Container tông cầu vượt đường sắt chệch đường ray
Đến chiều ngày 8/11, lực lượng chức năng đã cơ bản khắc phục sự cố đường ray bị chệnh do xe container tông vào.
Chiều 8/11, trao đổi với PV Dân trí, đại diện lãnh đạo xã Duy Trinh (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) cho biết, trên địa bàn xã xảy ra vụ một xe container chui qua hầm đã tông mạnh vào cầu vượt đường sắt gây chệch đường ray và hư hỏng.
Cầu vượt đường sắt bị xe container đâm làm chệch đường ray
Vụ tai nạn xảy ra khoảng 9h30 cùng ngày tại tuyến đường đường ĐT 610 qua thôn Kim Sơn, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên.
Theo thông tin ban đầu, xe container mang BKS 43C-010.92 kéo theo rơ mooc mang BKS 43R-01689 do tài xế Võ Chí Thành (33 tuổi, trú quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) điều khiển theo hướng QL1A vào đường ĐT 610 đi lên các xã phía Tây huyện Duy Xuyên.
Video đang HOT
Công nhân đường sắt đang khắc phục sự cố
Khi đến địa điểm trên, xe container này chui qua hầm thì bất ngờ tông mạnh vào cầu vượt đường sắt gây ra chệch đường ray và hư hỏng.
Ngay sau khi nhận được thông tin, lực lượng chức năng xã Duy Trinh và Công an huyện Duy Xuyên đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường; đồng thời huy động công nhân ngành đường sắt nhanh chóng khắc phục sự cố.
Công nhân đang khắc phục sự cố. (Clip do bạn đọc cung cấp)
Đến khoảng 13h30 cùng ngày, sự cố đã được khắc phục và sửa chữa xong, tuyến đường sắt đã lưu thông trở lại bình thường.
Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra để làm rõ.
Công Bính
Theo Dantri
Dừng tàu chất lượng cao Hà Nội - Đồng Đăng vì thua lỗ
Cty Vận tải Đường sắt Hà Nội đã quyết định dừng khai thác đoàn tàu chất lượng cao tuyến Hà Nội - Đồng Đăng (Lạng Sơn). Tàu đang được cất giữ tại ga Đồng Đăng. Đại diện công ty này cho hay, nguyên nhân tạm dừng do tàu ít khách, dẫn đến thua lỗ; công tác bảo trì toa tàu đặc chủng này khó khăn, thiếu phụ tùng.
Đoàn tàu trong ngày khai trương, tháng 5/2015. Ảnh: Sỹ Lực.
Trao đổi với PV Tiền Phong, một đại diện của công ty này cho hay, tàu sẽ được đưa vào sử dụng vào các ngày cao điểm; nếu chạy ngày thường sẽ tiếp tục thua lỗ.
Tuyến đường sắt này được đưa vào hoạt động tháng 5/2015 với sự tham gia cắt băng khánh thành của Chủ tịch HĐQT Tổng Cty Đường sắt Việt Nam Trần Ngọc Thành. Đoàn tàu được đưa vào khai thác do Cty Dongrim (Hàn Quốc) bỏ lại sau khi tuyến Hà Nội - Hạ Long do công ty này đầu tư phá sản năm 2009.
Các toa xe được làm mới có bề ngoài và nội thất khác biệt với các toa xe của ngành đường sắt hiện nay: Rộng hơn vì chạy trên khổ đường 1,435 m (tàu Thống nhất chạy trên khổ ray 1 m); nội thất bài trí rộng rãi, bắt mắt. Tần suất khai thác đạt 4 chuyến/ngày; có hành trình 3 giờ 35 phút.
Ngành đường sắt đưa chuyến tàu này với mục tiêu nâng cao chất lượng phục vụ để cạnh tranh với đường bộ trên tuyến này. Tuy nhiên, sau ngày khai trương, lượng khách không tăng vì tàu xuất phát từ ga Gia Lâm (không nằm trong trung tâm Hà Nội, khó thu hút khách), tần suất chạy không cao bằng đường bộ... Trong khi, ngành đường sắt không có những biện pháp kích cầu, thu hút khách hiệu quả.
Chưa kể, thời gian qua, đơn vị thực hiện tuyến này (Cty Vận tải đường sắt Hà Nội) rơi vào những xáo trộn lớn về lãnh đạo vì bê bối định nhập khẩu 160 toa xe hàng cũ của Trung Quốc. Tổng Giám đốc công ty này là ông Nguyễn Viết Hiệp bị doạ cách chức sau đó bị chuyển sang một ban chuyên môn của Tổng Cty Đường sắt Việt Nam. Chủ tịch HĐQT Tổng Cty Đường sắt Việt Nam vừa bị phê bình vì có chỉ đạo thực hiện việc mua toa tàu hàng của Trung Quốc. Kết luận của Thanh tra Chính phủ về Tổng Cty Đường sắt Việt Nam cũng chỉ ra nhiều sai phạm lớn, trì trệ trong hoạt động.
Theo Sỹ Lực
Tiền Phong
Xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trong những năm 2020 - 2030 Dự kiến trong giai đoạn từ năm 2020-2030 tuyến đường sắt tốc độ cao có tốc độ từ 160 km/h đến dưới 200 km/h sẽ được xây dựng mới; tầm nhìn đến 2050 phấn đấu hoàn thành toàn tuyến đường sắt đôi tốc độ cao. Ngày 31/10, Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi) được Bộ GTVT trình Quốc hội. Nội dung tờ...