Cốt truyện God of War Ragnarok trailer: Hồi kết của Kratos?
Trailer cốt truyện God of War Ragnarok chỉ vỏn vẹn 3 phút nhưng đã khiến người xem nảy sinh nhiều dự đoán về những gì sẽ xảy ra trong game.
Trong sự kiện State of Play vừa qua, NSX của God of War Ragnarok đã trình làng một trailer mới hé lộ một phần về cốt truyện của game. Ngay lập tức đoạn clip đã được game thủ chú ý vì đã cung cấp thêm nhiều thông tin chi tiết có liên quan đến câu chuyện của hai cha con Kratos, Atreus sau khi hoàn thành tâm nguyện của Faye nhưng đồng thời cũng kích hoạt sự kiện Ragnarok.
Bạn có thể đã nhận ra rằng các chi tiết trong trailer không được sắp xếp theo đúng trình tự thời gian mà được đảo lộn rất nhiều để tạo sự kịch tính cho khán giả. Chính vì vậy, Mọt cũng không phân tích từng tình huống cụ thể theo thứ tự của trailer mà kể câu chuyện theo dòng thời gian liền mạch. Xin lưu ý là Mọt cũng sẽ đưa thêm một số giả định của mình để kết nối các tình tiết còn trống giúp bạn dễ cảm nhận hơn.
Hành trình mới của cha và con
Câu chuyện tất nhiên bắt đầu với màn đánh nhau giữa Thor và Kratos nối tiếp theo đoạn kết của God of War 2018. Cả hai giao chiến một trận long trời lở đất nhưng vì lý do nào đó 2 bên đều rút lui. Trận đánh có thể đã làm sập mất căn lều cũ mà gia đình Kratos từng sống vì vậy họ phải lang thang trong núi tuyết đi tìm chỗ trú khác.
Lúc di chuyển, Atreus đã tiết lộ việc cậu đã giấu một bí mật không nói cho Kratos biết vì muốn giữ an toàn cho ông. Nó gợi lại bức tường tiên tri mà họ đã gặp ở cuối phần trước ghi lại chi tiết số phận của hai cha con trong tương lai lẫn Ragnarok. Bí mật đó có thể là về sức mạnh thần của Atreus.
Bạn biết đấy, theo những gì chúng ta biết đến nay thì Atreus chỉ là á thần, mang dòng máu lai giữa thần Kratos và người khổng lồ băng. Tuy nhiên sau khi cái tên bị hủy bỏ là Loki lộ diện, dường như có cái gì đó sai sai. Atreus có vẻ đã được Faye cho biết một bí mật về thân thế và nó cho thấy cậu là một vị thần hoàn chỉnh chứ không phải á thần. Và thân phận của cậu dường như là chìa khóa để thúc đẩy sự kiện Ragnarok trong tương lai.
Nó sẽ giải thích rất nhiều về lý do Faye giấu căn nhà của mình, không chỉ là để tránh sự truy lùng của các thần Aesir lên bản thân mình. Có thể nguyên nhân chính là giấu đi Loki, kẻ gần như là đạo diễn cho Ragnarok xảy ra với rất nhiều đầu dây mối nhợ liên quan. Để tránh Ragnarok xảy ra, tất nhiên thủ tiêu Loki là lựa chọn tốt nhất.
Nhưng cho dù bí mật đó là gì đi nữa, Kratos cũng không quan tâm. Ông hét vào mặt Atreus rằng ông chả biết điều cậu giấu giếm là gì nhưng ông luôn tin và làm theo các chỉ dẫn của cậu suốt từ trước đến nay. Freya tìm được Atreus và bị kích động bởi sợi dây chuyền vốn là mũi tên tầm gửi đã giết chết Baldur.
Freya có thể đã bắt cóc Atreus đi và Kratos đã đuổi theo bà ta đến tận nơi ở cũ rồi hạ sát để cứu con trai. Vẻ mặt thảng thốt của Kratos trong khung cảnh vấy máu cho thấy dường như ông ta đã giết một người mà mình không hề muốn làm hại. Cái cây lá đỏ phía trên rất giống những cái cây ở khu nhà Freya.
Hai người có vẻ đã quyết định đến tìm cặp đôi thợ rèn người lùn. Căn phòng nơi Kratos buông bỏ các vũ khí của mình trong tình trạng mệt mỏi đó có cửa sổ hình dáng trùng khớp với căn phòng trong nhà của 2 gã thợ rèn ở phần trước.
Odin cũng xuất hiện để nói chuyện với cha con Kratos. Ông ta mắng Kratos rằng hắn mặc dù có sức mạnh của thần nhưng chưa hề trải nghiệm cảm giác của một vì thần. Chưa từng được ai cầu nguyện, cũng chưa từng cảm nhận sự yêu thương của các tín đồ tôn sùng mình. Kratos chỉ là một kẻ hủy diệt nóng nảy giết người không lý do và cũng chẳng cần cân nhắc. Có thể sau đó Odin đã tiết lộ rằng mình đã có kế hoạch ngăn chặn Ragnarok diễn ra hoặc trách cứ Kratos đã giết Baldur rồi vô tình phát động một trong 3 điềm báo Ragnarok quá sớm.
Hai cha con bằng cách nào đó cũng đã thoát khỏi Odin, họ quyết định sẽ can thiệp vào tiến trình diễn ra Ragnarok. Giả định ở đây có thể là Odin vốn đã vô hiệu hóa sức mạnh thần của Atreus khiến cậu không có khả năng thúc đẩy Ragnarok được nữa và cũng là lý do Atreus trở thành đứa trẻ ốm yếu từ đầu game. Hai người tìm đến một bức vẽ trên đá thể hiện thông tin rằng Tyr đang bị nhốt và lời tiên tri rằng nếu ông ta được giải thoát sẽ xuất hiện 2 chú sói khổng lồ là Skoll và Hati đi cùng.
Từ đây, họ đi tìm nơi Tyr bị giam giữ và giải thoát cho ông ta. Tyr với quá khứ từng hợp tác với Faye niêm phong lối vào Jotunheim nên có thể đã nắm được các tiên tri của mẹ Atreus. Tyr đã gọi Kratos chính xác bằng cái tên kẻ giết thần cho thấy ông ta dù bị giam giữ nhiều năm vẫn biết về sự xuất hiện của Kratos lẫn những thứ ông ta đã làm trước đó.
Tyr đã dẫn hai người quay trở lại với Alfheim và có thể mục đích là đi tìm tung tích của Freyr, một thần Vanir và là anh trai sinh đôi của Freya. Khung cảnh Kratos vác một người bỏ chạy trong sự bảo vệ của các Elf có thể cho thấy đó chính là Freyr vì về trang phục và hình dáng thì không giống với Angrboda lắm. Một số giả thiết cho rằng không phải Freyr vì vị thần này là nam còn dáng người Kratos cõng là nữ.
Thực ra thì dáng mảnh mai và mái tóc dài không thể dùng để xác định người đó là nữ. Đặc biệt là trong thế giới của Elf mà Freyr là một người được tôn sùng như thần. Hơn nữa bắp tay của người này khá lớn nên khả năng là một nam tử dáng ốm, tóc dài. Kratos và Atreus cũng tìm đến thế giới đáy biển để gặp một người cá bí ẩn. Đây có thể là Ran, vì trong truyền thuyết thì vị thần này có một tấm lưới phép có thể bắt những người ngã xuống biển. Và trong một câu chuyện được chép lại, bà ta đã cho Loki mượn tấm lưới đó.
Lối vào Jotunheim vẫn bị phong tỏa và có vẻ Tyr cũng không có khả năng mở nó lại vì vậy ông ta đã chỉ cho Kratos cách đi vào đó thông qua một điểm giao với thế giới Muspelheim. Tại điểm giao này họ bị phục kích bởi 2 Valkyrie mới toanh, những người này tuyên bố làm theo lệnh của All Father (Odin). Nó cho thấy Odin vẫn nắm giữ một phần lực lượng của Valkyrie chứ không tha hóa hết mọi người như nhóm của Sigrun ở phần trước. Còn hai cha con nhà này tìm gì ở Jotunheim thì không có chi tiết nào gợi ý, có thể là một món đồ gì đó để dẫn tới Skoll và Hati.
Cuối cùng họ đã tìm được 2 chú sói khổng lồ Skoll và Hati. Atreus đã bắn một mũi tên hướng dẫn Skoll đuổi theo mặt trời để phá thế nhật thực, Hati cũng hú lên sau khi mặt trăng lộ diện cho thấy nó cũng sẽ đuổi theo con mồi của mình. Điều khó hiểu ở đây là theo lời kể của Mimir, việc thả 2 con sói này là việc mà Odin đã làm ở quá khứ để tạo ra vòng lặp ngày đêm trên thế gian. Hai con sói này chỉ liên quan đến Ragnarok ở phần cuối khi chúng đuổi kịp và nuốt mặt trăng, mặt trời tạo ra sự kiện Fimbulwinter (ba mùa đông) là một trong 3 dấu hiệu của Ragnarok.
Như vậy chúng ta đã chứng kiến 1 trong 3 dấu hiệu để cấu thành Ragnarok là cái chết của Baldur (show video Kratos giết Baldur). Dấu hiệu thứ 2 là Fimbulwinter đã được Atreus khởi động vì theo truyền thuyết thì thời gian truy đuổi của Skoll và Hati có hạn, khi hết thời gian chúng sẽ đuổi kịp con mồi. Dấu hiệu thứ 3 là sự ra đời của 3 thực thể siêu mạnh bao gồm rắn khổng lồ Jormungand, nữ thần Hel và sói lửa khổng lồ Fenrir. Chúng đều là con của cặp đôi Loki – Angrboda, cô gái này đã được NSX giới thiệu từ khá sớm.
Ragnarok có thật sự là Ragnarok?
Theo dõi đến đây chúng ta đã thấy trình tự diễn ra Ragnarok đã bị đảo lộn toàn bộ. Bắt đầu là cái chết của Baldur diễn ra quá sớm vì theo truyền thuyết Baldur chết do trò ma mãnh của Loki. Điều này xảy ra trước thời điểm Loki trêu tức tất cả thần trên Asgard rồi bị họ tóm được và lưu đày vĩnh viễn bằng một hình phạt khủng khiếp. Ragnarok chính là ngày Loki thoát ra dẫn lực lượng trở về tiêu diệt Asgard.
Việc Atreus thả sói thay Odin cùng với sự xuất hiện khá thân thiện của chính ông ta với bài thuyết giảng thay vì nắm đấm như Thor cho thấy rất nhiều thay đổi đã diễn ra. Đến lúc này Loki vẫn là một cậu bé, chưa thể sinh ra 3 quái thú truyền thuyết. Riêng Jormungand thì đã rõ vì theo truyền thuyết thì Thor đánh nhau với Jormungand trong Ragnarok mạnh đến mỗi làm nứt cây thần Yggdrasil và con rắn bị cuốn về quá khứ.
Nó dẫn tới một nghi vấn là liệu Kratos và Atreus có thực sự muốn kích hoạt Ragnarok, hay họ chỉ muốn thay đổi nó từ đó thay đổi số phận được tiên tri của mình. Vì nếu Ragnarok xảy ra thì Atreus sẽ chết, đó là điều Kratos không hề muốn. Ngược lại Kratos cũng sẽ chết và đó là điều Atreus cũng không hề muốn. Họ chẳng có lý do gì để kích hoạt Ragnarok để nhìn người mình muốn bảo vệ chết đi cả.
Ngay từ phiên bản trước, khi nói về truyền thống con giết cha thì Kratos đã nói rằng ông không muốn Atreus phải giống như vậy, ông muốn thay đổi định mệnh. Điều này càng rõ hơn với 2 đoạn thoại của Kratos trong trailer cốt truyện lần này: “Cái chết muốn bắt ta, nó phải đánh thắng được ta đã” và “Số phận chỉ quấn lấy con khi con để cho nó làm vậy. Hãy làm bất cứ điều gì trong khả năng, không phải vì nó được viết sẵn… chúng ta sẽ tự nắm lấy số mệnh của chính mình”.
Từ đó, chúng ta có thể nhận thấy khả năng rất cao là cặp đôi Kratos – Atreus vốn không phải muốn kích hoạt Ragnarok, mà muốn chỉnh sửa nó cho sai với tiên tri rồi từ đó tìm cách để thoát khỏi cái chết được báo trước của cả 2. Nói cách khác, họ không quan tâm Ragnarok có xảy ra hay không, họ chỉ muốn thay đổi số mệnh được tiên tri rằng người mình thương yêu sẽ bỏ mạng trong sự kiện Ragnarok mà thôi.
Và đó cũng là những chi tiết đáng chú ý của đoạn trailer cốt truyện God of War Ragnarok và những giả định mà Mọt rút ra từ những thứ được phơi bày trong đó. Cốt truyện thực tế của game chúng ta sẽ cần phải chờ sau khi nó ra mắt mới biết rõ. Giả định trên chỉ là những gì chúng ta suy đoán được với những thông tin đang có hiện tại. Nếu bạn có giả định nào với những chi tiết khác mà Mọt đã bỏ sót hãy bổ sung thêm ở phần bình luận bên dưới nhé!
Góc vui nhộn: Dự án game NFT Ragnarok huy động triệu USD và rồi "trading thua lỗ"
Có nhiều cách để dự án dùng số tiền gây quỹ được. Nhưng dùng tiền gây quỹ để trading đến thua lỗ như Ragnarok lại là trường hợp khá hi hữu.
Từ một dự án NFT tiềm năng...
Ragnarok là game metaverse nhập vai, đã mở bán các nhân vật NFT vào tháng 4/2022. Ragnarok là một trong những dự án GameFi tiêu biểu xây dựng trên Avalanche Subnet.
Kết hợp giữa 2 "từ khóa" vô cùng hot lúc bấy giờ là NFT và Avalanche Subnet, Ragnarok dễ dàng thu hút sự chú ý từ cộng đồng và được nhiều người trông đợi.
Dự án nhận đầu tư 1,75 triệu USD vòng Seed Round, cùng 17,5 triệu USD từ doanh thu và tiền bản quyền bán NFT. Như vậy, Ragnarok đã thu được hơn 19 triệu USD.
Sau đợt mở bán nhân vật NFT trên OpenSea, Ragnarok cũng tương tự như nhiều dự án GameFi hiện tại, không có thêm quá nhiều cập nhật. Dự án chỉ đăng những hình ảnh, video ngắn về đồ họa trong game, thực hiện một vài buổi giao lưu cộng đồng. Đến giữa tháng 7/2022, Ragnarok mới ra mắt alpha test bản giới hạn sau nhiều lần trì hoãn.
The past 5 months building the fundations of our long term architecture led to our first limited alpha test today.
The metaRPG will now start expanding exponentially. pic.twitter.com/nxuOTA0ABq
fanfaron (@0xfanfaron) July 13, 2022
"Sau 5 tháng dài xây dựng nền móng, đội ngũ chúng tôi cuối cùng đã có thể ra mắt alpha test phiên bản giới hạn. Thể loại game metaRPG (game nhập vai metaverse) bắt đầu bùng nổ từ đây."
... đến những trì hoãn và chỉ trích bủa vây
Dù bản test này hoạt động mượt mà, nhưng chỉ giúp cung cấp cái nhìn đầu tiên về game. Người chơi chưa thể làm được gì nhiều, trải nghiệm bị hạn chế. Đồng thời, giá sàn (floor price) của NFT liên tục giảm mạnh làm holder điêu đứng.
Vào ngày 29/07, nhà sáng lập và CEO Fanfaron phải đăng thông báo "giãy bày" trên Discord:
"Từ thuở ban đầu, tầm nhìn của tôi là tạo ra một game tương tự như WoW (World of Warcraft) nhưng với mọi vật phẩm, tài sản đều do người dùng sở hữu. Chúng tôi vẫn đang trên con đường phát triển đó, nhưng vì quá hăm hở và lạc quan, tôi đã đánh giá thấp thời gian cần có để xây dựng nên một thế giới như vậy. Và kết quả là dự án phải trì hoãn nhiều lần, cộng đồng dần mất đoàn kết,... Về mặt nội bộ, chúng tôi mở rộng quá nhanh. Dẫn đến giao tiếp không hiệu quả, deadline bị miss rồi nhiều vấn đề về nhân sự. Tất cả những vấn đề này cần phải giải quyết trước khi chúng ta có thể đi tiếp."
Công bằng mà nói, một dự án game với đồ họa chỉnh chu, gameplay sâu sắc thì không thể ra mắt trong một sớm một chiều. Hơn nữa lại trong lĩnh vực GameFi, khi mà dự án gọi vốn trước khi ra mắt sản phẩm đầu tiên. Nên việc cộng đồng phải chờ đợi rất lâu âu cũng là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, với việc thu hút nhiều sự chú ý từ những ngày đầu, cùng con số huy động vốn khủng, việc Ragnarok bị "soi" là không tránh khỏi. Cộng đồng buộc phải đặt dấu hỏi về việc:
Tại sao dự án lại phát triển chậm đi, dù đã được đầu tư không hề ít?
Ragnarok đã làm gì với gần 20 triệu USD huy động được?
Cộng đồng vẫn tiếp tục tranh cãi sau lời giãy bày kể trên. Đến ngày 26/08, Fanfaron buộc phải đăng một bài viết dài lên Substack, cung cấp thông tin chi tiết về tài chính của dự án.
Cụ thể, với 19 triệu USD huy động được, Ragnarok đã dùng:
1,827 triệu USD cho các lệnh trade, trượt giá và phí giao dịch;1,9 triệu USD trả phí audit và phát triển blockchain cho công ty ThreeSigma;1,3 triệu USD thưởng phúc lợi cho core team sau đợt mint NFT;1,25 triệu USD trả lương cho đội ngũ gồm 56 người. Đây là tổng lương trong 9 tháng;2,45 triệu USD thưởng phúc lợi cho các thành viên sáng lập sau đợt mint NFT;1,5 triệu USD dùng để mua lại cổ phần của nhà đồng sáng lập;400.000 USD trả lương cho đội ngũ sáng lập gồm 2 người. Đây là tổng lương 12 tháng;423.000 USD phí trên Ronin.
Như vậy có thể thấy, ngoài các khoảng lương, thưởng, phúc lợi cho đội ngũ dự án, Ragnarok còn mất kha khá vì trót dại làm trader.
Có lẽ chính đội ngũ cũng thấy việc lấy tiền huy động vốn đi trading là hơi "sai sai", nên đã cam kết sẽ bồi thường lại.
Fanfaron trả lại 1,2 triệu USD 163,8 ETH;Krimbo (một thành viên dự án) trả lại 250.000 USD;Fanfaron trả lại phần tiền thưởng 200.000 USD và tuyên bố không nhận phúc lợi nữa.
Ngoài ra, dự án cũng công khai các địa chỉ ví và các lệnh chuyển tiền.
Cuối cùng, sau phần công khai tài chính, CEO Fanfaron cho biết Ragnarok sẽ có một Đội ngũ Cố vấn hoàn toàn trung lập để thảo luận và theo dõi các kế hoạch tài chính, gây quỹ cũng như phát triển dự án sau này.
Với số tiền quỹ còn lại là 10 triệu USD, dự án sẽ dùng toàn bộ để phát triển, chi trả thuế và các khoản chi phí pháp lý.
Ngoài ra, Ragnarok cũng công bố một roadmap mới cho lộ trình phát triển trong 6-7 tháng tới.
Tổng kết
Việc dự án Ragnarok bị mang ra làm công cụ để chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư là điều không ai muốn, nó đã ảnh hưởng tiêu cực đến các dự án Game NFT uy tín khác. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều dự án mang đến những điều tích cực cho cộng đồng, hoặc chí ít nó sẽ là động lực để thúc đẩy sự phát triển của chính bản thân cả GameFi và Game Thủ.
Phải thừa nhận là, chúng ta đang ở trong một cuộc cách mạng mang tính lịch sử khi GameFi đã dần thay đổi rất nhiều thứ. Hi vọng trong tương lai gần, GameFi sẽ đón nhận được sự bùng nổ về số lượng lẫn chất lượng các game thủ chuyên nghiệp không những ở Việt Nam mà còn trên khắp thế giới.
Đừng quên theo dõi KDN Game để không bỏ lỡ những tin tức mới nhất về các game hot nhé!
Chính thức: God of War Ragnarok sẽ ra mắt ngay trong năm 2022 God of War Ragnarok sẽ ra mắt vào tháng 11 năm nay. Như vậy là sau một thời gian dài chờ đợi, cuối cùng người hâm mộ sắp được tận tay trải nghiệm siêu phẩm God of War Ragnarok. Khẩu hiệu "Ragnarok đang đến" đóng vai trò như những gì chúng ta đã thấy vào cuối God of War năm 2018, gợi ý...