ở mức thấp và càng trầm trọng hơn do sự chậm trễ lặp đi lặp lại và tình trạng thiếu hụt toàn cầu.
Chờ đợi nhu cầu vắc xin toàn cầu giảm và nguồn cung mở rộng cũng không thực sự là một lựa chọn. Trong khi đó, mọi người mất cơ hội làm việc và phải ở trong nhà nhiều ngày, các gia đình rơi vào cảnh khó khăn.
CNN dẫn lời ông Abhishek Rimal, điều phối viên y tế khẩn cấp khu vực tại Liên đoàn Chữ thập đỏ Quốc tế, cho biết: "Hàng triệu người đang phải vật lộn để sống sót hàng ngày. Một lực lượng lao động khổng lồ ở châu Á sống phụ thuộc vào tiền lương hàng ngày, và họ đang bị ảnh hưởng vì suy thoái kinh tế do Covid-19".
Theo Jean Garito, một nhà điều hành trường học lặn ở thiên đường du lịch Phuket của Thái Lan, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang khao khát được mở cửa trở lại bởi vì ông không chắc ngành du lịch từng hái ra tiền của đất nước có thể tồn tại được bao lâu nữa.
"Nếu các chính phủ thực sự không thể đền bù thiệt hại cho các doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn thì đúng là nếu không mở cửa trở lại hoàn toàn, tất cả chúng ta đều chết", ông Garito cảnh báo.
Từ tháng 6 đến tháng 8, nhiều quốc gia Đông Nam Á đã công bố lệnh phong tỏa nghiêm ngặt nhằm kiểm soát làn sóng Covid-19. Và khi đỉnh điểm dịch qua đi, dù tỷ lệ tiêm chủng ở một số nơi vẫn còn thấp nhưng một số nước đang dần mở cửa trở lại.
Thái Lan, nơi có khoảng 21% dân số đã được tiêm đầy đủ, có kế hoạch mở cửa trở lại thủ đô Bangkok và các điểm đến lớn khác cho du khách nước ngoài vào tháng 11, với hy vọng sẽ vực dậy ngành du lịch đang phát triển của nước này, vốn chiếm hơn 11% GDP vào năm 2019, theo Reuters.
Indonesia, quốc gia đã tiêm chủng cho hơn 16% dân số, cũng đã nới lỏng các hạn chế, cho phép các không gian công cộng hoạt động trở lại trong khi các nhà máy cũng hoạt động hết công suất. Du khách nước ngoài có thể đến một số nơi nhất định, trong đó có cả đảo Bali, vào tháng 10 tới.
Malaysia, một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất trong khu vực với hơn 56% dân số được tiêm đầy đủ, đã mở cửa trở lại Langkawi, một cụm gồm 99 hòn đảo và là điểm đến nghỉ lễ hàng đầu, cho khách du lịch trong nước vào tuần trước. Một số tiểu bang cũng đã bắt đầu nới lỏng các hạn chế đối với những người đã tiêm, bao gồm cho phép ăn uống tại nhà hàng và đi lại giữa các tiểu bang.
Trong số các quốc gia Đông Nam Á, Singapore đã "cởi mở" trong việc thay đổi chính sách "Không Covid". Và mặc dù một số quốc gia khác đã không đưa ra bất kỳ thông báo chính thức nào, việc mở cửa trở lại nhanh chóng lần này cho thấy các chính phủ đã cân nhắc tính đến bền vững lâu dài của chiến lược này.
Vẫn phải rất cảnh giác
Một nhà hàng mở cửa đón khách trở lại trên đảo Langkawi, Malaysia hồi tuần trước (Ảnh: Reuters).
Theo một cách nào đó, việc các nước Đông Nam Á nhanh chóng mở cửa lại đã phản ánh cách tiếp cận "sống chung với Covid-19" giống tại các nước phương Tây như Anh và các vùng của Mỹ, nơi cuộc sống hàng ngày về cơ bản đã trở lại bình thường.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, tỷ lệ tiêm chủng thấp ở một số nước trong khu vực như Philippines, Indonesia và Thái Lan sẽ khiến việc mở cửa trở lại gặp nhiều rủi ro hơn so với phương Tây.
Ở Đông Nam Á, tỷ lệ ca nhiễm mới được phát hiện qua xét nghiệm vẫn ở mức cao đáng lo ngại. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo các quốc gia nên duy trì tỷ lệ này ở mức 5% hoặc thấp hơn trong ít nhất 2 tuần trước khi mở cửa trở lại. Nhưng ở nhiều nước Đông Nam Á, con số đó là 20-30%, ông Rimal cho biết.
WHO khuyến cáo các chính phủ chỉ mở cửa trở lại nếu đã kiểm soát được làn sóng lây nhiễm và hệ thống y tế đủ khả năng phát hiện, xét nghiệm, cách ly và điều trị các ca bệnh. Việc mở cửa trở lại mà không đáp ứng được các tiêu chuẩn này, điều đó có nghĩa là "chúng ta có thể sẽ phải chứng kiến làn sóng Covid-19 tăng đột biến", ông Rimal nhấn mạnh.
Khi đại dịch kéo dài, mọi người cũng đều mệt mỏi. Vì vậy, không chỉ là vấn đề kinh tế, các chính phủ cũng phải đối mặt với áp lực từ phía người dân để mở cửa trở lại. Điều này đặt các nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách và các nhà lãnh đạo châu Á vào tình trạng "tiến thoái lưỡng nan".
"Chúng tôi biết vắc xin là câu trả lời chính, nhưng chúng tôi không được tiếp cận với vắc xin, trong khi phải chứng kiến mọi người đau khổ và đối mặt với mất việc làm", ông Rimal nói thêm,
Đó là lý do các tổ chức nhân đạo như Hội Chữ thập đỏ đang kêu gọi các nhà lãnh đạo toàn cầu cung cấp nhiều vắc xin hơn cho các quốc gia có thu nhập thấp và bị ảnh hưởng nặng nề ở Nam và Đông Nam Á, ông Rimal nói.
Ngoài ra, nếu muốn dần mở cửa trở lại và sống chung với Covid-19, các nước cần tăng cường tất cả biện pháp khác trong ứng phó với đại dịch như các biện pháp y tế công cộng, xét nghiệm và truy vết.
Số ca Covid-19 trên toàn cầu giảm mạnh Số ca Covid-19 trên phạm vi toàn thế giới trong tuần trước giảm mạnh, đánh dấu lần đầu tiên con số này giảm đáng kể trong 2 tháng qua. Vắc xin là công cụ quan trọng để chống dịch trên thế giới (Ảnh: Reuters). AP dẫn thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa tin, số ca Covid-19 trên toàn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đức Giáo hoàng Francis sức khỏe đang trong tình trạng nguy kịch

Lo ngại về tác động của tai nghe chống ồn đối với khả năng nghe

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp cảnh báo rủi ro từ chính sách tài chính của Mỹ

Tổng thống Nga tiết lộ khả năng mới của tên lửa siêu vượt âm Oreshnik

Nga nêu điều kiện chuyển giao tài sản bị đóng băng để tái thiết Ukraine

Triều Tiên - Trung Quốc nối lại các tour du lịch sau 5 năm gián đoạn

Mỹ kêu gọi Liên hợp quốc ủng hộ nghị quyết của mình về Ukraine

Hamas thả thêm 5 con tin tại Gaza

Tại sao Saudi Arabia muốn làm trung gian hòa giải giữa Mỹ và Iran?

Thẩm phán Mỹ cho phép chính phủ triệu hồi hàng loạt nhân viên USAID

Mỹ kêu gọi LHQ ủng hộ nghị quyết của mình về Ukraine

Ukraine đề nghị mua LNG của Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Sành điệu dễ dàng với trang phục đồng bộ
Uncat
09:03:15 23/02/2025
Khó hòa nhập với nhà bạn trai khi tôi ăn chay trường
Góc tâm tình
09:01:05 23/02/2025
Khởi tố đối tượng mua, bán bằng lái xe giả
Pháp luật
09:00:28 23/02/2025
Chọn 1 lá bài định mệnh - dự đoán bất ngờ về sự nghiệp trong những ngày cuối tháng 2
Trắc nghiệm
08:56:26 23/02/2025
Mẹo phối trang phục đa sắc màu vừa trẻ trung vừa luôn tươi mới
Thời trang
08:54:35 23/02/2025
Thực phẩm hồi phục sức khỏe
Sức khỏe
08:35:03 23/02/2025
Tiết lộ gây sốc về quý tử của Kwon Sang Woo và vợ hoa hậu
Sao châu á
08:24:34 23/02/2025
Sao Việt 23/2:Trường Giang trẻ trung, Vân Dung hài hước 'bắt trend' người đẹp
Sao việt
08:19:46 23/02/2025
SOOBIN ngồi "ghế nóng" chương trình tìm kiếm nhóm nhạc mới
Tv show
08:17:28 23/02/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 2: Ông Nhân tủi nhục khi bị mắng là "lão già mất nết"
Phim việt
08:15:24 23/02/2025