COP29: LHQ kêu gọi G20 ‘chung tay’ để đạt được mục tiêu mới về tài chính khí hậu
Ngày 16/11, Thư ký điều hành Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (UNFCCC), ông Simon Stiell đã kêu gọi các quốc gia thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới ( G20) thúc đẩy các cuộc đàm phán trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu ( COP29) đang diễn ra tại thủ đô Baku của Azerbaijan, nhằm đạt được một thỏa thuận gây quỹ cho các quốc gia đang phát triển.
Thư ký điều hành Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (UNFCCC) Simon Stiell. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ông Stiell ghi nhận nỗ lực của các nhà đàm phán tại COP29 khi họp thâu đêm để đạt được mục tiêu mới về tài chính khí hậu. Tuy nhiên, ông cho rằng để đạt được mục tiêu này vẫn còn là một chặng đường dài phía trước, với những thách thức và khó khăn nhất định. Vì vậy, vai trò của các nước G20 cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng, nhằm hỗ trợ những nỗ lực của COP29.
Trong một thông báo, ông Simon Stiell cho rằng các nhà lãnh đạo G20, bao gồm các nền kinh tế hàng đầu và cũng là các quốc gia có lượng phát thải lớn trên thế giới, cần xem xét vấn đề tài chính khí hậu khi nhóm họp tại hội nghị thượng đỉnh của nhóm dự kiến diễn ra tại Brazil từ ngày 18-19/11.
Video đang HOT
Quan chức LHQ này nhấn mạnh thế giới đang theo dõi và mong đợi những tín hiệu mạnh mẽ cho thấy hành động vì khí hậu là hoạt động cốt lõi của các nền kinh tế thuộc G20.
Một trong những chủ đề “ nóng” nhất của COP29 chính là vấn đề tài chính khí hậu, nơi các quốc gia thảo luận để tìm ra con số tài chính thích hợp nhằm hỗ trợ các nước nghèo ứng phó với biến đổi khí hậu. Mức cam kết ban đầu là 100 tỷ USD mỗi năm, nhưng nay con số này không đủ để đáp ứng nhu cầu thực tế. Các quốc gia đang phát triển kêu gọi nâng mức cam kết tài trợ hằng năm lên 1.300 tỷ USD, phần lớn dưới dạng viện trợ không hoàn lại thay vì cho vay, nhằm giúp các nước này thích ứng với tác động của khí hậu và chuyển đổi sang năng lượng sạch.
Tuy nhiên, các cuộc thảo luận đang diễn ra tại COP29 đang vấp phải nhiều khác biệt trong quan điểm, đặc biệt là việc thống nhất được con số cam kết tài chính hằng năm, loại hình tài trợ và bên chi trả. Ngoài ra, các nước phát triển muốn Trung Quốc và các quốc gia vùng Vịnh tham gia danh sách các nhà tài trợ.
COP29: Chần chừ sẽ làm tăng chi phí ứng phó với biến đổi khí hậu
Ngày 14/11, nhóm chuyên gia cấp cao độc lập về tài chính khí hậu (IHLEG) công bố báo cáo cho biết nguồn quỹ hỗ trợ các nước nghèo ứng phó với biến đổi khí hậu có thể sẽ cần phải tăng ít nhất lên 1.300 tỷ USD/năm vào năm 2035.
Theo ước tính của Cơ quan Năng lượng quốc tế, 40% phát thải khí methane ở Malaysia đến từ các điểm khai thác dầu khí của nước này. Ảnh minh họa: Flickr/TTXVN
Báo cáo nêu rõ: "Nếu không có tiề.n đầu tư trước năm 2030, áp lực sẽ tăng lên trong những năm tiếp theo, tức là sẽ tốn kém hơn để đạt được sự ổn định khí hậu".
Báo cáo của IHLEG được công bố trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan). Các nhà đàm phán được kêu gọi hãy giải ngân tiề.n quyên góp ngay bây giờ, nếu không sau này sẽ phải đóng góp nhiều hơn để chuyển sang năng lượng xanh hơn và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.
Tài chính khí hậu là trọng tâm của các cuộc đàm phán COP29 và thành công của hội nghị sẽ được đán.h giá dựa trên việc các quốc gia có thể thống nhất một mục tiêu mới về cam kết tài chính hằng năm mà các nước giàu hơn, các tổ chức cho vay phát triển và khu vực tư nhân dành để tài trợ các nước đang phát triển triển khai các hành động khí hậu.
Một nhóm gồm 10 công ty lớn nhất đã công bố kế hoạch tăng 60% nguồn tài chính cho khí hậu, lên 120 tỷ USD/năm vào năm 2030, trong đó có ít nhất 65 tỷ USD từ khu vực tư nhân.
Các biện pháp huy động tài chính mới được đề cập bao gồm đán.h thuế các lĩnh vực gây ô nhiễm như hàng không, nhiên liệu hóa thạch và vận tải, hoặc các giao dịch tài chính. Đề xuất này đã nhận được sự ủng hộ, nhiều nước cho biết sẽ xem xét. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, khả năng đạt được bất kỳ thỏa thuận nào vào thời điểm này là rất thấp.
Cũng trong ngày 14/11, người đứng đầu Hiệp hội Ngân hàng Azerbaijan, ông Zakir Nuriyev công bố cam kết của 22 ngân hàng trong nước dành gần 1,2 tỷ USD để tài trợ cho các dự án giúp Azerbaijan chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp.
Khai mạc hội nghị COP29 tại Azerbaijan Ngày 11/11, Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) đã chính thức khai mạc tại thủ đô Baku của Azerbaijan, thu hút sự quan tâm của cộng đồng thế giới. Chủ tịch COP 29 Mukhtar Babayev phát biểu tại lễ khai mạc ở Baku, Azerbaijan, ngày 11/11/2024. Ảnh:...