Cột mốc chủ quyền Trường Sa trong khuôn viên trường học
Một trường cấp 2 ở Nghệ An dựng mô hình cột mốc chủ quyền Trường Sa để giúp các em học sinh thêm đam mê, hứng khởi trong các bài học về lịch sử và địa lý.
Sau hồi trống ra chơi, nhiều tốp học sinh trường THCS Kim Liên (huyện Nam Đàn, Nghệ An) gọi nhau “ta đi thăm Trường Sa nào”, nói rồi các em chạy ùa đến mô hình cột mốc chủ quyền Trường Sa vừa được dựng lên ở góc sân trường.
“Trước đây em chỉ biết qua sách báo và lời kể của thầy cô giáo, nay em đã có thể nhìn và hình dung cột mốc Trường Sa ngay từ sân trường”, em Cao Thị Phương Anh, lớp 6D chia sẻ.
Tranh thủ giờ ra chơi để giới thiệu với các trò về quần đảo Trường Sa cũng như mô hình cột mốc, cô giáo Nguyễn Thị Kim Thương cho biết việc có biểu tượng ở ngay sân trường đã truyền cảm hứng mạnh mẽ cho giáo viên và học sinh trong việc học tập, tìm hiểu về chủ quyền biển đảo tổ quốc.
Cô Nguyễn Thị Kim Thương giới thiệu với học trò mô hình cột mốc Trường Sa vừa được dựng. Ảnh: Hải Bình.
Thầy Nguyễn Vương Linh (Hiệu trưởng nhà trường) cho biết, ý tưởng dựng mô hình cột mốc ở sân trường nảy ra khi muốn giúp các em học sinh đam mê, hứng khởi hơn hơn với môn lịch Sử, địa Lý. Đầu năm học 2014-2015, thầy Linh nói lên ý tưởng của mình và được hầu hết các đồng nghiệp hưởng ứng, cùng nhau thực hiện.
“Việc giáo dục truyền thống đất nước, nhận thức về chủ quyền biển đảo cho học sinh rất quan trọng không chỉ hôm nay mà mãi về sau”, thầy Linh nói.
Video đang HOT
Mô hình cột mốc có chiều cao 4,8m. Ảnh: Hải Bình.
Ban giám hiệu nhà trường quyết định xây dựng mô hình cột mốc chủ quyền Trường Sa bằng nguồn kinh phí đóng góp từ các thầy, cô giáo trong trường, hỗ trợ của một số doanh nghiệp trên địa bàn. Cột mốc có chiều cao 4,8m với tổng kinh phí hơn 40 triệu đồng.
Cùng với việc đầu tư xây dựng mô hình cột mốc chủ quyền, trường THCS Kim Liên còn đặt tên các chi đội gắn với địa danh thuộc quần đảo Trường Sa như: Gạc Ma, Trường Sa Đông, Đá Lát…
Mô hình cột mốc chủ quyền Trường Sa tại trường THCS Kim Liên. Ảnh: Hải Bình.
Thầy hiệu trưởng Linh cho biết, trong thời gian tới, nếu có kinh phí thì nhà trường sẽ đầu tư xây dựng sa bàn quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ngay trong khuôn viên trường.
Hải Bình
Theo VNE
Mô hình cột mốc chủ quyền Trường Sa lập kỷ lục Việt Nam
Cột mốc chủ quyền làm bằng đá hoa cương của một cựu binh Trường Sa ở Đà Nẵng đã được công nhận kỷ lục Việt Nam.
Sáng 23/6, tại Đà Nẵng, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao bằng xác lập kỷ lục "Mô hình cột mốc chủ quyền đảo Trường Sa Đông bằng đá hoa cương trên đất liền lớn nhất", cho ông Trần Văn Xuất (51 tuổi, trú quận Ngũ Hành Sơn).
Mô hình cột mốc chủ quyền của ông Xuất được đặt tại cơ sở chế tác đá mỹ nghệ cho chính ông làm chủ, nằm trên đường Trường Sa ven biển Đông, với chiều cao 6 mét, rộng 1,5 mét. Cạnh cột mốc, ông Xuất trồng hai cây bàng vuông được đồng đội đưa về từ Trường Sa.
Bốn mặt của cột mốc này đều khắc dòng chữ lớn Đảo Trường Sa Đông, vĩ độ 080 55' 00"N, kinh độ 1120 21' 00"E. Phía dưới cột khắc bốn bức bằng khen cho người cựu binh có nhiều cống hiến trong sự nghiệp bảo vệ biển đảo Tổ quốc.
Ông Trần Văn Xuất bên mô hình cột mốc chủ quyền đảo Trường Sa Đông vừa được công nhận kỷ lục Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Đông.
Ông Xuất nhập ngũ và ra đảo Trường Sa Đông làm nhiệm vụ năm 1984. "Năm 2008, tôi muốn xây một cột mốc Trường Sa Đông ở đất liền, ngay bên bờ biển Đông, để vơi đi nỗi nhớ đảo, nhớ đồng đội và những ai qua đường biết rằng tôi là một cựu binh Trường Sa", ông Xuất kể.
Ban đầu xây dựng cột mốc cao chừng 4m, ông Xuất chưa bằng lòng nên quyết định làm cột mốc cao hơn trong vòng gần một năm ròng. Nhiều người ngỡ ngàng khi thấy một cột mốc chủ quyền ở đất liền ghé lại hỏi han, ông Xuất lại tự hào kể về hòn đảo nơi mình từng sống, bảo vệ chủ quyền.
Nói với những học sinh theo đoàn đến tham quan, ông Xuất nhắc nhở: "Dù cột mốc này chỉ là mô hình, nhưng đảo Trường Sa Đông là lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, các cháu phải có ý thức, tinh thần bảo vệ, quyết không để kẻ thù xâm lược".
Nhiều đồng đội khi biết ông Xuất làm cột mốc cũng tìm đến, và những người lính có cơ hội trùng phùng.
Ông Xuất cho biết, khi Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đến tìm hiểu và lập hồ sơ, ông không nghĩ mô hình cột mốc Trường Sa Đông được xác lập kỷ lục. "Thực sự tôi rất bất ngờ. Nhưng điều tôi mong muốn hơn là nhiều người biết đến chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa, trong đó có đảo Trường Sa Đông", người cựu binh nói.
Dịp này, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao kỷ lục cho Linh mục Phê rô Maria Nguyễn Ngọc Phi (quản xứ Lệ Sơn, xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) với 2 kỷ lục "Người viết truyện ngụ ngôn nhiều nhất" và "Sách Trò chơi trí tuệ cao cấp có nhiều chìa khóa mở mật mã nhất".
Nguyễn Đông
Theo VNE
"Trung Quốc chưa thay đổi tham vọng ở Biển Đông thì tình hình khó dịu đi" "Nguồn gốc của căng thẳng thì chúng ta đã biết là tham vọng của Trung Quốc về Biển Đông không thay đổi. Cho nên chúng ta cũng không nên hi vọng rằng khi Trung Quốc chưa thay đổi thì có nghĩa là tình hình sẽ dịu đi", PGS.TS Nguyễn Vũ Tùng, Giám đốc Học viện Ngoại giao, phát biểu. Trao đổi với báo...