COP27: Indonesia nhấn mạnh 3 giải pháp chống biến đổi khí hậu
Phó Tổng thống Indonesia Ma’ruf Amin ngày 8/11 đã nhấn mạnh 3 giải pháp liên quan đến nỗ lực giải quyết vấn đề biển đổi khí hậu tại Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu ( COP27) đang diễn ra tại Ai Cập.
Các đại biểu chụp ảnh chung tại Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP27) ở Sharm El-Sheikh, Ai Cập ngày 7/11/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ông Ma’ruf Amin cho rằng giải pháp đầu tiên đó là biến COP27 thực thi thực chất những cam kết đã đưa ra tại COP26. Ông Ma’ruf Amin cho rằng từ COP26 năm 2021 tại Glasgow đến nay hầu như không có tiến bộ nào đáng kể nỗ lực chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường. Do đó, COP27 không nên dừng lại ở những khẩu hiệu mà cần triển khai thực chất bao gồm việc cam kết của những quốc gia phát triển hỗ trợ các nước đang phát triển.
Tiếp đó, Phó Tổng thống Indonesia cho rằng các bên cần chung tay phối hợp để thúc đẩy nỗ lực chống biến đổi khí hậu toàn cầu, ngăn chặn sự nóng lên của Trái Đất. Ông Ma’ruf Amin cho rằng tất cả các quốc gia phải đóng góp theo năng lực của mình, với tinh thần chia sẻ gánh nặng. Các quốc gia có năng lực hơn phải giúp đỡ và trao quyền cho các quốc gia khác.
Video đang HOT
Sau cùng, ông Ma’ruf Amin khẳng định Indonesia sẽ tiếp tục đi đầu trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu bao gồm việc đề xuất Mở rộng đóng góp hạn định quốc gia (ENCD) hoặc cam kết của Indonesia về Đóng góp nhiều hơn vào chương trình Duy trì nhiệt độ toàn cầu.
Ông Ma’ruf Amin khẳng định Indonesia giữ vững mục tiêu giảm lượng khí thải xuống 31,8% theo năng lực và giảm 43,2% từ hỗ trợ quốc tế. Mức giảm này phù hợp với những chính sách về khí hậu mà Indonesia đang triển khai bao gồm bảo tồn và phục hồi thiên nhiên, cũng như hiện thực hóa mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2070.
Để đảm bảo tài trợ cho quá trình chuyển đổi năng lượng, Indonesia đã triển khai chương trình Nền tảng quốc gia về cơ chế chuyển đổi năng lượng. Tất cả những nỗ lực quốc gia này cần phù hợp và có sự hỗ trợ của quốc tế bao gồm tạo ra một thị trường carbon hiệu quả và công bằng, đầu tư cho quá trình chuyển đổi năng lượng và tài trợ cho hành động khí hậu.
Hơn nữa, với tư cách là Chủ tịch G20 năm 2022, Indonesia sẽ tiếp tục khuyến khích phục hồi xanh và hành động vì khí hậu mạnh mẽ và bao trùm. Bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu tiếp tục sẽ là một trong những ưu tiên của Indonesia trong năm 2023 khi đảm nhận vị trí Chủ tịch ASEAN.
Châu Âu trải qua tháng 10 nóng kỷ lục
Cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus (C3S) của Liên minh châu Âu (EU) ngày 8/11 cho biết nhiệt độ trong tháng 10 tại châu Âu đã ở mức cao kỷ lục, hơn gần 2 độ C so với giai đoạn C3S thống kê nhiệt độ từ năm 1991 - 2020.
Khách du lịch tận hưởng thời tiết nắng ấm trái mùa trên bãi biển ở Nice, miền Nam nước Pháp, ngày 2/11/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Phó Giám đốc C3S, bà Samantha Burgess nhận định: "Các hậu quả nghiêm trọng của biến đổi khí hậu ngày nay rất rõ rệt và chúng ta cần hành động khí hậu cần mạnh mẽ hơn tại Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc (COP27) để đảm bảo giảm khí thải sao cho mức tăng nhiệt độ nằm trong giới hạn 1,5 độ C đã nhất trí trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu".
C3S cho biết tình trạng nóng lên "khiến nhiệt độ hằng ngày tăng lên mức kỷ lục ở Tây Âu, và một tháng 10 nóng kỷ lục ở Áo, Thụy Sĩ và Pháp". Những vùng rộng lớn ở Italy và Tây Ban Nha cũng chứng kiến những mức nhiệt cao kỷ lục trong tháng trước.
Theo C3S, Canada cũng trải qua cái nóng kỷ lục. Trong khi đó, nhiệt độ trung bình thấp hơn được ghi nhận ở Australia, vùng Viễn Đông Nga và nhiều nơi ở Tây Nam Cực.
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh các nhà lãnh đạo thế giới đang tham gia các cuộc thảo luận cam go tại Ai Cập và phải đối mặt với những lời kêu gọi khẩn cấp giảm khí thải nhằm tránh các thảm họa khí hậu. Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres cảnh báo các nước cần hợp tác, nếu không sẽ phải đối mặt với "cuộc tự sát tập thể" trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Phát biểu tại COP27, ông Guterres nhấn mạnh: "Nhân loại đang đối mặt với một lựa chọn: hợp tác hoặc hủy diệt".
Tổ chức Khí hậu Thế giới (WMO) ngày 6/11 cho biết nếu các dự báo cho năm 2022 là đúng thì trong 8 năm vừa qua, năm nào cũng nóng hơn so với các năm trước 2015, cho thấy sự nóng lên toàn cầu đang diễn ra nhanh hơn đáng kể. Theo tổ chức này, mực nước biển tăng, băng tan, mưa lớn, các đợt gió nóng sẽ gia tăng khi nhiệt độ toàn cầu ấm hơn.
Trái đất đã ấm hơn 1,1 độ C so với cuối thế kỷ XIX, trong đó một nửa mức tăng nhiệt này được ghi nhận trong vòng 30 năm trở lại đây. Năm 2022 sẽ là năm nóng thứ 5 hoặc thứ 6 từng được ghi nhận, bất chấp tác động của La Nina từ năm 2020 - hiện tượng tự nhiên tại Thái Bình Dương có tác động làm lạnh khí quyển.
COP27: LHQ công bố khởi động Sáng kiến thị trường carbon châu Phi Theo phóng viên TTXVN tại Ai Cập, Liên hợp quốc ngày 8/11 đã công bố khởi động Sáng kiến thị trường carbon châu Phi (ACMI) trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP27). Bên trong Trung tâm Hội nghị Quốc tế Sharm El-Sheikh ở thành...