Cột điện xiêu vẹo, chắp vá trên con đường nghìn tỷ
Hàng loạt cột điện trên đường vành đai 2 Hà Nội (đoạn Nhật Tân – Cầu Giấy, Hà Nội) xiêu vẹo, dây buộc chằng chịt trông rất nhếch nhác và nguy hiểm.
Hàng loạt cột điện trên đường vành đai 2 Hà Nội (đoạn Nhật Tân – Cầu Giấy, Hà Nội) xiêu vẹo, dây buộc chằng chịt trông rất nhếch nhác và nguy hiểm.
Đường vành đai 2 nối Nhật Tân – Bưởi – Cầu Giấy khánh thành từ giữa tháng 1/2016. Đây là tuyến đường huyết mạch nối phía Tây Nam thành phố, nhằm nâng cao năng lực giao thông và phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, nhiều cơ sở hạ tầng phụ trợ vẫn chưa được hoàn thành. Điển hình là hàng loạt cột điện trên tuyến đường được dựng lên chắp vá, dây điện chằng chịt trên toàn tuyến.
Thậm chí nhiều cột điện xiêu vẹo, được chống đỡ bằng những cây tre trông rất tạm bợ.
Hay gia cố bằng cách buộc chằng chịt những thanh gỗ vào cột điện.
Đường vành đai 2, đoạn qua đường Bưởi, có những bó dây điện được chống tạm bằng những thanh gỗ.
Video đang HOT
Nhiều người dân sống quanh khu vực phản ánh, họ lo sợ những cột điện tạm bợ này có thể đổ sập nếu thời tiết mưa gió.
Có những đoạn, nhiều đường dây điện bị hở, treo lơ lửng trên đầu người đi đường.
Hình ảnh hàng loạt cột điện được chống đỡ bằng các cọc tre đoạn gần đường Xuân La.
Tất cả được gia cố rất sơ sài.
Một số cột điện, phía dưới được đắp bằng những ụ xi măng cao trên 40 cm.
Dây điện “giăng tơ” chằng chịt đoạn gần đường Hoàng Quốc Việt.
Nhiều cột điện xiêu vẹo trước nhà dân, đoạn trước công viên Thủ Lệ.
Trao đổi với Zing.vn. ông Vũ Hà, Phó Giám đốc Ban QLDA hạ tầng đô thị cho biết, việc xuất hiện đường dây điện nổi, được chống đỡ xiêu vẹo là do trên tuyến đường hiện còn hệ thống đường dây (chủ yếu là dây thông tin) đang được treo theo phương án di chuyển tạm. Công tác di chuyển đường dây gặp rất nhiều khó khăn do đòi hỏi yêu cầu cao về kỹ thuật. Ngoài ra hai bên đường gom chưa làm xong, nên chưa thể chôn cọc để lắp đường dây. “Trong quá trình thi công, chúng tôi sẽ đảm bảo tối đa an toàn cho người đi đường”, ông Hà nói.
Dự kiến trong quý 2/2016 đơn vị sẽ hoàn thành toàn bộ công tác thi công hạ ngầm hệ thống ống nhựa kỹ thuật.
Lê Hiếu
Theo_Giáo dục thời đại
Đường vành đai 2 Nhật Tân - Cầu Giấy thông xe
Sáng 17/1, tuyến đường Vành đai 2 với tổng mức đầu tư trên 6.000 tỷ đồng chính thức thông xe, góp phần rút ngắn nửa thời gian và quãng đường đi từ Nhật Tân về Cầu Giấy (Hà Nội).
Dự án xây dựng đường vành đai 2 Hà Nội, đoạn Nhật Tân - Xuân La - Bưởi - Cầu Giấy dài 6,4 km có tổng mức đầu tư 304,7 triệu USD (tương đương 6.400 tỷ đồng). Khởi công từ tháng 3/2012, công trình chính thức thông xe kỹ thuật vào sáng nay, 17/1.
Dự án có điểm đầu nối với đường Võ Chí Công. Đường vành đai 2 là tuyến giao thông đường bộ nội đô khép kín của Hà Nội có tổng chiều dài là 43,6 km. Đường chạy qua các điểm khống chế sau: Vĩnh Tuy - Minh Khai - Đại La - Ngã Tư Vọng - đường Trường Chinh - Ngã Tư Sở - đường Láng - Cầu Giấy - Bưởi - Nhật Tân - Vĩnh Ngọc - Đông Hội - cầu chui Gia Lâm - khu công nghiệp Hanel - Vĩnh Tuy.
Hai cầu vượt sông Hồng trên đường vành đai 2 là cầu Vĩnh Tuy và cầu Nhật Tân, một cầu vượt sông Đuống là cầu Đông Trù.
Từ đoạn cầu vượt Bưởi - Hoàng Quốc Việt, đường được thiết kế với mặt cắt ngang rộng 58-64m, bố trí mỗi bên hai làn xe cơ giới, một làn xe buýt, hai làn xe hỗn hợp. Vỉa hè mỗi bên rộng 8m.
Dự án có ba cầu vượt chạy qua. Đến sáng nay, phần lớn các hạng mục đã hoàn thành.
"Thay vì đi mất hơn 20 phút từ cầu Nhật Tân tới Cầu Giấy như trước đây, sáng nay tôi chỉ mất khoảng hơn 10 phút, vì quãng đường thẳng, rút ngắn đáng kể và không có đèn đỏ", anh Nguyễn Hoàng Quân ở Xuân La, chia sẻ.
Ngoài cầu vượt thứ 2 tại nút Bưởi - Nguyễn Khánh Toàn, cầu vượt tại nút giao Cầu Giấy được coi là hạng mục lớn nhất trong toàn bộ dự án. Đây cũng là điểm cuối của dự án.
Nút giao Cầu Giấy là nút giao lớn và khá phức tạp, thường xuyên xảy ra ùn ứ giao thông và cũng là nơi nhiều công trình đang thi công đan xen.
Hai bên đường vành đai 2 trồng các loại cây cao tới 5m. Hệ thống đèn đã hoàn thiện.
Song song với việc thông xe, các hạng mục khác ở hai bên đường, các hệ thống đường dẫn, cầu chui... cũng đang được thi công, dự kiến sẽ hoàn thiện trước Tết nguyên đán.
Dự án đường từ Nhật Tân về Cầu Giấy với chiều dài hơn 6km không bố trí các đường dẫn xuống các nút giao. Các phương tiện đi từ Cầu Giấy đến Hoàng Quốc Việt bắt buộc phải đi qua cầu vượt cuối cùng (Hoàng Quốc Việt - Bưởi), vòng lên điểm quay đầu trên đường Võ Chí Công và ngược lại.
Cùng với dự án cầu Nhật Tân, dự án vành đai 2 nối từ cầu Nhật Tân đến nút Cầu Giấy hoàn thành sẽ góp phần hoàn chỉnh kết nối trung tâm Thủ đô đến sân bay Nội Bài nhằm giảm áp lực giao thông trên tuyến đường Bắc Thăng Long - Nội Bài hiện tại.
Bá Đô
Theo VNE
Hàu há miệng, nông dân miền Tây đắng lòng Hau bât ngơ chêt hang loat gây thiêt hai hang chuc ty đông khiên ca trăm hô dân ơ huyên Binh Đai, tinh Bên Tre lâm vao canh vơ nơ, nhiêu ngươi đinh bo quê lên Sai Gon lam thuê. Đo la tình cảnh cua hang trăm hô dân nuôi hau tai xa ven biên Thưa Đưc va xa Thơi Thuân (huyên Binh...