COP29: Điều gì đang cản trở các cuộc đàm phán cho đến nay?
Khi COP29 bước sang tuần thứ hai, mối lo ngại đang gia tăng về tiến độ chậm chạp. Tuy nhiên, vẫn có hy vọng rằng hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil có thể giúp dẫn đến đột phá tại các cuộc đàm phán về khí hậu đang bị đình trệ.
Lễ khai mạc Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) ở Baku, Azerbaijan ngày 11/11/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo Đài phát thanh Quốc tế Deutsche Welle của Đức ngày 19/11, Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku, Azerbaijan, đang chứng kiến những thách thức lớn trong việc đạt được tiến bộ quan trọng về ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu.
Hiện cộng đồng quốc tế đang hành động quyết liệt vì khí hậu khi nhiệt độ tăng cao do đốt nhiên liệu hóa thạch khiến thế giới phải đối mặt với những cơn bão, lũ lụt, hạn hán và cháy rừng ngày càng gia tăng. Nhưng dù bước sang tuần thứ hai sau khi khai mạc COP29, các cuộc đàm phán vẫn chưa đạt được nhiều tiến triển quan trọng.
Jan Kowalzig, chuyên gia về biến đổi khí hậu từ tổ chức Oxfam cho biết: “Tuần đầu tiên của hội nghị đã không đạt được những gì cần thiết để lạc quan về tuần thứ hai”. Ông nhấn mạnh rằng cả hai chủ đề chính của COP29 – tham vọng bảo vệ khí hậu và hỗ trợ các nước thu nhập thấp – đều bị cản trở bởi những lập trường đối lập. Có một số yếu tố chính đang cản trở tiến trình đàm phán:
Video đang HOT
Thứ nhất, sự vắng mặt của các nhà lãnh đạo quan trọng là một dấu hiệu đáng lo ngại. Cụ thể lãnh đạo các quốc gia như Đức, Pháp và Mỹ không có mặt tại hội nghị. Thậm chí, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công khai tuyên bố sẽ rút khỏi Thỏa thuận Paris về khí hậu lần thứ hai nếu trở lại Nhà Trắng.
Thứ hai, vấn đề tài chính khí hậu đang là điểm nghẽn chính. Theo một nghiên cứu mới, các nước đang phát triển (trừ Trung Quốc) sẽ cần khoảng 1.000 tỷ USD mỗi năm để ứng phó với khủng hoảng khí hậu đến cuối thập kỷ này.
Hiện các quốc gia vẫn đang tranh luận gay gắt về việc ai sẽ chi trả và bằng cách nào. Các nước phương Tây muốn Trung Quốc và các quốc gia giàu ở vùng Vịnh tham gia đóng góp, đồng thời kêu gọi khu vực tư nhân cũng phải tham gia huy động đầu tư.
Do đó, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã kêu gọi các nhà lãnh đạo G20 giúp cứu vãn các cuộc đàm phán. Ông nhấn mạnh rằng các nước này chiếm 80% lượng khí thải toàn cầu và cần “làm gương”.
Một diễn biến gây chú ý là việc Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev đã sử dụng diễn đàn này để mô tả dầu khí – nguyên nhân chính của khủng hoảng khí hậu – là “món quà của Chúa”, một phát biểu được cho là trái ngược với mục tiêu của hội nghị.
Manuel Pulgar-Vidal từ tổ chức môi trường WWF nhấn mạnh: “Số tiề.n tài trợ cho khí hậu, cùng với người trả và người nhận, sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc ‘mở khóa’ các cuộc đàm phán”.
Về phần mình, Rachel Cleetus, Giám đốc Chính sách của Chương trình năng lượng và khí hậu thuộc “Union of Concerned Scientists” – một tổ chức khoa học phi lợi nhuận có trụ sở ở Mỹ, cho rằng đây là thời điểm các quốc gia phát thải lớn, đặc biệt là các nước giàu, cần thể hiện vai trò lãnh đạo và đàm phán một cách thiện chí.
Trong khi đó, Chủ tịch COP29 Mukhtar Babayev thừa nhận sự lo ngại về tốc độ đàm phán. Ông kêu gọi các nước G20 – những quốc gia chiếm 85% GDP toàn cầu và 80% lượng khí thải – sử dụng cuộc họp đang diễn ra ở Brazil để gửi đi tín hiệu tích cực về cam kết giải quyết khủng hoảng khí hậu.
Tuy nhiên, Ủy viên châu Âu về Hành động vì Khí hậu Wopke Bastiaan Hoekstra vẫn giữ thái độ lạc quan. Ông cho rằng, bất chấp tình hình địa chính trị khó khăn, vẫn có cơ sở để đạt được một kết quả tích cực.
Hàn Quốc cam kết viện trợ 10 triệu USD ứng phó nạn đói ở châu Phi
Ngày 18/11, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cho biết nước này sẽ cung cấp 10 triệu USD viện trợ nhân đạo để đối phó với cuộc khủng hoảng nạn đói ở châu Phi, như một phần của sáng kiến Liên minh toàn cầu chống đói nghèo do Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) dẫn đầu.
Người dân chờ được phát lương thực cứu trợ tại trại tị nạn ở Baidoa, Somalia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh G20 đang diễn ra tại Rio de Janeiro (Brazil), Tổng thống Hàn Quốc cũng công bố kế hoạch tăng gấp rưỡi viện trợ lương thực thông qua Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc, từ 100.000 tấn lên 150.000 tấn vào năm tới.
Ông kêu gọi các thành viên G20 cùng ủng hộ để thúc đẩy tăng trưởng bền vững ở các quốc gia đang phát triển, coi đây là giải pháp lâu dài cho cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu, đồng thời khuyến khích các quốc gia đang phát triển tiến hành cải cách tài chính và cơ cấu để sử dụng hiệu quả ngân sách của họ.
Ông Yoon Suk Yeol cũng cho biết Hàn Quốc có kế hoạch công bố khoản đóng góp tài chính 845,6 tỷ won (tương đương 608,2 triệu USD) cho quỹ Hiệp hội Phát triển Quốc tế của Ngân hàng Thế giới (WB), tăng 45% so với năm 2021, trong cuộc họp bổ sung dự kiến sẽ được tổ chức tại Seoul vào tháng tới.
Sức khỏe của Tổng thống Paraguay Santiago Pena ổn định trở lại Tổng thống Paraguay Santiago Pea đã trong tình trạng sức khỏe ổn định vào tối 18/11 (theo giờ địa phương) sau khi phải nhập viện do cảm thấy khó chịu trong người. Sự việc xảy ra khi ông Pena đang tham Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tại...