Covid-19: Bác sĩ Ý và lời nói dối “huỷ hoại”
Cuộc chiến chống lại dịch Covid-19 tại một bệnh viện ở TP Milan – Ý tạm dừng vào lúc 13 giờ mỗi ngày.
Vào thời điểm này, các bác sĩ trong phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) của Policlinico San Donato gọi điện cho người thân của 25 bệnh nhân nhiễm virus corona trong tình trạng nặng – tất cả đều được dùng thuốc an thần và thở bằng ống thở – để cập nhật thông tin cho các gia đình.
Giờ ăn trưa từng là khoảng thời gian để thăm nuôi tại bệnh viện này. Nhưng bây giờ, khi nước Ý vật lộn với ổ dịch Covid-19 đã làm chết hơn 2.000 người, không thân nhân nào được phép vào bệnh viện và cũng không ai ở Ý rời khỏi nhà của họ nửa bước.
Theo Reuters, tính đến ngày 17-3, 2.158 người đã chết và 27.980 người bị nhiễm virus corona ở Ý – số ca mắc bệnh và tử vong cao thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc.
Quan tài của một người chết vì Covid-19 được mang vào nghĩa trang ở Bergamo – Ý ngày 16-3. Ảnh: REUTERS
Bác sĩ Rest Resta, phó trưởng phòng ICU của Policlinico San Donato, cho biết: “Ngay cả khi bệnh nhân không có cơ hội sống sót, bạn vẫn phải nhìn vào mặt họ và nói ‘Tất cả đều ổn’. Lời nói dối này sẽ hủy hoại bạn”.
Trong suốt 3 tuần lễ, 1.135 người cần được chăm sóc đặc biệt ở vùng Bologna nhưng khu vực này chỉ có 800 giường chăm sóc đặc biệt.
Video đang HOT
Đau lòng hơn, các bác sĩ phải đối mặt thường xuyên hơn và nhanh chóng hơn với việc lựa chọn người có cơ hội sống sót cao hơn. “Chúng tôi không quen với những quyết định nghiệt ngã như vậy” – bác sĩ Resta, 48 tuổi, tâm sự.
Kiểm tra thân nhiệt một hành khách tại bến phà ở Messina – Ý ngày 16-3. Ảnh: REUTERS
Trong khi đó, các bác sĩ Ý nói rằng rất nhiều bệnh nhân Covid-19 cao tuổi đang có vấn đề về hô hấp và họ không thể dành cơ hội cho những người có hy vọng hồi phục mong manh như vậy.
Ông Giacomo Grasselli, điều phối viên tất cả các ICU toàn khu vực Lombardy, cho biết: “Tỉ lệ y tá cho bệnh nhân trong các ICU trong khu vực thường là 1:2. Bây giờ, cứ một y tá phải chăm sóc cho 4-5 bệnh nhân… Tất cả những người nhiễm bệnh đến bệnh viện trong tình trạng khó thở đều được gắn ống thở oxy. Vấn đề là ở mức độ nào và trong bao lâu”.
Nếu tình trạng của họ xấu đi, các bác sĩ phải quyết định có nên cho họ vào chăm sóc tích cực hay không, ở đó họ sẽ được đặt nội khí quản.
Các thầy thuốc chống dịch Covid-19 ở Ý hằng ngày phải đưa ra quyết định chọn bệnh nhân để ưu tiên điều trị. Ảnh: REUTERS
Thế nhưng, ngày 7-3, Hiệp hội Gây mê, Giảm đau, Hồi sức và Chăm sóc Chuyên sâu của Ý đã công bố các hướng dẫn mới: Ưu tiên cho những người còn thời gian sống nhiều hơn.
Ông Resta, từng là bác sĩ quân y, nói rằng tình hình ở Bologna còn tồi tệ hơn cuộc chiến năm 1999 ở Kosovo, nơi ông phục vụ trong đội cứu hộ trên không đưa các bệnh nhân từ Albania đến Ý.
Bây giờ, những người thân yêu của người chết vì Covid-19 thậm chí không thể tiếp cận quan tài vì sợ bị lây nhiễm virus.
Hoài Vy (Reuters/nld.com.vn)
Covid-19: Cảnh báo nóng của nhà văn Ý đối với thế giới
Nhà văn Mattia Ferraresi cho biết, các bác sĩ Ý đã bị buộc phải đưa ra quyết định đau lòng về việc cứu ai, điều trị cho ai vì có quá nhiều bệnh nhân nhiễm Covid-19 đồng thời nhắn nhủ thế giới "đừng làm những gì chúng tôi đã làm".
Theo Mirror, nhà văn Ferraresi ở Ý đã khẩn cầu các nước trên thế giới nghiêm túc thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19. Bởi theo ông, chỉ mới một hai tuần trước, Ý vẫn có một hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt, không bao giờ khiến bất cứ bệnh nhân nào phải rời khỏi bệnh viện mà không được chữa trị.
Nhưng hiện nay, các đơn vị chăm sóc tích cực đã quá tải, và các bác sĩ buộc phải đưa ra quyết định đau lòng về việc điều trị cho ai, cứu ai khi số bệnh nhân nhiễm virus corona tăng chóng mặt.
Mô tả tình hình hiện nay "giống như trong thời chiến", nhà văn Ý cho biết, các bệnh viện đã bị quá tải đến mức buộc phải dựng lều tạm cho bệnh nhân. Một số bệnh nhân nhiễm bệnh nặng thậm chí không thể tiếp cận điều trị y tế và đang chết dần trong nhà họ.
Hơn 1.000 người Ý đã chết vì dịch Covid-19, khiến quốc gia châu Âu này trở thành nước có số người chết vì virus corona cao thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc.
Ý hiện cũng là quốc gia châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19, với hơn 21.000 trường hợp được xác nhận nhiễm bệnh.
Nhà văn Ferraresi cho rằng, đáng lẽ tình hình dịch bệnh đã có thể tránh được nếu chính phủ hành động quyết liệt ngay từ đầu chứ "không phải đến giờ" mới ban hành quyết định phong tỏa.
Với quyết định trên, các cửa hàng ngoại trừ các hiệu thuốc, cửa hàng thực phẩm và quầy bán báo trên toàn nước Ý đã được lệnh đóng cửa mọi lúc. Các trường học và đại học cũng bị đóng cửa kể từ ngày 4/3, và tất cả các công việc không thiết yếu cũng tạm thời bị dừng lại.
"Cách để tránh hoặc giảm nhẹ tình hình dịch bệnh ở Mỹ và các nơi khác là các chính phủ phải làm điều gì đó tương tự như những gì Ý, Đan Mạch và Phần Lan đang làm bây giờ. Đừng lãng phí vài tuần như chúng tôi khi chúng tôi cho rằng chỉ phong tỏa một vài địa phương, hủy bỏ các cuộc tụ họp công cộng và khuyến khích làm việc tại nhà là đủ để ngăn chặn sự lây lan của virus corona. Bây giờ chúng tôi biết rằng điều đó là gần như không đủ", nhà văn Ý viết.
Theo danviet.vn
Ông bà thành người giữ trẻ trong mùa dịch Thay vì hạn chế ra ngoài và đến những nơi đông người như khuyến cáo, nhiều người già vẫn phải ra công viên, sân chơi với cháu vì chúng được nghỉ học. Trong một nghị định có hiệu lực ngày 5/3, chính phủ Italy đề nghị người già và người có bệnh ở nhà, hạn chế đến viện dưỡng lão và các cơ...