COP21 trong không khí khủng bố
11.000 cảnh sát và hiến binh được triển khai tại Paris để bảo vệ an ninh cho hội nghị Paris về biến đổi khí hậu (COP21).
Ngày 28-11, hàng ngàn người đã xuống đường ở châu Á kêu gọi hội nghị Paris về biến đổi khí hậu (COP21 – dự kiến bắt đầu ngày 29/11) phải hành động mạnh mẽ hơn nữa để bảo vệ Trái đất.
Tuần hành vì khí hậu
Tại Manila (Philippines), khoảng 3.000 người biểu tình đã kêu gọi giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, nguyên nhân dẫn đến khí hậu biến đổi, từ đó bão tố đã tàn phá Philippines.
Những người biểu tình giương cao các biểu ngữ “Hãy bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta”.
Tại Úc, khoảng 5.000 người đã tham gia cuộc tuần hành tại Brisbane. Khí hậu biến đổi sẽ làm nước biển dâng và tác động mạnh đến các đảo trên Thái Bình Dương.
Nữ nghị sĩ Larissa Waters (đảng Xanh) phát biểu trên đài truyền hình quốc gia rằng số lượng lớn người tham gia tuần hành đã cho thấy nhân dân Úc phản đối kế hoạch phát triển sản xuất than đá của chính phủ.
Hôm trước đó, hàng chục ngàn người đã tuần hành tại Melbourne kêu gọi xây dựng một thế giới sạch và công bằng hơn.
Úc là một trong những nước phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất trên thế giới nếu tính theo đầu người do Úc tập trung khai thác mỏ và lệ thuộc vào nguồn năng lượng từ than đá.
Tại Nhật, khoảng 300 người đã xuống đường kêu gọi thực hiện chiến lược sử dụng năng lượng tái tạo sạch.
Binh sĩ bảo vệ tại nhà thờ Đức bà Paris. (Ảnh: AFP)
Video đang HOT
Phát biểu với AFP, anh Daigo Ichikawa (ban tổ chức) trình bày: “Nhật phải đi đầu trong hội nghị thượng đỉnh lần này để cổ động sử dụng năng lượng tái tạo bởi ít có nước nào phải gánh chịu thảm họa lớn như Nhật”. Anh muốn ám chỉ đến biến cố động đất và sóng thần gây rò rỉ hạt nhân ở nhà máy điện Fukushima.
Tại Bangladesh, hơn 5.000 người đã tham gia tuần hành kêu gọi bảo vệ khí hậu tại 30 địa điểm trên cả nước. Bangladesh là nước nghèo nên rất lo ngại nước biển dâng, bão tố và tình hình hoang mạc hóa.
Dự kiến có khoảng 50 cuộc biểu tình diễn ra từ Sao Paulo (Brazil), Mexico đến London (Anh), New York (Mỹ). Tuy nhiên, biểu tình bị cấm tại Pháp sau vụ tấn công khủng bố tối 13-11 làm 130 người chết, 350 người bị thương.
Tăng cảnh sát, cấm biểu tình
Hai tuần sau biến cố khủng bố, Pháp đã quyết tâm tổ chức thành công COP21. Hội nghị bắt đầu từ ngày 30-11 và kéo dài trong 12 ngày. 147 nguyên thủ quốc gia sẽ tham dự hội nghị COP21.
Để bảo đảm giao thông và an ninh trong quá trình đón tiếp các nguyên thủ quốc gia, các tuyến đường nối liền trung tâm thủ đô Paris với các sân bay Roissy, Bourget, Orly tạm thời bị chặn lại.
Hôm 27-11, Sở Cảnh sát Paris khuyến cáo người dân nên tránh sử dụng phương tiện giao thông công cộng và xe ô tô cá nhân trong hai ngày 29 và 30-11 trừ phi cần thiết.
Trong bối cảnh vừa xảy ra khủng bố, Pháp đã áp dụng các biện pháp an ninh đặc biệt như sau:
- 11.000 cảnh sát và hiến binh sẽ được triển khai ở Paris. Tại biên giới, 8.000 binh sĩ sẽ được triển khai. Tại địa điểm hội nghị sẽ có 2.800 nhân viên an ninh được bố trí. Các địa điểm diễn ra thảo luận sẽ thuộc quyền bảo vệ của lực lượng mũ nồi xanh LHQ.
- Từ nửa đêm 28-11 cho đến ngày 13-12, tất cả cửa hàng phân phối lớn ở Paris không được bán nhiên liệu dùng trong gia đình và các sản phẩm dầu hỏa.
- Mua bán, sở hữu, vận chuyển pháo hoa đều bị cấm. Chỉ những người có giấy phép riêng mới được sử dụng pháo hoa.
- Chính quyền các tỉnh có thể ban hành lệnh cấm biểu tình trong thời gian diễn ra hội nghị COP21 căn cứ tình trạng khẩn cấp. Một cuộc biểu tình quy mô dự kiến được tổ chức tại Paris ngày 29-11 đã bị cấm. Nhiều tỉnh đã cấm biểu tình tại các địa điểm công cộng từ ngày 28 đến 30-11. Bộ trưởng Nội vụ Bernard Cazeneuve đánh giá: “Trong bối cảnh đe dọa rất cao, thành công của hội nghị COP21 có được bằng cách thực hiện các biện pháp an ninh tối đa”.
Tính trên cả nước có tổng cộng 120.000 cảnh sát, hiến binh và binh sĩ tham gia bảo vệ an ninh trong khuôn khổ tình trạng khẩn cấp kéo dài trong ba tháng.
- Thủ tướng Pháp Manuel Valls ghi nhận: “Không có nguyên thủ quốc gia hay chính phủ nào đề nghị với chúng tôi hoãn hội nghị lại. Tất cả đều muốn đến đây. Vào dịp COP21, Paris sẽ trở thành thủ đô thế giới”.
- Chủ tịch Hội đồng châu Ậu Donald Tusk viết trên Twitter: “Sự có mặt của chúng ta sẽ minh chứng cho tinh thần đoàn kết đối với vấn đề biến đổi khí hậu và nhắc nhớ rằng chúng ta sẽ không để cho khủng bố đe dọa”.
Theo Dạ Thảo
Pháp luật TPHCM
Những thành phố có nguy cơ biến mất
Biến đổi khí hậu đã đặt nhiều thành phố trên thế giới vào một cuộc chiến không cân sức để giành lấy sự sống. Nếu những hành động bảo vệ môi trường không được thực hiện nhanh chóng và quyết liệt, không bao lâu nữa, những thành phố dễ bị tổn thương sẽ chỉ còn là lịch sử.
Thủ đô Malé của Maldives, cao 3m so với mực nước biển (Ảnh: Guardian)
Cả thế giới đang phải đối mặt với những mối đe dọa kinh hoàng của thiên nhiên. Những thảm họa bão lụt, sóng thần, núi lửa, động đất xảy ra ngày một thường xuyên hơn, với sức tàn phá ngày càng khủng khiếp hơn.
Nếu không kể đến các thảm họa như núi lửa, bão lụt hay động đất thì nước và cát là hai yếu tố tự nhiên quyết định việc một thành phố bị coi là "dễ tổn thương", có nguy cơ cao bị phá hủy hoặc tệ hơn là biến mất hoàn toàn.
Điển hình cho điều này là thành phố Venice của Italy, một trong những nơi thấp nhất thế giới. Một thế kỷ trước nơi đây đã từng phải hứng chịu 10 trận lụt mỗi năm do nước biển dâng cao. Giờ đây, với sức công phá khủng khiếp của tự nhiên, con số này đã tăng lên gấp 10 lần ở những khu vực thấp nhất trong thành phố.
Thế nhưng, nước biển dâng không phải là tất cả nguyên nhân khiến một thành phố bị coi là "dễ tổn thương". Trong trường hợp của Venice, việc khai thác công nghiệp ở các khu vực xung quanh thành phố đã tác động đến các lớp đất, khiến thành phố này bị "hạ thấp" tới 20cm từ năm 1950 đến năm 1970.
Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam cũng đang bị lún khoảng 2cm mỗi năm. Nhưng điều này chưa là gì so với thủ đô Jakarta của Indonesia, nơi mỗi năm bị lún từ 10-20cm. Trong 3 thập kỷ qua, thành phố này đã "chìm" khoảng 4m - một con số đáng báo động đối với sự sống còn của người dân địa phương.
Về vấn đề này, thành phố Miami (Mỹ) đang phải đối mặt với khó khăn gấp nhiều lần so với 2 thành phố trên. Khu nghỉ dưỡng Florida nằm trên mực nước biển chưa tới 3m trong khi bão đổ bổ với tần suất ngày một tăng với sức tàn phá ngày càng lớn. Hơn nữa, Miami được xây dựng trên nền đá vôi xốp, vì vậy nước biển rất dễ xâm thực, xâm nhập mặn vào hệ thống cung cấp nước ngọt và phá hủy cơ sở hạ tầng của thành phố. Bất chấp những sự thật đau lòng này, chính quyền địa phương không thừa nhận rằng Miami là thành phố dễ bị tổn thương và một ngày nào đó thành phố này sẽ bị hủy hoại hoàn toàn.
Thành phố Venice của Italy hứng chịu 100 trận lụt mỗi năm (Ảnh: Guardian)
Trong khi đó, các thành phố cảng lại phải đối mặt với một nguy cơ khác: xói lở bờ biển. Thành phố Jabonga ở Philippines đã phải hứng chịu những trận ngập lụt khủng khiếp gấp 4-5 lần trong những năm gần đây. Người dân Maldives thì đang tìm cách để sinh sống ở một vùng đất mới trước khi quần đảo của họ chìm hoàn toàn dưới nước biển.
Thực tế cho thấy không chỉ có các thành phố ven biển lo sợ sẽ bị "biến mất". Thị trấn Korla, tỉnh Tân Cương, Trung Quốc đang phải chiến đấu với bão cát, trung bình 40 ngày một năm. Ước tính, mỗi năm khu vực Tân Cương bị sa mạc hóa khoảng 300.000 hecta. Một khi các nguồn tài nguyên tại Korla, cụ thể là dầu mỏ, bị khai thác hết, khu vực này sẽ bị cô lập và nhanh chóng biến mất dưới những lớp cát.
Còn tại châu Phi, sa mạc Sahara đang mở rộng với tốc độ 30 dặm một năm, đe dọa các khu vực ở miền Bắc Mauritania. Trong 20 năm qua, khu vực xung quanh Chinguetti đã bị sa mạc hóa hơn 1 triệu mét vuông, khiến dân số vùng này giảm từ 20.000 người hồi giữa thế kỷ 20, nay chỉ còn lại vài nghìn người.
Quá nhiều nước gây ra lũ lụt, còn không có nước sẽ gây ra hạn hán. Rancho Mirage và Mendota đang ở trong tình trạng thiếu nước nghiêm trọng, không đủ đáp ứng nhu cầu của người dân và phục vụ canh tác, trồng trọt. Điều này khiến cho sự tồn tại của những khu vực này trong tương lai là vô cùng mong manh.
Trong khi đó, các khu đô thị của Mỹ lại đang lo đối phó với "giặc lửa". Từ năm 1953 tới năm 2014, đã có tới 800 thảm họa cháy rừng lớn được ghi nhận tại nước này, khiến nước Mỹ mất đi một diện tích rừng khổng lồ. Tương tự như vậy ở Australia, một số khu nghỉ dưỡng ở Victoria và các vùng ngoại ô thành phố Melbourne đã được đưa vào danh sách 52 điểm cháy rừng dễ bị tổn thương nhất do hạn hán kéo dài. Một vụ cháy rừng có thể không hủy hoại hoàn toàn một thành phố, nhưng nó sẽ khiến người dân không thể lưu lại tại đây. Dần dần, những khu vực này sẽ bị bỏ hoang và đó là một trong những nguyên nhân khiến đây trở thành những thành phố dễ bị tổn thương bởi thảm họa thiên nhiên.
Dù ít hay nhiều, mọi thành phố trên thế giới đang dấn thân vào một cuộc chiến sống còn để tồn tại trước sự tàn phá của thiên nhiên. Con người không thể dự báo trước những thảm họa và cũng không thể ngăn được chúng. Tất cả những gì con người có thể làm là hạn chế tối đa những hậu quả mà biến đổi khí hậu gây ra. Nếu những hành động bảo vệ môi trường không được thực hiện nhanh chóng và quyết liệt, thì không bao lâu nữa, những thành phố dễ bị tổn thương được nhắc tới trên đây sẽ chỉ còn là lịch sử.
Nhật Minh
Theo Dantri/Guardian
Bón phân cho biển có thể làm mát Trái Đất? Các nhà nghiên cứu tại Đại học MIT đã tìm ra một kết quả bất ngờ về việc kích thích sự phát triển của các sinh vật phù du như một phương pháp làm dịu mát khí hậu Trái Đất hiện nay. Tương tự như những chiếc lá của cây gỗ thích ở vùng New England, sinh vật phù du chẳng hạn như...