Congo hứng chịu 61 trận động đất chỉ trong 1 ngày quanh núi lửa phun trào
Các nhà địa chấn học ở Cộng hòa Dân chủ Congo đã ghi nhận 61 trận động đất chỉ trong khoảng thời gian 24 giờ ngày 29/5 xung quanh khu vực núi lửa Nyiragongo.
Những ngôi nhà bị phá hủy trong vụ phun trào núi lửa Nyiragongo, gần thành phố Goma, Cộng hòa Dân chủ Congo. Ảnh: Reuters
Theo kênh CNN (Mỹ), báo cáo hàng ngày của Đài quan sát núi lửa Goma (GVO) cho biết các trận động đất được ghi nhận xung quanh núi Nyiragongo, ngọn núi lửa phun trào một tuần trước. Cơ quan này giải thích miệng núi lửa “đang tiếp tục sụp đổ, điều này đã góp phần gây động đất và tạo ra lượng tro bụi lớn có thể nhìn thấy từ Goma.”
Núi lửa Nyiragongo, cao hơn 3.500 mét nằm cách Goma, thành phố với 670.000 dân, khoảng 15 km.
Video đang HOT
Hôm 28/5, phát ngôn viên của chính quyền địa phương cho biết khoảng 400.000 người đã sơ tán khỏi thành phố khi giới chức cảnh báo về lần phun trào thứ hai. Vụ phun trào đầu tiên vào hôm 22/5 đã khiến ít nhất 31 người thiệt mạng.
Kể từ đó, khu vực này chứng kiến hàng loạt dư chấn và động đất, một số trận động đất có thể được cảm nhận từ thủ đô Kigali của Rwandan, cách núi lửa trong Vườn quốc gia Virunga hơn 100 km.
Cảnh báo của GVO cho biết dòng dung nham núi lửa “có thể gây ngạt thở, bỏng nặng hoặc tử vong”.
Giới chức đã đưa ra 4 kịch bản, trong đó kịch bản tích cực nhất là các trận động đất dừng lại và không có vụ phun trào thứ hai nào xảy ra.
Tuy nhiên, cơ quan cũng lưu ý rằng kịch bản tồi tệ nhất là khi dung nham tiếp tục chảy qua khe nứt về phía hồ Kivu, khả năng sẽ tạo ra một vụ phun trào limnic (phun trào CO2) dưới lòng hồ, có thể thải ra khí độc gây chết người và phun trào các mảnh vụn.
Giới chức kêu gọi mọi người nên tránh xa và giám sát trẻ em ở các khu vực trũng thấp. Đồng thời, họ cũng cảnh báo người dân nên đề phòng trong việc sử dụng nước uống và rửa rau vì tro núi lửa có thể làm ô nhiễm các bể chứa.
61 trận động đất trong 24 giờ
Các nhà địa chất học của Cộng hòa Dân chủ Congo báo cáo 61 trận động đất trong 24 giờ qua xung quanh khu vực núi lửa Nyiragongo.
Báo cáo hôm nay của Đài quan sát Núi lửa Goma (GVO) cho biết động đất được ghi nhận xung quanh Nyiragongo, núi lửa phun trào một tuần trước. Cơ quan này giải thích "miệng núi lửa đang tiếp tục đổ sụp, góp phần gây động đất và lượng tro bụi có thể nhìn thấy từ Goma".
Núi lửa cao hơn 3.500 mét nằm cách Goma, thành phố với khoảng 670.000 người, khoảng 15 km. Một phát ngôn viên của chính quyền địa phương ngày 28/5 cho biết khoảng 400.000 người đã sơ tán khỏi thành phố, khi giới chức cảnh báo về lần phun trào thứ hai. Vụ phun trào đầu tiên ngày 22/5 khiến ít nhất 31 người thiệt mạng.
Một vết nứt xuất hiện trên đường do dư chấn sau vụ phun trào núi lửa Nyiragongo gần Goma, CHDC Congo ngày 26/5. Ảnh: Reuters.
Kể từ đó, khu vực này chứng kiến hàng loạt dư chấn và động đất, một số có thể được cảm nhận từ thủ đô Kigali của Rwandan, cách núi lửa hơn 100 km. Báo cáo của GVO cảnh báo dòng dung nham "có thể gây ngạt thở, bỏng nặng hoặc tử vong".
GVO đã đưa ra 4 kịch bản, trong đó tốt nhất là các trận động đất dừng lại và không có vụ phun trào thứ hai xảy ra. Nhưng cơ quan này cũng cảnh báo khi dung nham tiếp tục chảy qua khe nứt về phía hồ Kivu, một vụ phun trào dưới lòng hồ có thể xảy ra và thải khí độc, phun ra mảnh vụn. Đây là kịch bản tệ nhất.
Các khe nứt cũng có thể thải ra nồng độ khí gây chết người, theo đó báo cáo kêu gọi mọi người tránh xa khu vực núi lửa. Ngoài ra, báo cáo cũng cảnh báo người dân nên cảnh giác trong việc sử dụng nước để uống hoặc rửa rau, vì tro núi lửa có thể khiến bể chứa nước bị nhiễm bẩn.
Vì sao Trung Quốc "đổ tiền" xây các tòa nhà chính phủ ở châu Phi? Từ trụ sở bộ ngoại giao đến dinh tổng thống, Trung Quốc đang "đổ tiền" cho các dự án tòa nhà chính phủ trên khắp lục địa đen. Trung Quốc đang ngày càng chi nhiều tiền cho các dự án xây dựng tòa nhà chính phủ, quốc hội, trụ sở cảnh sát, nhà ở quân đội và dinh tổng thống ở khắp các...