Coronavirus 2019-nCoV là hậu duệ của các mầm bệnh khác do dơi truyền?
Sau khi giải mã và thu được kết quả bộ gien 2019-nCoV tương tự 96,3% với bộ gien vi rút BatCoV, lần đầu tiên được phát hiện ở loài dơi, các nhà khoa học Hy Lạp khẳng định giả thuyết về sự lây lan của mầm bệnh này trong quần thể người từ dơi là hợp lý nhất.
Coronavirus 2019-nCoV hoàn toàn có khả năng là hậu duệ của các mầm bệnh khác do dơi truyền – Ảnh: Flickr
Theo BiorXiv.org, các nhà khoa học Hy Lạp đã tiến hành phân tích tiến hóa trên tổng thể bộ gien của coronavirus 2019-nCoV và thấy rằng nó không bắt nguồn từ vi rút SARS, nhưng hoàn toàn có khả năng là hậu duệ của các mầm bệnh khác do dơi truyền.
Từ coronavirus, một ổ dịch bắt đầu ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc có tên 2019-nCoV, vì được phát hiện vào cuối năm 2019. Các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra cách để đối phó với nó khi tính tới ngày 30.1, dịch viêm phổi đã khiến 170 người tử vong tại Trung Quốc và vẫn tiếp tục lan ra nhiều quốc gia trên thế giới.
Để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả cho mầm bệnh, trước tiên cần hiểu cách thức hoạt động của nó và xem nó giống với các loại vi rút đã biết như thế nào. Do đó, các nhà khoa học Hy Lạp ở Đại học Athens đã quyết định giải mã bộ gien của loài sinh vật này.
Video đang HOT
Để làm điều này, họ đã sử dụng phân tích phát sinh chủng loại học (phylogenetic analysis) bằng các phương pháp tương tự tối đa (maximum likelihood) và định lý Bayes (cho phép tính xác suất xảy ra của một sự kiện ngẫu nhiên A khi biết sự kiện liên quan B đã xảy ra).
Hóa ra bộ gien 2019-nCoV tương tự 96,3% với bộ gen vi rút BatCoV (BatCoV RaTG13) lần đầu tiên được phát hiện ở loài dơi. Nhưng ngoài ra, coronavirus mới cũng tương tự như Bat-SARS, nguyên nhân gây ra bệnh SARS và dịch bệnh trước đó ở Trung Quốc.
Theo các nhà khoa học Hy Lạp, rất khó có khả năng 2019-nCoV đến từ sự tái tổ hợp (recombination) của vi rút BatCoV, như đã giả định trước đây. Nhưng giả thuyết về sự lây lan của mầm bệnh này trong quần thể người từ dơi vẫn là hợp lý nhất.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi.vn
Phải mất 6 tháng tốn kém để phát triển vắc-xin ngừa vi-rút Corona
Theo ông Sergej Kraevoj, thứ trưởng y tế Nga, phải mất ít nhất 6 tháng và nhiều tiền để phát triển vắc xin ngừa chủng mới của vi rút Corona đang lan rộng ở Trung Quốc và lây sang các nước khác.
Một bệnh viện ở Vũ Hán, Trung Quốc, nơi bùng phát dịch - Ảnh: Reuters
Theo Ivzestija, chủng mới của vi rút Corona gây bệnh viêm phổi ở Trung Quốc đã nhiễm cho 571 trường hợp, trong đó, số người chết đã tăng gần gấp đôi, từ 9 người ngày 22.1 lên 17 người ngày 23.1 và có tin vi rút đã xâm nhập vào Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ.
Trong khi Tổ chức Y tế Thế giới đang triệu tập một cuộc họp khẩn cấp thì ngay lập tức,Trung tâm hoạch định chiến lược của Bộ y tế Nga tuyên bố phải mất 6 tháng và nhiều tiền để phát triển vắc xin ngừa chủng mới của vi rút Corona. Đây phải là một trong những mục tiêu ưu tiên của ngành y tế Nga, bởi vì hành vi tiếp theo của vi rút là không thể đoán trước được. Ông Sergej Kraevoj, thứ trưởng y tế Nga cho biết các đồng nghiệp ở Trung Quốc đang hỗ trợ để có được vật liệu sinh học.
Vị quan chức này tin rằng sự phát triển của một loại thuốc sẽ mất tới 3 tháng, tuy nhiên, toàn bộ chu trình tạo ra vắc xin, bao gồm tất cả các nghiên cứu, có thể mất ít nhất 6 tháng. Ông Sergej Kraevoj tin rằng cần các khoản tiền đầu tư " đáng kể" và " đầu tư tiền" là cần thiết.
Các chuyên gia vi rútTrung Quốc bày tỏ lo ngại về sự khởi đầu của đợt lây lan thứ ba của vi rút, do thực tế là nhiễm trùng được phát hiện ở những người thân của một trong những bệnh nhân đã chết và ở những nhân viên bệnh viện đã tiếp xúc với nạn nhân.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Chủ động chống dịch nCoV từ bệnh viện Trước diễn biến phức tạp của dịch viêm phổi do vi rút Corona mới (nCoV) có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai đã chủ động sẵn sàng mọi kế hoạch phòng chống dịch bệnh, triển khai quy trình sàng lọc, cách ly và điều trị cho người nhiễm. Bệnh viện đã xây dựng kế hoạch, yêu cầu tất...