Cột kinh Phật đá được đồn giấu vàng
Chùa Một Cột nổi tiếng ở Hà Nội tương truyền là tên được các vua nhà Lý đem theo từ ngôi chùa Nhất Trụ ở Hoa Lư (Ninh Bình). Nơi đây có cột kinh Phật độc đáo được làm bằng đá đầy bí ẩn.
Nằm trong quần thể khu di tích cố đô Hoa Lư ngày nay vẫn trường tồn ngôi chùa Nhất Trụ – hay còn được gọi là chùa Một Cột. Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng được xếp hạng di tích cấp quốc gia, nằm trong quần thể khu di tích cố đô Hoa Lư cùng với đình Yên Thành, đền thờ công chúa và đền vua Lê Đại Hành – di tích có giá trị lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đặc sắc của kinh đô Hoa Lư xưa.
Chùa tọa lạc trên khoảng đất rộng hơn 3.000 m2, quay về hướng Tây với các hạng mục kiến trúc gồm: chùa chính theo bố cục chữ Đinh gồm Tiền đường và Thượng điện, nhà Tổ, nhà Khách, khu vườn tháp và các công trình phụ trợ.
Tam quan chùa Nhất Trụ. Ảnh: ANTĐ.
Cổng chùa được xây ngay bên phải sân chùa theo kiểu 2 tầng 8 mái, mặt ngoài là đại tự khắc 3 chữ Hán “Nhất Trụ Tự” (chùa Nhất Trụ). Tòa Tiền đường 5 gian được làm kiểu tường hồi bít đốc, các bộ vì nóc kiểu kèo kẻ giá chiêng chủ yếu được bào trơn đóng bén với một số mảng chạm khắc lá lật, vân xoắn trên đầu xà hoặc chạm chữ thọ trong vòng tròn mang đậm dấu ấn nghệ thuật thời Nguyễn.
Tòa Thượng điện 3 gian nối liền với gian giữa Tiền đường cũng có kết cấu tương tự. Đây chính là không gian cho việc bài trí tượng Phật trong chùa với các lớp tượng: Tam Thế, Di Đà Tam Tôn, Quan Âm chuẩn đề, Quan Âm tọa sơn, Thích Ca sơ sinh… Ngoài ra còn có tượng Tổ, tượng Thị giả được bày ở nhà Tổ.
Hệ thống di vật ở chùa khá phong phú nhưng nổi bật là quả chuông đồng đúc vào năm Cảnh Thịnh thứ 7 (1799) với những lời răn dạy mang đậm chất nhân văn của Phật giáo: “Làm việc thiện sẽ gặp trăm điều tốt lành… Nhà làm việc thiện thì tấm lòng luôn vui vẻ không dừng, luật nhân quả tỏ rõ”. Đặc biệt nhất trong hệ thống di vật của chùa phải kể đến là Thạch kinh, tức cột kinh Phật ở sân trước chùa.
Thuật ngữ Phật giáo gọi đó là kinh Lăng Nghiêm có kiểu dáng tương tự những cột kinh Đinh Liễn tìm thấy ven bờ sông Hoàng Long. Điểm khác là cột kinh chùa Nhất Trụ có kích thước lớn hơn nhiều, mặt khác có một vòng cánh sen bao quanh đế cột, trong khi cột kinh Đinh Liễn không có hoa văn. Cột kinh chùa Nhất Trụ có hình bát giác cao 4,16 m, gồm 6 bộ phận gá lắp với nhau bởi các ngõng, bao gồm: tảng đế vuông, đế tròn, thân bát giác, bông hoa đá tám cánh và đỉnh hồ lô.
Video đang HOT
Tất cả các bộ phận gắn với nhau hoàn toàn không sử dụng chất kết dính nhưng rất vững trãi dù đã trải qua nghìn năm mưa gió. Theo ghi chép của chùa Nhất Trụ, tảng đế dưới cùng có hình gần vuông góc mỗi chiều 140 cm, dày 30 cm lỗ mộng tròn ở giữa tảng có đường kính 29 cm, sâu 55 cm. Đế tròn trên to dưới nhỏ, dày 32,5 cm đường kính phía trên 76 cm, đường kính phía dưới 66 cm.
Bên dưới đế có ngõng tròn đường kính 15,5 cm, dài 3,5 cm, ngõng lắp vừa khít vào lỗ mộng ở tảng đế vuông. Trên mặt đế tròn có lỗ mộng đường kính 34,5 cm sâu 9 cm. Bao quanh đế cột có vòng cánh sen đường kính 107 cm, với tổ hợp 22 cánh đơn, chiều dài mỗi cánh 15-17cm, rộng 13cm. Cánh sen thon tương tự cánh sen trên một số tảng đá làm bậc đi ở trong động Am Tiên – tương truyền là nơi vua Đinh nuôi nhốt hổ, báo để trừng trị những kẻ phản quốc hoặc có tội nặng.
Cột kinh Lăng Nghiêm. Ảnh: ANTĐ.
Theo các nhà nghiên cứu về Phật giáo nói riêng và nghệ thuật kiến trúc nói chung, những cánh sen xuất hiện sớm nhất ở Việt Nam trong kiến trúc nghệ thuật cùng các hình thức trang trí cánh sen trong kiến trúc Lý – Trần đều bắt nguồn từ cột kinh Lăng Nghiêm. Quan sát kỹ sẽ thấy thân cột bát giác có số đo qua tâm hai mặt đối diện là 65 cm. Hai đầu cột đều có ngõng cắm vào đế và thớt bát giác dày 13 cm, có số đo qua tâm hai mặt đối diện là 61 cm (ở phía dưới) và 65 cm (ở phía trên), như vậy cột có dáng trên to dưới nhỏ.
Hai đầu cột đều có ngõng cắm vào đế và thớt: ngõng dưới dài 5 cm, đường kính 16 cm ngõng trên dài 6 m, đường kính 18 cm. Thớt bát giác có số đo qua tâm 2 mặt đối diện là 69cm, dày 13 cm, mặt trên phẳng, mặt dưới có lỗ mộng sâu 7 cm, đường kính 31 cm để ngậm vào ngõng trên của thân.
Đấu cao 26 cm có đường gờ miệng uốn lượn tạo nên 8 đỉnh nhọn, phía dưới được thu nhỏ tạo hình tròn, phía trên đấu có lỗ mộng tròn sâu 7 cm để gắn chóp hồ lô. Chóp trên cùng đã bị mất, nhưng căn cứ vào chóp trên những cột kinh Đinh Liễn so sánh tỷ lệ với thân, các nhà khoa học đoán định chóp có hình chiếc hồ lô thóp bụng, cổ dài, miệng tù, cao 80 cm, đường kính 30 cm.
Trên tám mặt của thân cột khắc đầy chữ Hán, nhưng trải qua thời gian hơn 1.000 năm, nửa dưới và ba mặt nửa trên cột đã bị mờ hoàn toàn. Năm mặt nửa trên còn lại cũng không đọc được nguyên vẹn. Nếu còn nguyên vẹn, ước khoảng 2.500 chữ, giờ đây số chữ có thể khổ tâm đọc được hoặc nhận dạng là 1.200 chữ. Theo sư thầy Thích Đàm An – trụ trì chùa Nhất Trụ, nội dung văn tự có 3 phần: kệ, kinh, lạc khoản. Nội dung văn tự là kinh Thủ Lăng Nghiêm, ca ngợi sự bền vững của Đức Phật, sự to lớn bao trùm của tài năng Phật Như Lai.
Còn theo ông Nguyễn Văn Sang -Phó Chủ tịch UBND xã Trường Yên, từ xưa tại đài sen này đã tồn tại những câu chuyện liên quan đến việc giấu vàng của người Tàu. Minh chứng rõ nhất là phần rời của phía trên cột kinh là nơi để cho vàng vào bên trong. Dù truyền thuyết chỉ là những câu chuyện mang tính hư cấu nhưng nhiều người ở địa phương vẫn tin vào điều ấy.
Theo VNE
Hà Nội sắp có tuyết rơi?
Từ ngày 30-8 đến 4-9 tới đây, những người yêu Hà Nội sẽ được chiêm ngưỡng hình ảnh Nhà hát Lớn, Nhà thờ Lớn, Khuê Văn Các, Chùa Một cột... phủ đầy những bông tuyết.
Hình ảnh 3D Khuê Văn Các ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám chìm trong băng tuyết
Đó là những hình ảnh sẽ được công bố trong triển lãm "Hà Nội - những góc nhìn lịch sử" do Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Nội kết hợp cùng Quỹ Văn hóa Hà Nội và nhóm Số hóa Hà Nội tổ chức chào mừng kỷ niệm Quốc khánh 2-9.
Được biết, nhóm Số hóa Hà Nội phải mất 7 năm để hình thành ý tưởng và thực hiện xong những bức ảnh 3D về Hà Nội. "Chúng tôi đã đầu tư rất nhiều tâm sức đi sưu tầm ảnh về Hà Nội xưa để phục dựng. Có những địa danh, chỉ còn lại bức ảnh rất nhòe mờ. Thật cảm ơn những người đã cung cấp cho nhóm nhiều bức ảnh tư liệu quý", đại diện nhóm tác giả chia sẻ.
Trong buổi họp báo chiều nay 23-8 tại Sở Văn hóa - Thể thao và Du Lịch Hà Nội, một số nhà báo cho rằng, cách diễn họa lại những hình ảnh đặc trưng của Hà Nội cho thấy góc nhìn mới rất ấn tượng và đẹp mắt. Tuy nhiên, khi xem những bức ảnh được diễn họa lại hao hao giống phong cảnh ở các nước Hàn Quốc, Nga, Nhật Bản... Trong khi đó, số khác lại bày tỏ sự băn khoăn, việc triển lãm những bức tranh này có phù hợp với văn hóa đặc trưng của Hà Nội không?
Về vấn đề này, nhiều ý kiến cho rằng, khi triển lãm được mở ra, người xem có thể thấy "mê" ngay và ao ước Hà Nội cũng có phong cảnh như vậy, "tức là thêm thần tượng văn hóa nước ngoài hơn trong nước. Điều này đặc biệt nguy hiểm cho giới trẻ, nhất là trong điều kiện văn hóa Việt đang bị xâm thực", một nhà báo băn khoăn.
Vũ Viết Hoài, thành viên nhóm Số hóa Hà Nội, là một trong những tác giả của những bức tranh 3D về Hà Nội cho biết, trong quá trình diễn họa lại những bức ảnh, đã có tham khảo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu về Hà Nội. Trước khi quyết định đưa ra triển lãm, đã lường trước được nhiều luồng dư luận trái chiều. Nhưng thông điệp của nhóm Số hóa Hà Nội là chỉ mong muốn những bạn trẻ có góc nhìn mới lạ, tình yêu những địa danh văn hóa, lịch sử của Hà Nội. Phần nào đó, muốn người dân lưu tâm đến biến đổi khí hậu vì "biết đâu, nếu chúng ta không bảo vệ môi trường, một ngày nào đó, Hà Nội lại có tuyết rơi thật", anh Hoài tâm sự.
Còn về vấn đề văn hóa, anh Hoài cho biết, ban tổ chức triển lãm sẽ bố trí những bức ảnh về Hà Nội chân thực bên cạnh những bức được diễn họa 3D để người xem có sự so sánh trực quan. "Từ đó, sẽ thấy Hà Nội chân thực, có những nét đẹp riêng mà tranh diễn họa 3D giống ở nước ngoài không có. Chúng tôi cũng mong muốn, sau triển lãm, nhiều người sẽ bỏ công đến thăm, tìm hiểu về những địa danh thực để gắn bó, yêu thương Hà Nội hơn", anh Hoài nói. Cũng theo anh Hoài, nhóm Số hóa Hà Nội rất tự tin dư luận sẽ ủng hộ.
Phát biểu tại cuộc họp báo, đại diện Sở Văn hóa -- Thể thao và Du Lịch Hà Nội nhận xét, đây là cuộc triển lãm tranh khá mới lạ, vừa là ý niệm, vừa để thử nghiệm, nghe ngóng phản hồi của dư luận. Nếu đa số ủng hộ, có thể cho thực hiện thêm một số dự án diễn họa 3D một số sự kiện như: kỷ niệm cầu Long Biên...
Tuyết rơi bao phủa Chùa Một Cột
Phố cổ Hà Nội cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 với đường xe điện
Nhà thờ Lớn Hà Nội được diễn họa rất giống phong cảnh ở Nga
Nhà hát Lớn đầy tuyết phủ
Những bức ảnh diễn họa 3D các địa danh nổi tiếng ở Hà Nội hao hao giống mùa thu ở Nhật Bản, Hàn Quốc
Những hình ảnh 3D về gian phòng triển lãm tranh 3D "Hà Nội - những góc nhìn lịch sử"
Theo VNE
Khám phá Hà Nội theo cụm Thủ đô thu hút du khách cả nước ở những danh thắng đi vào lịch sử, vẻ đẹp biến đổi theo mùa hay những món ăn đặc trưng. Hồ Gươm một sáng mùa thu. Địa điểm tham quan Rất khó để gom hay chia các điểm tham quan tại Hà Nội thành các nhóm dựa trên tính chất, diện tích nên những du...