Cột mốc báo động: chỉ 3 năm nữa Bắc Băng Dương sẽ không còn băng
Nghiên cứu mới vừa gióng hồi chuông báo động: Với tình trạng phát thải khí nhà kính như hiện nay, Bắc Băng Dương sẽ có ngày đầu tiên không có băng vào năm 2027.
Một con gấu Bắc Cực đang đứng trên tảng băng nổi trên mặt biển. Loài gấu cần có băng để di chuyển tìm kiếm thức ăn (Ảnh: Sepp Friedhuber/ Getty Images).
Băng trên biển Bắc Cực đang tan chảy với tốc độ chưa từng có, hơn 12% mỗi thập kỷ, có nghĩa là chúng ta đang chạy đua tới ngày gần như toàn bộ băng ở đây biến mất.
Một nghiên cứu được công bố vào tháng 11 vừa qua trên tạp chí Nature Communications cho biết cột mốc đáng lo ngại cho cả hành tinh sẽ xảy ra trong vòng 9 đến 20 năm nữa kể từ năm 2023, bất kể con người thay đổi hành vi phát thải khí nhà kính như thế nào. Còn với tốc độ phát thải như hiện nay thì chỉ 3 năm nữa điều đó sẽ xảy ra.
Băng biển trên Trái Đất được lập biểu đồ hàng năm bằng dữ liệu vệ tinh, dữ liệu này đã đo lường sự dao động của băng ở cả hai cực kể từ năm 1979.
Video đang HOT
Băng biển trên thế giới đóng một vai trò quan trọng trong việc điều hòa nhiệt độ đại dương và không khí, duy trì môi trường sống ở biển, cung cấp năng lượng cho các dòng hải lưu vận chuyển nhiệt và chất dinh dưỡng trên toàn cầu.
Bề mặt băng biển cũng phản chiếu một phần năng lượng của Mặt Trời trở lại không gian trong một quá trình được gọi là hiệu ứng phản chiếu. Hiệu ứng này cũng có thể hoạt động ngược lại – khi băng biển tan chảy để lộ ra vùng nước sẫm màu hơn hấp thụ nhiều tia nắng mặt trời hơn.
Điều này có nghĩa là khi hành tinh của chúng ta ấm lên, trong đó Bắc Cực đang nóng lên nhanh hơn bốn lần so với phần còn lại của thế giới.
Sự nóng lên nhanh chóng đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng và rõ rệt. Phạm vi băng biển cực bắc của hành tinh, từng trải rộng trung bình 6,85 triệu km2 từ năm 1979 đến năm 1992, đã giảm mạnh xuống còn 4,28 triệu km2 trong năm nay.
Sự suy giảm liên tục đó có nghĩa là những biến động khí hậu trong tương lai ngày càng có khả năng đẩy băng vượt quá giới hạn 1 triệu km vuông, mà dưới mức đó khu vực này được coi là “không có băng”.
Dựa trên kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học cảnh báo rằng ngày này có thể đến sau ba đến sáu năm nữa và chắc chắn không thể tránh khỏi vào những năm 2030.
Tuy nhiên, càng giảm được nhiều phát thải CO2 thì cú sốc do mất băng Bắc Cực càng đỡ nặng nề và bất kỳ mức cắt giảm phát thải nào cũng đều mang lại lợi ích lùi thời gian hành tinh của chúng ta mất băng.
Thổ Nhĩ Kỳ nâng mức cảnh báo đe dọa 'màu cam' tại tất cả sân bay
Báo Huttiyet của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 24/10 đưa tin, chính quyền nước này đã nâng mức cảnh báo đe dọa lên "màu cam" tại tất cả các sân bay trong nước để phòng ngừa nguy cơ bị tấn công sau vụ xả súng gây nhiều thương vong ở Ankara.
Theo đó, các xe ô tô và hành khách vào sân bay đều được nhân viên an ninh kiểm tra kỹ lưỡng.
Cảnh sát chống bạo động tuần tra tại khu vực ngoại ô Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AFP/TTXVN
Liên quan đến vụ tấn công ở Ankara, Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Ali Yerlikaya thông báo đã nhận diện được một trong những đối tượng tấn công là Ali Orek có mật danh Rojger, được cho là thành viên của đảng Công nhân người Kurd (PKK) - vốn bị chính quyền Ankara đặt ngoài vòng pháp luật.
Ông cho biết thêm việc nhận diện nữ nghi phạm vụ tấn công vẫn đang được tiến hành.
Năm người đã thiệt mạng và 22 người khác bị thương khi 2 kẻ tấn công nhằm vào trụ sở của Tập đoàn Hàng không Vũ trụ nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ (TUSAS) ở ngoại ô thủ đô Ankara ngày 23/10.
TUSAS sản xuất Kaan, máy bay chiến đấu quốc gia đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ, cùng nhiều loại vũ khí khác.
Vụ nổ xảy ra khi một hội chợ thương mại quan trọng về ngành quốc phòng và hàng không vũ trụ đang diễn ra tại Istanbul.
Chính quyền đảo Martinique gia hạn lệnh giới nghiêm do bạo động Chính quyền đảo Martinique thuộc Pháp ngày 15/10 tuyên bố gia hạn lệnh giới nghiêm vào ban đêm, sau hàng loạt cuộc biểu tình bạo loạn phản đối chi phí sinh hoạt tăng cao. Bạo động trên đảo Martinique. Ảnh: AFP Thông báo nêu rõ lệnh giới nghiêm áp dụng từ 21h hôm trước đến 5h sáng hôm sau (giờ địa phương) sẽ...