Cover… trào lưu vi phạm bản quyền?
Làm mới, hát lại ( cover) trong âm nhạc đã không còn quá mới mẻ đối với người nghe nhạc. Ở thời điểm hiện nay, dường như cover nhạc đang trở thành trào lưu một cách mạnh mẽ. Thế nhưng, ngoài một số ca sỹ, người hoạt động âm nhạc làm tốt công tác bản quyền thì không ít ca sỹ “ hiện tượng mạng” đang khiến các đơn vị quản lý phải đau đầu bảo vệ tác quyền.
Trào lưu mạnh mẽ
Trong âm nhạc, những bài hát cover được xem là một phiên bản hát lại theo phong cách riêng của mình, hoặc có thể là một màn biểu diễn mới, hay một bản thu âm mới hoàn toàn so với bản gốc đã được ca sĩ chính phát hành trước đó. Điều này nhằm mục đích thể hiện rằng, phiên bản gốc nên được coi là phiên bản duy nhất, đích thực, và mọi phiên bản phát hành sau phiên bản gốc chỉ nhằm mục đích tôn vinh bài hát.
Hầu hết các bản cover thường có sự biến tấu về giai điệu, âm nhạc bắt tai hay được phối lại thành một bản acoustic hoặc ballad nhẹ nhàng. Trong thời đại công nghệ hiện nay, việc cover một ca khúc không còn là điều khó khăn. Chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh, hay đầu tư hơn một dàn âm thanh và loa mic hỗ trợ, phần mềm xử lý âm thanh là đã có thể dễ dàng có được một bản cover chất lượng.
Thời gian qua, không ít những hiện tượng mạng như Jang Mi, Tài Smile, Chu Diệu Linh (Linh Ka), Thái Tuyết Trâm, Hoa Vinh, Hương Ly,… được biết đến rộng rãi và trở nên nổi tiếng nhờ cover những ca khúc mới của ca sĩ trong nước và cả nước ngoài. Không cần quá đầu tư về mặt hình ảnh và cầu kỳ trong sản xuất nhưng các tác phẩm cover lại có thể mang đến sự nổi tiếng. Điều này tác động vào cả những người “ham nổi tiếng”, muốn “bỏ ít” mà “được nhiều”.
Những hiện tượng mạng nổi lên nhờ cover
Bạn Ngọc Linh – một ca sĩ cover nhạc trên Youtube cho biết: “Mình cover vì sở thích cũng như phục vụ cho một số mục đích về công việc của mình. Được nhiều người biết đến thì cũng vui, nhưng cũng chưa dám nghĩ đến việc nổi tiếng, vì bản thân mình cũng chưa có đầu tư quá cầu kỳ cho việc này.”
Việc cover nhạc dường như đang trở thành một “công thức” có tác dụng và ngày càng trở nên phổ biến. Trong thời buổi có người nổi lên bằng các chiêu trò, các scandal “cộp mác” “độc”, “sốc” không giống ai, việc cover những ca khúc nổi tiếng là một cách vô cùng hiệu nghiệm với những bạn trẻ có năng khiếu âm nhạc.
Không chỉ những ca sĩ vô danh những ca sĩ nổi tiếng cũng không nằm ngoài trào lưu cover
Không chỉ những bạn trẻ mà ngay cả các ca sĩ cũng sử dụng cover như một công cụ để khẳng định tài năng và lan tỏa sản phẩm âm nhạc của mình: những bản cover bài hát của đồng nghiệp, những cuộc thi cover do chính chủ nhân ca khúc tổ chức… Việc tổ chức các cuộc thi cover nhạc dường như ngày càng phổ biến trong giới nghệ sĩ, vừa để chiều lòng người hâm mộ, giúp những người có đam mê và năng khiếu âm nhạc có “đất” để thể hiện, vừa để quảng bá cho bản thân nghệ sĩ. Những nghệ sĩ như Hòa Minzy, Đàm Vĩnh Hưng, Bảo Anh,… mạnh tay chi ra những giải thưởng lớn để thu hút đông đảo những người hâm mộ vào ca khúc mới của mình.
Cuộc thi cover ca khúc tan của Mr. Đàm với giải thưởng lớn
Cover vô tư hay vô tình vi phạm?
Chuyện cover nhạc từ lâu đã không còn là vấn đề mới, nhưng dạo gần đây lại trở nên dậy sóng khi mà Hương Ly – cô ca sĩ được mệnh danh “thánh nữ cover” – bị tố sử dụng ca khúc “Bước qua đời nhau” do ca sĩ Khắc Việt sáng tác mà không xin phép, còn dùng để chạy show như ca khúc của mình.
Hiện tượng mạng Hương Ly bị ca sĩ Khắc Việt tố sử dụng ca khúc không xin phép
Một bài hát trở thành “hit” giờ đây không chỉ được đo đếm bởi lượt xem mà còn bằng mức độ cover lại ca khúc. Trên thực tế, dường như chính việc cover một cách vô tư ấy lại đang vô tình vi phạm pháp luật, đặc biệt là vi phạm về bản quyền.
Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009) nêu rõ: âm nhạc là một trong những tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Đồng thời, Khoản 2, Khoản 3 Điều 4 Luật này quy định: ca sĩ trình bày bài hát sẽ được bảo hộ quyền liên quan. Việc cover bất cứ ca khúc nào đều sai nếu không xin phép. Kể cả không kinh doanh thì cũng phải được sự đồng ý của tác giả. Theo đó, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc làm tác phẩm phái sinh, biểu diễn tác phẩm này trước công chúng, sao chép tác phẩm, truyền tác phẩm đến công chúng bằng các phương tiện kỹ thuật…
Cover bài hát được hiểu là việc hát lại một bài hát đã có trước đó. Bởi vậy, đây cũng có thể coi là một dạng của tác phẩm phái sinh. Do đó, nếu muốn cover ca khúc của người khác bắt buộc phải có sự cho phép của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, trừ một số trường hợp như: tự sao chép một bản để nghiên cứu khoa học, giảng dạy; biểu diễn tác phẩm trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới mọi hình thức; chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị. Trong đó, có trường hợp không phải trả thù lao, cũng có trường hợp phải trả thù lao, nhuận bút cho tác giả, người sở hữu quyền tác giả.
Không phải ai cũng hiểu và biết được việc cover nhạc không có xin phép là sai và vi phạm bản quyền. Tuy nhiên, có những người tuy rằng biết nhưng vẫn làm vì nghĩ rằng sẽ không bị ảnh hưởng gì. “Không phải là quá đầu tư mà chủ yếu làm vì sở thích của mình thôi nên mình cũng chưa tìm hiểu kỹ lắm” – bạn Ngọc Linh chia sẻ thêm.
Chỉ một ca khúc nhưng có rất nhiều người ” vô tư” cover
Bạn Hải Yến cho biết: “Mình nghĩ ai cũng biết chút ít về luật bản quyền, biết nếu không xin phép là sai, nhưng mình nghĩ chắc họ cũng không sợ gì đâu”.
Cover nhạc giống như “con dao hai lưỡi” cho cả nghệ sĩ lẫn người cover. Với nghệ sĩ, nó vừa là một công cụ quảng bá hữu hiệu cho sản phẩm, cũng như khẳng định tài năng của người nghệ sĩ. Song, ngược lại, một bản cover mới có thể “giết chết” chính tác phẩm tâm huyết của người nghệ sĩ. Đối với người cover nhạc, ca khúc được thể hiện lại vừa có thể đem lại những hào quang rực rỡ, sự nổi tiếng bất ngờ nhưng kèm theo đó có thể là những vi phạm pháp luật, hay những chỉ trích nặng nề từ dư luận.
Không thể phủ nhận cover nhạc giúp người nghe có nhiều lựa chọn, liên tục được nghe ca khúc dưới một hình thái mới lạ hơn so với phiên bản cũ. Tuy nhiên, hiện tượng cover hàng loạt cũng gây ra sự nhàm chán, nhiều khi vô tình giúp cho ca khúc thiếu lành mạnh có cơ hội phát triển. Cover nhạc sẽ trở thành dấu ấn trong âm nhạc, cũng như góp phần đưa nền âm nhạc nước nhà đi lên nếu nó được thể hiện một cách đúng đắn.
Hà Trần
Theo baophapluat.vn
Cái kết đáng buồn khi các hiện tượng cover chục triệu view hào nhoáng trên MXH 'lộ nguyên hình' là các giọng ca thiếu thực lực
Khán giả Việt Nam đang dần khó tính trong việc thưởng thức âm nhạc, do đó nếu các giọng ca không có thực lực, sẽ nhanh chóng bị đào thải.
Danh hiệu hiện tượng cover là một trong những điều mà các giọng ca mới ao ước. Bởi, chỉ cần vin vào việc cover loạt ca khúc hit, họ đã có thể thu về hàng triệu fan và "đủ sống". Thế nhưng, sự thật đằng sau những clip hào nhoáng, những bản thu âm bắt tai lại hoàn toàn trái ngược với kỳ vọng người hâm mộ.
Hương Ly
Hương Ly là một trong những hiện tượng cover đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ của netizen Việt khi lộ clip hát live chênh phô. Mới đây, sau vụ việc "gây hấn" với Đức Phúc và Erik, Hương Ly một lần nữa bị đẩy lên "đầu sóng ngọn gió" khi có màn hát live kém hay trong một sân khấu giải trí.
Mặc dù hát lại những ca khúc từng thể hiện và thu về lượt view chục triệu, Hương Ly lại lộ rõ nhược điểm chênh phô và hụt hơi. Ngay lập tức, dân mạng cho rằng trong các ca khúc thể hiện tại phòng thu, Hương Ly đã chỉnh giọng quá tay khiến người nghe "bị lừa". Về phía Hương Ly, cô cho rằng nguyên nhân đến từ việc âm thanh trong bar không tốt, dẫn đến việc hát live kém hay. Tuy nhiên, phản hồi này càng khiến khán giả giận dữ... Trước đó, Hương Ly được gọi là hiện tượng thánh nữ cover khi sở hữu chất giọng cao, trong trẻo và đầy tình cảm.
Hoa Vinh
Hoa Vinh là một hiện tượng cover khác từng bị lộ clip hát live và phải "lui về ở ẩn". Giọng ca này sở hữu chất giọng lạ tai, nội lực và qua các clip ở phòng thu, anh nhận về rất nhiều fan hâm mộ.
Thế nhưng, trong một lần hát live tại bar, Hoa Vinh không thể điều tiết chất giọng tốt và lộ rõ nhược điểm. Ngay lập tức, so sánh với những bản thu trước đó, khán giả cho rằng anh dùng autotool quá tay và yêu cầu tẩy chay toàn bộ các sản phẩm của Hoa Vinh. Thời gian sau, scandal cũng nhấn chìm sự nghiệp ca hát vừa "mới chớm" của giọng ca được mệnh danh là idol trên một ứng dụng livestream bằng điện thoại.
Jang Mi
Có những hiện tượng mạng lại "sốc" từ chính hiện thực mình trải qua như hiện tượng mạng Jang Mi. Người ta bỗng dưng phong cho cô là "thánh nữ bolero" bởi giọng hát ngọt ngào trên mạng. Tuy nhiên, khi Jang Mi đi thi hát Solo cùng bolero, cô chỉ vào đến top 100 nên đã rất sốc và buồn.
Có không ít ý kiến trái chiều cho rằng, Jang Mi chỉ hát tốt trong những bản cover đã được xử lý kỹ thuật trong phòng thu còn hát live là một câu chuyện khác. Do đó, những MV chính thức mà Jang Mi ra mắt sau khi nổi tiếng đều "chìm nghỉm" và không được ai quan tâm.
Theo Tinnhac.com
Vì sao những hiện tượng cover như Hoa Vinh thường sớm nở tối tàn? Nhiều hiện tượng nổi lên từ mạng xã hội đã chuyển sang ca hát chuyên nghiệp như Hoa Vinh, Jang Mi, Quân A.P... Phần lớn họ đều rơi vào trạng thái "lửng lơ", không đi tới đâu. Thị trường Vpop những năm gần đây xuất hiện một khái niệm mới: Hiện tượng cover, "thánh" cover. Một vài tên tuổi nổi bật có thể...