COP27: LHQ công bố khởi động Sáng kiến thị trường carbon châu Phi
Theo phóng viên TTXVN tại Ai Cập, Liên hợp quốc ngày 8/11 đã công bố khởi động Sáng kiến thị trường carbon châu Phi (ACMI) trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc ( LHQ) về biến đổi khí hậu ( COP27).
Bên trong Trung tâm Hội nghị Quốc tế Sharm El-Sheikh ở thành phố Sharm El-Sheikh, Ai Cập, nơi diễn ra Hội nghị COP27, ngày 5/11/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Sáng kiến này có mục đích mở rộng đáng kể sự tham gia của châu Phi vào các thị trường carbon tự nguyện và được đưa ra bởi một ủy ban chỉ đạo với sự tham gia của 13 thành viên bao gồm các nhà lãnh đạo châu Phi, các giám đốc điều hành và các chuyên gia tín dụng carbon.
Sáng kiến ACMI được triển khai với sự phối hợp với Liên minh Năng lượng Toàn cầu cho con người và hành tinh (GEAPP), tổ chức Năng lượng Bền vững cho Tất cả (SEforALL) và Ủy ban kinh tế châu Phi thuộc LHQ, và sự hỗ trợ của các hai nhà vận động chống biến đổi khí hậu của LHQ là Mahmoud Mohieldin và Nigel Topping. ACMI đã công bố một tham vọng lớn đối với châu Phi nhằm đạt mục tiêu sản xuất hằng năm 300 triệu tín chỉ carbon vào năm 2030. Mức sản xuất này dự kiến sẽ mang lại doanh thu 6 tỷ USD và hỗ trợ việc làm cho khoảng 30 triệu người.
Video đang HOT
Nhiều quốc gia châu Phi bao gồm Kenya, Malawi, Gabon, Nigeria và Togo đã chia sẻ cam kết hợp tác với Sáng kiến ACMI để mở rộng quy mô sản xuất tín chỉ carbon thông qua các kế hoạch kích hoạt thị trường carbon tự nguyện.
Ngày 7/11, Tổng thống Senegal đồng thời là Chủ tịch Liên minh châu Phi (AU), ông Macky Sall, đã kêu gọi cộng đồng quốc tế thực hiện đầy đủ tất cả cam kết chống biến đổi khí hậu, cho rằng cam kết cung cấp hỗ trợ tài chính 100 tỷ USD mỗi năm là không đủ và cần nâng lên 200 tỷ USD.
Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), châu Phi là khu vực đặc biệt dễ bị tổn thương trước các tác động của biến đổi khí hậu. Lượng phát thải ở châu Phi chỉ chiếm khoảng 4% tổng lượng phát thải toàn cầu, nhưng đây lại là khu vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu.
COP27 đang diễn ra từ ngày 6 – 18/11 tại thành phố Sharm El-Sheikh, ở Biển Đỏ của Ai Cập, trong bối cảnh có nhiều lời cảnh báo về việc suy giảm nỗ lực cắt giảm khí thải, cũng như những lời kêu gọi các nước giàu hỗ trợ nước nghèo khắc phục hậu quả của thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
COP27: WB đánh giá cao tính hiệu quả của các dự án về khí hậu tại Việt Nam
Ngày 8/11, Đoàn đại biểu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà dẫn đầu đã tham dự sự kiện về đẩy mạnh hoạt động giảm thiểu phát thải khí nhà kính nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, do Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG) tổ chức, bên lề Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) đang diễn ra tại thành phố Sharm El-Sheikh của Ai Cập.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà chia sẻ giải pháp và lộ trình của Việt Nam trong thực hiện các cam kết với WB về chống biến đổi khí hậu. Ảnh: Nguyễn Trường/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, phát biểu tại sự kiện với sự tham dự của Chủ tịch WB David Malpas, Tổng thống Tanzania và Tổng thống Mozambique, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã chia sẻ về các dự án, giải pháp và lộ trình của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết với WB về chống biến đổi khí hậu.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà đánh giá cao các sáng kiến của WB, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Theo Bộ trưởng, vai trò của WB là rất quan trọng, đặc biệt tập trung vào những vấn đề mang tính toàn cầu, với những ưu tiên tài chính trong từng giai đoạn. WB đã hỗ trợ Việt Nam từ xóa đói giảm nghèo, tới phát triển và ưu tiên tập trung vào chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và chuyển đổi năng lượng hiện nay. Việt Nam đã có những thay đổi cần thiết để cùng kết nối và gắn kết các quốc gia trong việc thực hiện các dự án do WB tài trợ.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng WB cần tiếp tục hỗ trợ để các quốc gia được tiếp cận các nguồn qũy và cần có chiến lược ưu tiên cho giai đoạn tới. Việt Nam mong muốn WB đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi năng lượng, đồng thời đánh giá cao mô hình hợp tác của WB trong các gói hỗ trợ về kỹ thuật và các dự án đầu tư. Việt Nam cũng mong muốn WB tiếp tục điều phối tốt nhất để sử dụng hiệu quả nguồn tài chính và các qũy tài chính về khí hậu.
Về phần mình, Chủ tịch WB David Malpass đánh giá các dự án của Việt Nam đã tạo động lực và có hiệu quả. Quan hệ gữa WB và Việt Nam trong thực hiện các chương trình chuyển đổi là mô hình cho các quốc gia. Ông Malpass nhấn mạnh WB sẽ tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam, nhất là trong thích ứng với biến đổi khí hậu.
Chủ tịch WB cũng kêu gọi sự đóng góp của cộng đồng quốc tế, các nhà tài trợ, cộng đồng doanh nghiệp để thiết lập các qũy ủy thác liên quan đến khí hậu. Ông Malpass nhấn mạnh các quốc gia cần thúc đẩy hành động khí hậu để chống lại tác động của biến đổi khí hậu và đẩy nhanh các dự án giảm phát thải khí nhà kính.
Châu Âu trải qua tháng 10 nóng kỷ lục Cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus (C3S) của Liên minh châu Âu (EU) ngày 8/11 cho biết nhiệt độ trong tháng 10 tại châu Âu đã ở mức cao kỷ lục, hơn gần 2 độ C so với giai đoạn C3S thống kê nhiệt độ từ năm 1991 - 2020. Khách du lịch tận hưởng thời tiết nắng ấm trái...