Costa Rica phát hiện ca mắc bệnh sốt xuất huyết chủng 4 sau 22 năm
Theo phóng viên TTXVN tại châu Mỹ, ngày 8/9, Costa Rica thông báo vừa phát hiện một trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết chủng 4 sau 22 năm và kêu gọi người dân tăng cường các biện pháp phòng ngừa.
Bộ Y tế Costa Rica cho biết trường hợp sốt xuất huyết chủng 4 hay còn gọi là DENV-4 này là một trẻ vị thành niên. Bệnh nhân đến khám tại trung tâm y tế ngày 23/8 với các triệu chứng sốt, buồn nôn, phát ban trên da, suy nhược toàn thân, đau cơ và khớp, chảy máu nướu và mũi. Giới chức y tế Costa Rica khẳng định đang theo dõi bệnh nhân để xác định các khu vực có khả năng lây nhiễm cao và phát hiện thêm các trường hợp lây nhiễm nếu có. Bên cạnh đó, khu vực ban đầu nơi phát hiện ca bệnh đã được khử trùng. Bộ Y tế cũng đã triển khai điều tra lịch sử dịch tễ và du lịch của bệnh nhân cũng như những người có liên hệ trực tiếp với trường hợp này trong 15 ngày qua, đồng thời tìm kiếm những người có triệu chứng tương tự trong cộng đồng dân cư nơi người bệnh sinh sống và khu vực lân cận.
Cục trưởng Cục Giám sát Y tế Costa Rica Rodrigo Marín đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dọn vệ sinh và làm sạch các dụng cụ chứa nước trong gia đình. Ông Marín cũng khuyến cáo người dân đến ngay cơ sở y tế và không tự ý sử dụng thuốc nếu xuất hiện các triệu chứng như sốt, khó chịu, đau cơ và/hoặc khớp. Các dấu hiệu cảnh báo của bệnh sốt xuất huyết có thể bao gồm cả đau bụng và nôn mửa.
Lần gần nhất Costa Rica ghi nhận ca sốt xuất huyết chủng 4 là năm 2000, do đó Bộ Y tế lo ngại người dân sẽ mẫn cảm hơn với loại virus này.
Video đang HOT
Sốt xuất huyết do 4 chủng virus dengue DEN1, DEN2, DEN3 và DEN4 gây ra. Các virus gây bệnh này xâm nhập vào cơ thể con người thông qua con đường hút máu của muỗi vằn Aedes aegypti và muỗi vằn Aedes albopictus, trong đó, Aedes aegypti là nguyên nhân phổ biến gây bệnh. Sau khi nhiễm 1 trong 4 chủng sốt xuất huyết của virus dengue thì sẽ miễn dịch suốt đời với chủng đó, song vẫn có khả năng bị nhiễm các chủng virus khác, do đó một người có thể bị mắc sốt xuất huyết tối đa 4 lần trong đời. Đáng quan ngại hơn, những lần mắc bệnh sau sẽ nặng hơn do ảnh hưởng của các phức hợp miễn dịch chéo.
Phát hiện ra cơ chế khác lạ khiến muỗi luôn 'đánh hơi' được người
Cho dù bạn dùng thuốc đuổi muỗi, mặc áo dài tay hay dùng cây sả, những con muỗi vo ve luôn biết cách tìm đường quay lại với bạn.
Theo tờ The Guardian ngày 18/8, các nhà nghiên cứu cho biết họ đã tìm ra cơ chế đằng sau khả năng này của muỗi.
Con người tỏa ra một loại hỗn hợp gồm mùi cơ thể, nhiệt và CO2. Hỗn hợp này khác nhau ở mỗi người và được muỗi sử dụng để tìm ra "bữa ăn" tiếp theo của chúng.
Mặc dù hầu hết các loài động vật có một bộ tế bào thần kinh cụ thể để phát hiện từng loại mùi, nhưng muỗi có thể nhận biết mùi thông qua một số con đường khác nhau,.
Bà Meg Younger, trợ lý giáo sư sinh học tại Đại học Boston và là một trong những tác giả chính của nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học Cell, nói: "Chúng tôi đã phát hiện ra rằng cách muỗi mã hóa các mùi thực sự khác biệt so với những loài khác".
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Rockefeller (New York) từng rất bối rối khi muỗi bằng cách nào đó vẫn có thể tìm thấy người để hút máu sau khi họ loại bỏ toàn bộ dòng protein cảm nhận mùi của con người khỏi bộ gien của muỗi.
Sau đó, nhóm nghiên cứu kiểm tra các thụ thể mùi trong râu của muỗi. Các thụ thể này liên kết với các chất hóa học trôi nổi trong môi trường và truyền tín hiệu đến não thông qua các tế bào thần kinh.
Bà Younger cho biết: "Chúng tôi cho rằng muỗi sẽ tuân theo nguyên tắc trung tâm của phản ứng khứu giác, đó là chỉ có một loại thụ thể trong mỗi tế bào thần kinh. Thay vào đó, những gì chúng tôi đã thấy là các thụ thể khác nhau có thể phản ứng với các mùi khác nhau trong cùng một tế bào thần kinh".
Điều này có nghĩa là mất một hoặc nhiều thụ thể không ảnh hưởng đến khả năng ngửi mùi của muỗi. Các nhà nghiên cứu nói rằng hệ thống dự phòng này có thể đã phát triển thành một cơ chế sinh tồn.
Bà Younger nói: "Muỗi Aedes aegypti là loài chuyên đốt người và người ta tin rằng chúng tiến hóa để đốt người vì con người luôn ở gần nước ngọt và muỗi đẻ trứng ở nước ngọt. Về cơ bản, chúng ta là bữa ăn hoàn hảo của muỗi, vì vậy muỗi có động lực tìm kiếm con người vô cùng mạnh mẽ".
Cuối cùng, các nhà nghiên cứu cho biết, hiểu được cách não muỗi xử lý mùi của con người có thể giúp can thiệp vào hành vi đốt và giảm lây truyền các bệnh do muỗi, chẳng hạn như sốt rét, sốt xuất huyết và sốt vàng.
Bà Younger nói: "Chiến lược chính để kiểm soát muỗi là thu hút chúng vào bẫy để loại bỏ chúng khỏi quần thể muỗi đốt. Nếu chúng ta có thể sử dụng kiến thức này để hiểu mùi của con người được thể hiện như thế nào trong râu và não của muỗi, chúng ta có thể phát triển các hỗn hợp mà muỗi thấy hấp dẫn hơn cả con người. Chúng ta cũng có thể phát triển các chất đuổi muỗi nhằm vào các thụ thể và tế bào thần kinh mà muỗi chuyên dùng để phát hiện mùi của con người".
Tiến sĩ Marta Andres Miguel tại Đại học College London cho biết: "Đây là một khám phá đáng chú ý không chỉ từ quan điểm sinh học cơ bản, mà còn từ quan điểm kiểm soát bệnh tật. Khám phá này mở ra những con đường mới để phát triển công cụ mới kiểm soát muỗi, hoặc để thu hút chúng vào bẫy, hoặc xua đuổi chúng và tránh để chúng đốt con người".
Bình Phước ghi nhận gần 2.000 ca sốt xuất huyết, trong đó 3 ca tử vong Tỉnh Bình Phước hiện ghi nhận 1.998 ca sốt xuất huyết, trong đó có 3 ca tử vong. Tỉnh đang thực hiện các biện pháp để khống chế dịch. Ngày 29.6, thông tin từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bình Phước cho biết tính đến ngày 26.6, tỉnh ghi nhận 227 ổ dịch sốt xuất huyết với 1.998 ca mắc....