COVAX dự kiến có thêm 250 triệu liều vaccine trong những tuần tới
Ngày 28/7, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo cơ chế chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX dự kiến sẽ tiếp nhận 250 triệu liều vaccine COVID-19 trong 6 đến 8 tuần tới.
Vaccine ngừa COVID-19 được phân phối theo cơ chế COVAX tại làng Salem, phía đông thành phố Nablus, Bờ Tây. Ảnh: THX/TTXVN
Cụ thể, trong bản báo cáo hoạt động tuần công bố ngày 28/7, WHO cho biết tại cuộc họp nhóm xử lý khủng hoảng của Liên hợp quốc diễn ra gần đây, tổ chức này đã được báo cáo về việc COVAX sẽ tiếp nhận thêm khoảng 250 triệu liều vaccine quyên góp trong 6 đến 8 tuần tới. Theo WHO, đây sẽ là nguồn bổ sung lớn cho cơ chế chia sẻ vaccine đến những nước nghèo hơn. Đến nay, COVAX đã bàn giao 152 triệu liều vaccine cho 137 quốc gia và vùng lãnh thổ.
COVAX do WHO và Liên minh vaccine Gavi đồng điều phối và bàn giao vaccine cho 92 quốc gia nghèo nhất thông qua hệ thống hậu cần chuyên môn của Quỹ Nhi đồng quốc tế (UNICEF). Ban đầu, Viện Serum của Ấn Độ, nhà sản xuất vaccine hàng đầu thế giới, đóng vai trò xương sống trong chuỗi cung ứng của COVAX. Tuy nhiên, sau khi Ấn Độ hạn chế xuất khẩu vaccine phòng COVID-19 để tập trung nỗ lực kiềm chế dịch bệnh trong nước, COVAX phải phụ thuộc nhiều hơn vào các nhà tài trợ quốc tế.
Video đang HOT
Cũng trong báo cáo này, WHO tiếp tục bày tỏ thất vọng về tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine phòng COVID-19 giữa các quốc gia giàu và nghèo. Trong khi một số quốc gia cân nhắc tiêm cho trẻ em và tiêm mũi tăng cường thì có những nước đến nay vẫn chưa thể tiêm được cho nhóm người cao tuổi có nguy cơ cao và những nhân viên y tế tuyến đầu.
Giám đốc điều hành của Gavi Seth Berkley cho rằng nhu cầu vaccine phòng COVID-19 hiện đang vượt xa năng lực cung cấp khiến hàng triệu người thuộc nhóm dễ bị tổn thương vẫn chưa thể tiếp cận vaccine. Trong khi đó, việc tăng độ bao phủ vaccine trên toàn cầu là một trong những tấm khiên tốt nhất giúp thế giới tránh được các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
* Cũng trong ngày 28/7, Anh tuyên bố sẽ bắt đầu đóng góp hàng triệu liều vaccine phòng COVID-19 cho các quốc gia khác, trong đó có các nước thuộc Khối Thịnh vượng chung. Trước đó, Anh cam kết đến tháng 6/2022 sẽ chia sẻ 100 triệu liều vaccine cho thế giới thông qua cơ chế COVAX.
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab cho biết trong đợt đầu tiên, Anh sẽ tặng 9 triệu liều vaccine cho Kenya, Jamaica và một số quốc gia châu Á như Lào, Campuchia, Indonesia và Malaysia. Dự kiến, lô vaccine này sẽ được gửi đi ngày 30/7 tới.
Ngoại trưởng Raab cũng lo ngại rằng với tốc độ hiện nay thì phải đến năm 2024 thì người dân thế giới mới được tiêm phòng COVID-19. Ông kêu gọi các quốc gia khác cùng với Anh tặng vaccine cho những nước nghèo để thực hiện được mục tiêu trên sớm hơn, là vào giữa năm 2022.
Ngoại trưởng Anh hy vọng các quốc gia khác cũng sẽ tham gia cơ chế chia sẻ vaccine để toàn thế giới được tiêm phòng vào giữa năm sau, cho rằng điều này sẽ tạo nên khác biệt lớn với những quốc gia chịu tác động của dịch bệnh.
Nguồn cung vaccine của COVAX bị ảnh hưởng do nhà sản xuất Ấn Độ hoãn bàn giao
Ngày 25/3, hãng tin Reuters (Anh) dẫn thông tin từ Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết nguồn cung vaccine COVID-19 của hãng AstraZeneca cho cơ chế phân phối vaccine COVAX, do Liên hợp quốc đồng chỉ đạo, sẽ bị ảnh hưởng do phía nhà sản xuất Ấn Độ hoãn bàn giao vaccine trong tháng 3 và tháng 4.
Vaccine ngừa COVID-19 được phân phối theo cơ chế COVAX tại làng Salem, phía đông thành phố Nablus, Bờ Tây, ngày 17/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong bức thư điện tử gửi tới hãng tin Reuters, UNICEF cho biết việc bàn giao vaccine COVID-19 tới các quốc gia thu nhập thấp tham gia cơ chế COVAX sẽ chậm lại sau khi nhà sản xuất Viện Serum (SII Ấn Độ) thông báo không được cấp phép xuất khẩu đúng dự kiến trong tháng 3 và tháng 4. Hiện các đại diện của sáng kiến COVAX đang đàm phán với Chính phủ Ấn Độ để việc bàn giao vaccine được tiến hành nhanh nhất có thể.
Trước đó, Reuters đưa tin Ấn Độ tạm dừng các hoạt động xuất khẩu số lượng lớn vaccine của hãng AstraZeneca do viện SII sản xuất để ưu tiên nhu cầu trong nước trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 tại nước này đang gia tăng.
Ngoài ra, COVAX cũng đã thông báo tới các quốc gia tham gia cơ chế về việc nguồn cung vaccine AstraZeneca từ nhà sản xuất ở Hàn Quốc cũng sẽ thấp hơn dự kiến trong tháng 3. Thông báo của UNICEF nêu rõ trong bối cảnh môi trường cung ứng vaccine toàn cầu hiện có nhiều thách thức, công ty sản xuất tại Hàn Quốc cũng gặp một số khó khăn trong việc nhanh chóng mở rộng sản xuất và tăng sản lượng phục vụ những đơn bàn giao hành đầu tiên.
Khi các quốc gia trên thế giới đều mong muốn triển khai nhanh chóng các chương trình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 với hy vọng sớm đẩy lùi dịch bệnh cũng là lúc bài toán cung ứng vaccine nảy sinh nhiều vấn đề khó giải.
Ngày 24/3, Liên minh châu Âu (EU) đã siết chặt cơ chế kiểm soát xuất khẩu vaccine COVID-19, giúp khối này có thêm quyền hạn để ngăn chặn việc xuất khẩu vaccine tới những nước có tỉ lệ tiêm chủng cao hơn và những nước sản xuất vaccine song không xuất khẩu sang EU. Trong khi EU giải thích rằng việc siết chặt quy định xuất khẩu vaccine là nhằm đảm bảo lượng vaccine khan hiếm cho chính công dân của khối và không nhằm vào bất kỳ một nước cụ thể nào thì nhiều quốc gia lo ngại chính sách này có thể làm gián đoạn nguồn cung vaccine.
Mỹ xem xét viện trợ thêm vắc xin Covid-19 cho Việt Nam Sau khi chuyển 5 triệu liều vắc xin cho Việt Nam, phía Mỹ cho biết đang xem xét viện trợ thêm nữa cho Việt Nam trong thời gian tới, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc cho biết. Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc (Ảnh: ĐSQ Việt Nam). Đại sứ Hà Kim Ngọc cho biết, cho tới nay...