Cover hàng loạt hit đình đám 8X-9X, nam sinh Bách Khoa gây náo loạn lớp học online, khiến thầy giáo và các bạn rần rần thả tim
Phải công nhận nam sinh Bách Khoa quả đúng tuổi trẻ tài cao, không những hát hay mà nhan sắc đời thường còn cực kỳ thu hút.
Cho đến hiện tại, “Kỳ nghỉ Tết” dài nhất lịch sử ngành Giáo dục Việt Nam chưa hề có dấu hiệu kết thúc, điều đó đồng nghĩa với học sinh, sinh viên cả nước vẫn tiếp tục nghỉ học để phòng tránh sự lây lan của dịch bệnh Covid-19. Hầu hết các trường đã chủ động chuyển sang hình thức học online, nhưng dù học học online thì tụi học trò vẫn có 1001 cách khiến cho lớp học trở nên vui vẻ, hào hứng hơn.
Cũng dễ hiểu thôi bởi học trò xưa nay vốn tinh nghịch nhưng lại vô cùng tài năng nên một khi đã vào tiết học yêu thích thì việc sôi nổi không còn là vấn đề. Như mới đây dân mạng đang rầm rộ chia sẻ đoạn video một nam sinh trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cover hàng loạt bản hit nổi đình nổi đám của thế hệ 8X-9X trong giờ học online, thậm chí chàng trai này còn say sưa thể hiện ca khúc nhạc Trịnh mà rất nhiều người yêu mến. Ngay sau khi đăng tải trên các diễn đàn, loạt clip cover nhanh chóng nhận về vô số cảm tình từ phía cộng đồng mạng, không ít người còn ngỏ ý xin mã ID và info lớp học online để được gặp cậu bạn.
“Tình thôi xót xa” – Bản hit đình đám một thời của thế hệ 8X-9X – Nguồn: Thầy Nguyễn Hồng Phương/ ĐH Bách Khoa Hà Nội.
Nam sinh Bách Khoa cover ca khúc nhạc Trịnh khiến dân tình không khỏi ngỡ ngàng – Nguồn: Thầy Nguyễn Hồng Phương/ ĐH Bách Khoa Hà Nội.
Liên hệ với chủ nhân của loạt clip cover, nam sinh có tên Bùi Gia Khánh, sinh năm 1997 đến từ Hà Tĩnh, hiện đang là sinh viên năm 4, Khoa Công nghệ Thông tin, trường ĐH Bách Khoa Hà Nội. Khi được thầy giáo gợi ý thể hiện một ca khúc khích lệ tinh thần các bạn sinh viên mùa dịch Covid-19 cũng như tạo không khí hào hứng cho lớp học online, cậu bạn đã vui vẻ nhận lời ngay vì muốn giúp mọi người thoải mái, học tập hiệu quả.
Nam sinh Bách Khoa cho hay: “ Mình có đam mê với ca hát và đàn guitar, ngoài giờ học mình thường đi dạy guitar, làm nhạc công, song song với đó là quản lý ở một trung tâm âm nhạc. Mình cũng hay tham gia các hoạt động liên quan đến âm nhạc nên khi thầy Phương gợi ý ca khúc, mình vui vẻ nhận lời ngay với hy vọng có thể khiến cả lớp cảm thấy đỡ mệt mỏi, giảm áp lực học tập. Buổi học hôm ấy, không chỉ thầy Phương mà các bạn sinh viên Bách Khoa ủng hộ mình rất nhiệt tình.”
Nhan sắc đời thường vô cùng cuốn hút của nam sinh trường ĐH Bách Khoa Hà Nội.
Được biết, chàng trai này từng xuất sắc giành được ngôi vị Á Quân Cuộc thi Bách Khoa Got Talent khi bước vào đầu năm thứ 4 Đại học. Cậu bạn gắn bó với guitar khoảng hơn 7 năm, ngoài ra có học chơi thêm một số nhạc cụ khác. Song song với việc học ở Bách Khoa, nam sinh cũng hy vọng có cơ hội theo đuổi đam mê nghệ thuật.
“Âm nhạc là một phần cực kỳ quan trọng và không thể thiếu khiến cho cuộc sống của mình trở nên màu sắc và thú vị. Tuy mình không học hành bài bản nhưng vẫn muốn trau dồi thêm để bản thân được hoàn thiện ở một lĩnh vực mới, lan toả và kết nối niềm đam mê âm nhạc đến nhiều người hơn”, Gia Khánh cho biết.
Theo chia sẻ của nam sinh, mặc dù học online độ tương tác và hiệu quả không bằng lớp offline, lớp học truyền thống nhưng các thầy cô ở trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, đặc biệt là thầy Nguyễn Hồng Phương rất nhiệt tình, chu đáo, tận tâm trong việc chuẩn bị, giảng dạy và tạo cảm hứng học tập cho sinh viên. Thầy cô luôn cố gắng hết sức để việc học online đạt kết quả cao nhất đồng thời thường xuyên cập nhật thông tin, nhắc nhở sinh viên về vấn đề phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Khánh nói: “Thực ra vì mình học chuyên ngành là IT nên việc trao đổi bài tập và bài giảng qua lớp học online không gặp quá nhiều khó khăn. Mình cảm thấy khó khăn lớn nhất là vượt qua cám dỗ như của sự lười biếng và tự ý thức được trách nhiệm trong học tập thôi!”
Diệu Thu
Phẫn nộ việc học sinh đưa clip tội phạm ma tuý, clip nóng vào phá lớp học online của giáo viên
Hành động của một bộ phận học sinh vô ý thức đã gây ảnh hưởng đến việc học trực tuyến, thậm chí làm ảnh hưởng nặng nề tâm lý của những thành viên trong lớp.
Sau khi tiếp tục có thêm những quyết định mới về việc kéo dài thời gian nghỉ của học sinh toàn quốc để ngăn ngừa rủi ro dịch bệnh, nhiều trường và các thầy cô giáo đã kịp thời thích nghi với những buổi học online được hỗ trợ thông qua các ứng dụng, điển hình như Zoom Cloud Meetings.
Giáo viên sẽ cấp cho mỗi học sinh một mã ID để đăng nhập vào nhóm lớp do chính thầy cô quản. Nhưng nhiều học trò lại chia sẻ mã ID công khai trên mạng xã hội, thậm chí gửi thẳng dưới những video phá lớp để mong các đối tượng xấu vào xử lý hộ mình. Nhờ đó đối tượng xấu có thể tham gia lớp dễ dàng, sau đó dùng tên và hình ảnh của "giang hồ mạng" tai tiếng để tung các clip phản cảm khiến việc học của lớp bị gián đoán nặng nề.
Bức xúc học trò đưa clip tội phạm ma túy vào phá lớp học online
Giáo viên bức xúc trước hiện tượng các đối tượng xấu thi nhau vào phá các lớp học online
Việc share ID được chia sẻ công khai và dễ dàng trên mạng xã hội.
Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến các lớp học trực tuyến. Nhiều học trò và giáo viên vô cùng bức xúc khi thấy lớp học xuất hiện những thành phần lạ sẵn sàng nói năng vô lễ đáp trả thầy cô, tung hình ảnh phản cảm hay clip nhạy cảm. Thậm chí, có lớp hôm nào cũng xuất hiện ít nhất 2-3 thành phần như vậy. Dù sau đó đã bị block khỏi nhóm nhưng việc làm này đã gây ảnh hưởng cực xấu đến tâm lý học tập của những thành viên còn lại.
Chủ yếu đối tượng xấu thường lấy hình ảnh các tên "giang hồ mạng" là các đối tượng phạm tội tai tiếng trên mạng như Huấn Hoa Hồng, Ngô Bá Khá... Hầu hết các đối tượng đều đã bị đi tù hoặc đang trong thời gian cải tạo, cai nghiện.
Ngay sau hành động này, rất nhiều dân mạng đã lên tiếng chỉ trích gay gắt bộ phận học sinh vô ý thức. Bởi việc để mục đích xấu của cá nhân gây ảnh hưởng đến tập thể, nhất là công sức giảng dạy của thầy cô giáo là không thể chấp nhận được. Có nhiều giáo viên bối rối trước cách học mới nên rất khó kiểm soát tình trạng này. Thậm chí đã có nhiều trường hợp phải bật khóc ngay trên lớp vì bị quấy phá.
" Đồng nghiệp tôi mấy hôm nay đều bị dính. Không những để ID tên linh tinh mà còn đổi thành tên sinh viên để trá hình chửi bậy rồi chiếu clip nóng. Dù đã tính đến biện pháp khoá phòng sau 15 phút nhưng chỉ sợ thiệt thòi cho các bạn sinh viên mạng yếu bị out ra nên đến giờ vẫn chấp nhận sống chung với lũ này", một giáo viên chia sẻ.
" Hôm bữa lớp mình có nè, nó hung hăng xông vào chửi giáo viên và mấy đứa trong lớp. Rồi cả trường cũng có nhiều trường hợp như vậy nên phải để giáo viên check tên theo đúng danh sách lớp mới cho vào. Làm điểm danh không cũng phải mất gần tiếng đối với lớp trên 60 sinh viên", bạn H,T chia sẻ.
" Đấy xong đến lúc đi thi, chính những đứa này lại gào lên đề khó, học online không hiệu quả mà đề đã được giảm tải rất nhiều rồi. Đúng là chỉ được mồm, không học nhưng vẫn kêu than theo phong trào", bạn N.H bình luận.
Dân mạng lên tiếng chỉ trích gay gắt hành động vô ý thức này.
Nhiều người cũng chia sẻ câu chuyện bị quấy rối khi học online.
Phương án được nhiều người đưa ra là thầy cô sẽ cập nhật chức năng duyệt thành viên trước khi vào lớp, kick bỏ tài khoản xấu, đồng thời yêu cầu học sinh phải điểm danh bằng việc bật camera. Tuy vậy, việc này mất rất nhiều thời gian và công sức của giáo viên. Và đặc biệt nếu bản thân học sinh không tự thay đổi nhận thức thì các lớp học online sẽ phải đối mặt với nhiều trò tai ác hơn.
Đây không phải lần đầu tiên học sinh thi nhau làm hành động xấu để phá lớp trực tuyến. Trước đó, một bộ phận học trò đã cùng nhau đánh giá 1 sao và để lại các bình luận tục tĩu trên phần đánh giá ứng dụng để các app này có nguy cơ bị gỡ bỏ. Chỉ đến khi đại diện các app chia sẻ việc hày hoàn toàn không bị ảnh hưởng thì học trò mới ngưng làm hành động này.
Trước đó học sinh cũng thi nhau đánh giá 1 sao và để lại bình luận tục tĩu trên phần đánh giá ứng dụng hòng khiến các app học tập có nguy cơ bị gỡ bỏ.
Vân Trang
Trò tranh thủ đắp chăn đi ngủ trong lúc thầy cô say sưa giảng bài, sự thật trần trụi học online là đây Việc học online đã được triển khai kể từ khi dịch COVID-19 có những diễn biến phức tạp, và bên cạnh việc tiếp thu kiến thức, hình ảnh học sinh ngủ gục bên cạnh laptop hẳn không còn quá xa lạ. Trước những diễn biến hết sức phức tạp của đại dịch COVID-19, đến thời điểm hiện tại, nhiều trường học, cơ sở...