COVAX giảm nguồn vaccine COVID-19 dành cho Triều Tiên
Chương trình chia sẻ vaccine phòng COVID-19 toàn cầu COVAX đã quyết định giảm số liều dành cho Triều Tiên.
Đến nay, Triều Tiên chưa sắp xếp nhận bất cứ lô vaccine COVID-19 nào từ COVAX.
Người dân đeo khẩu trang khi di chuyển tại Bình Nhưỡng. Ảnh: Reuters
Hãng thông tấn Reuters (Anh) ngày 10/2 cho biết trang web của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc ( UNICEF) công bố số vaccine COVID-19 dành cho ở Triều Tiên là ở mức 1,54 triệu liều, giảm so với mức 8,11 triệu liều của năm 2021.
Video đang HOT
Một người phát ngôn của Liên minh Toàn cầu về vaccine và Tiêm chủng (GAVI) – đơn vị phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hình thành COVAX – ngày 10/2 chia sẻ với Reuters: “Các loại vaccine phân bổ tới Triều Tiên được xem xét về kỹ thuật nhằm giúp nước này bắt kịp các mục tiêu tiêm chủng quốc tế vào năm 2022 trong trường hợp Bình Nhưỡng quyết định áp dụng tiêm vaccine COVID-19 như một phần của ứng phó đại dịch quốc gia”.
Nhưng Triều Tiên chưa nhận bất cứ liều vaccine COVID-19 nào từ COVAX. Năm 2021, Triều Tiên từ chối kế hoạch nhận vaccine AstraZeneca do COVAX tổ chức bởi lo ngại về các phản ứng phụ của vaccine này. UNICEF vào năm 2021 cũng cho biết Bình Nhưỡng đã từ chối 3 triệu liều vaccine COVID-19 Sinovac Biotech của Trung Quốc.
Người phát ngôn của GAVI bổ sung: “GAVI và COVAX vẫn duy trì đối thoại với Triều Tiên để tổ chức chương trình tiêm vaccine COVID-19″.
Năm 2022 này, COVAX chủ trương chuyển vaccine COVID-19 đến những nơi có nhu cầu, do vậy việc tích lũy liều lượng vaccine dành cho Triều Tiên như trước đây được coi là không còn phù hợp.
Đến nay Triều Tiên vẫn chưa ghi nhận bất cứ ca mắc COVID-19 nào. Truyền thông Triều Tiên vào ngày 8/10/2021 đưa tin quốc hội nước này đã thông qua việc tăng 33,3% khoản chi dành cho xử lý dịch COVID-19 trong năm nay.
Trên 680 triệu liều vaccine COVID-19 không được sử dụng ở các nước nghèo
Dữ liệu của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho thấy đã có đến 681 triệu liều vaccine phòng COVID-19 được bàn giao nhưng vẫn chưa được sử dụng và nằm tại cơ sở bảo quản ở 90 nước nghèo trên khắp thế giới.
Có đến 1 triệu liều vaccine hết hạn tại Nigeria trong tháng 11/2021 không được sử dụng. Ảnh: Reuters
Hãng thông tấn Reuters (Anh) ngày 13/1 đưa tin có đến 30 quốc gia, trong đó bao gồm CH Congo và Nigeria, mới chỉ sử dụng một nửa số liều vaccine COVID-19 họ đã nhận.
COVAX, chương trình đảm bảo phân phối vaccine COVID-19 công bằng do Liên minh Toàn cầu về vaccine và Tiêm chủng (GAVI) cùng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sáng lập, đã phân phối 989 triệu liều vaccine đến 144 quốc gia.
COVAX là nhà cung cấp vaccine COVID-19 chính cho hàng chục nước nghèo nhưng không phải là đơn vị duy nhất. Một số quốc gia đã tự mua vaccine COVID-19 hoặc tham gia các chương trình thu mua vaccine của khu vực.
Nguồn cung vaccine COVID-19 cho các nước nghèo ban đầu gặp nhiều hạn chế do thiếu vaccine trong khi các nước giàu tranh thủ tích trữ. Nhưng trong quý cuối năm 2021, nguồn cung đã tăng mạnh nhờ việc quyên góp vaccine COVID-19 của các nước giàu, vốn đã tiêm vaccine cho phần lớn dân số của họ.
Theo dữ liệu của WHO, tính đến tháng 1, có đến 67 % dân số các nước giàu đã tiêm đủ vaccine COVID-19 trong khi những nước nghèo chỉ ghi nhận mức 8% tiêm mũi đầu. Nguyên nhân là nguồn cung vaccine COVID-19 tăng nhanh khiến các quốc gia chưa chuẩn bị kịp thời cơ sở hạ tầng, thiết bị bảo quản như tủ lạnh, cho việc tiếp nhận.
Một quan chức cấp cao của WHO trong tháng 12/2021 cho biết số vaccine COVID-19 các nước giàu quyên góp thường có thời hạn sử dụng ngắn và đây là vấn đề với COVAX. Chỉ trong tháng 11/2021, có đến 1 triệu liều vaccine COVID-19 hết hạn không được sử dụng tại Nigeria.
Chuyến thăm của Ngoại trưởng Blinken tái khẳng định tập trung của Mỹ vào châu Á Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ công du nhiều quốc gia thuộc khu vực Thái Bình Dương trong tuần này. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ảnh: Reuters Hãng thông tấn Reuters (Anh) đánh giá chuyến thăm của ông Blinken cho thấy tập trung dài hạn chiến lược của Mỹ vẫn là khu vực châu Á-Thái Bình Dương bất chấp đang xảy ra căng...