COVID-19 ảnh hưởng thị giác?
Khả năng COVID-19 ảnh hưởng đến thị giác người mắc bệnh bắt đầu được chú ý sau vụ việc một cố vấn cấp cao của Thủ tướng Anh Boris Johnson vi phạm lệnh phong tỏa toàn quốc.
Chưa đủ bằng chứng kết luận COVID-19 ảnh hưởng thị giác – Ảnh: Sky News
Cố vấn Dominic Cummings nói rằng ông đi khám mắt khi lái xe từ thành phố Durham đến thị trấn Barnard Castle vào ngày 12.4 (sau đó quay về Lodon) vì gặp vấn đề về thị giác, kèm theo một số triệu chứng giống như đã mắc COVID-19.
Ủng hộ cấp dưới, Thủ tướng Johnson cho biết thị giác của bản thân cũng bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Ông lần đầu tiên phải đeo kính sau nhiều năm.
Đến nay có rất ít bằng chứng cho việc COVID-19 ảnh hưởng thị giác, nhưng vài nghiên cứu xác định ở một số bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng nhẹ ở mắt. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa viêm kết mạc – có thể khiến mắt ngứa và xuất huyết vào danh sách triệu chứng đáng nghi.
Video đang HOT
Đại học Nhãn khoa Hoàng gia Anh lúc tiến hành nghiên cứu ghi nhận một số trường hợp mắc COVID-19 bị viêm kết mạc, tuy nhiên họ thiếu bằng chứng để kết luận chính COVID-19 dẫn đến vấn đề thị giác. Bệnh viện mắt Moorfields có cùng quan điểm.
Giáo sư nhãn khoa Robert MacLaren thuộc đại học Oxford lại tin rằng người mắc COVID-19 sẽ gặp vấn đề thị giác. Ông dẫn một nghiên cứu ghi nhận 12/38 bệnh nhân ở Vũ Hán có triệu chứng viêm kết mạc (đỏ, sung, chảy nước mắt, dính bết).
Bên cạnh vấn đề thị giác lúc mắc bệnh, một nghiên cứu ở Brazil còn ghi nhận võng mạc của 12 người khỏi bệnh xuất hiện đốm và vài điểm xuất huyết nhỏ. Giáo sư MacLaren cho biết, nếu phía sau mắt có huyết khối thì thị giác chắc chắn bị ảnh hưởng.
“Vấn đề là liệu bệnh cúm do vi rút khác gây ra có gây ra chuyện tương tự hay không”, theo MacLaren. Ông nhận định phát hiện của nghiên cứu ở Brazil có thể chỉ là ngẫu nhiên, không có ý nghĩa lâm sàng.
Giữa tháng 5 vừa qua, một nhóm nghiên cứu đại học Hồng Kông xác định mắt là con đường trọng yếu để SARS-Cov-2 (vi rút gây bệnh COVID-19) xâm nhập cơ thể người.
Bác sĩ Vương Quảng Phát của Bệnh viện số 1, Đại học Bắc Kinh cũng từng cảnh báo về con đường lây qua mắt vào cuối tháng 1.2020, khi chính ông mắc COVID-19 do đi thăm bệnh nhân mà không đeo kính chuyên dụng (dù đã đeo khẩu trang và mặc đồ bảo hộ cẩn thận).
Virus corona có thể tồn tại trong mắt người tới 20 ngày
Một nghiên cứu mới tại Italia cho thấy, SARS-CoV-2 có thể tồn tại trong mắt người tới 20 ngày, lâu hơn trong mũi.
Virus corona có thể tồn tại trong mắt người tới 20 ngày. Ảnh Sức khỏe đời sống.
Theo báo Sức Khỏe & Đời Sống thông tin, kết luận của Viện nghiên cứu bệnh truyền nhiễm quốc gia Italia (NIIT) ở nữ bệnh nhân Covid-19 đầu tiên ở Italia. Nữ bệnh nhân này tên là L. Laroaro Spallanzani từ tâm dịch Covid-19 Vũ Hán, Trung Quốc trở về nước cuối 1/2010, với các triệu chứng điển hình như ho khan, đau họng, viêm mũi và viêm kết mạc ở cả hai mắt.
Qua phân tích mẫu lấy từ một miếng gạc mắt cho thấy virus đang nhân lên, tồn tại trong mắt dài tới 20 ngày, nghĩa là dài hơn cả thời gian virus sống trong mũi.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, người dân cần phải rửa tay thật sạch khi tiếp xúc với những nơi công cộng. Đồng thời, hạn chế cho tay lên mắt, mũi, miệng.
Ngoài ra, thông tin thêm từ trang Thehealthy , Trung tâm kiểm soát bệnh tật CDC và nhân viên y tế có báo cáo nhiều triệu chứng Covid-19 mới, mà người mắc bệnh hay gặp phải.
Vấn đề tổn thương tim cũng đã được ghi nhận ở những người thử nghiệm dương tính với Covid-19, với một số người thậm chí tử vong vì ngừng tim, theo Kaiser Health News. Một số cơn đau tim đã được liên kết với bệnh Covid-19, theo một lá thư tháng 4 năm 2020 trong NEJM.
Điều này có thể là do virus thực sự có thể lây nhiễm vào cơ tim. "Tăng khả năng đông máu cũng có thể có ảnh hưởng đến tim", Các chuyên gia chia sẻ. "Đó là một khái niệm tương tự về việc thiếu lưu lượng máu đến cơ tim." Những người mắc bệnh tim từ trước, bao gồm cả tăng huyết áp, có nguy cơ biến chứng cao hơn khi nhiễm Covid-19.
Bên cạnh đó, mặc dù dữ liệu vẫn còn sơ bộ, các chuyên gia đã quan sát thấy trạng thái tinh thần bị thay đổi hoặc nhầm lẫn ở một số bệnh nhân mắc Covid-19, theo nghiên cứu tháng 4 năm 2020 được công bố trên JAMA Neurology và NEJM.
Một lần nữa, không phải lúc nào virus cũng chịu trách nhiệm cho những thay đổi, đặc biệt là khi các triệu chứng xuất hiện ở người già. "Chỉ cần có một bệnh nhân 75 tuổi bị sốt có thể khiến họ thay đổi trạng thái tâm trí", Tiến sĩ Heinz, người cũng đứng đầu trong việc nghiên cứu các phản ứng trong nước của Chính quyền Obama về cuộc khủng hoảng Ebola chia sẻ. Giống như mọi khía cạnh khác của Covid-19, "điều này cần được xác định và nghiên cứu tốt hơn".
Không chỉ các triệu chứng trên, trước đó, Bác sĩ Esther Freeman, bác sĩ da liễu tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts ở Boston, đã chia sẻ về các triệu chứng mới của người nhiễm bệnh Covid-19. Khi những ngón chân hoặc bàn tay trông giống như có tổn thương màu tím.
Các chuyên gia đang tiến hành quan sát thêm, nhưng vì ngón chân Covid có thể xuất hiện trước hoặc không kèm theo các triệu chứng khác của virus corona, nên BS Freeman tin rằng nó nên là một tiêu chí để kiểm tra nghiệm.
Các chuyên gia gọi biểu hiện mới này là 'ngón chân Covid-19'. Tình trạng này thường bắt đầu bằng sự đổi màu đỏ hoặc tím, và da có thể bị sưng lên hoặc phát triển thành loét. Tổn thương cũng có thể gặp trên tay.
Cảnh báo: Virus corona tấn công toàn bộ cơ thể, từ chân lên tới đầu Khi virus corona mới chỉ được biết đến gây ra các vấn đề hô hấp chết người, một nghiên cứu mới đã chỉ ra vô số cách thức khác mà căn bệnh này có thể tàn phá toàn bộ cơ thể. Virus SARS-CoV-2 tấn công tất cả các bộ phận của con người. Thông qua số liệu đang ngày một được củng cố...