“Công xưởng” gia công hàng
Nỗi lo nhập siêu từ Trung Quốc mỗi năm mỗi tăng; hàng hóa “ made in China” lấn át hàng nội không có xu hướng giảm, chưa kể hàng tiểu ngạch, nhập lậu “không rõ nguồn gốc” vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn.
Trong khi đó, không chỉ có thương nhân Trung Quốc thâm nhập sâu, luồn lách vào thị trường thu mua ồ ạt hàng nông sản, phá giá, lũng đoạn thương trường, doanh nghiệp Trung Quốc âm thầm thực thi nhiều chính sách ưu đãi với một chiến lược hết sức bài bản dành cho doanh nghiệp Việt Nam khi nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, họ còn đổ tiền vào liên kết, hợp tác hoặc mua lại doanh nghiệp trong nước.
Theo một số chuyên gia, gần một năm nay, giới doanh nghiệp Trung Quốc đã thay đổi chiến lược làm ăn, tiếp cận thị trường Việt Nam một cách bài bản, lâu dài hơn thông qua liên doanh, hợp tác mở rộng đầu tư kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp trong nước đã đổ tiền đầu tư gây dựng mô hình trồng cây dược liệu tỏ ra thất vọng vì không thể đương đầu trong cạnh tranh với hàng Trung Quốc cả về giá cả lẫn chất lượng. Theo khảo sát của Hiệp hội doanh nghiệp và trang trại, hiện doanh nghiệp Trung Quốc đang nắm trong tay 90% thị trường cây dược liệu ở Việt Nam, 10% thị phần còn lại đang phải cạnh tranh quyết liệt ngay từ khâu thu mua, thậm chí có những vùng nguyên liệu buộc phải bán cho Trung Quốc.
Chưa hết, 50% diện tích trồng cây dược liệu ở vùng núi phía Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc đều nằm trong tay doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư chính thức hoặc phi chính thức. Có dự án họ ném tiền vào vùng nguyên liệu, có dự án họ núp sau lưng doanh nghiệp trong nước để thu mua dược liệu. Không chỉ phá giá thu mua như đã làm với một số nông sản, hải sản Việt Nam, họ còn tung tin đồn thất thiệt về chất lượng dược liệu do doanh nghiệp trong nước sản xuất, do đó đã đẩy không ít doanh nghiệp phá sản hoặc đường cùng phải bán lại vùng cây nguyên liệu cho họ. Một ngành thuộc thế mạnh của nước ta là dệt may cũng nằm trong “tầm ngắm” của doanh nghiệp Trung Quốc. Một số công ty dệt lớn của nước họ đã đầu tư xây nhà máy sợi ở Việt Nam. Hai doanh nghiệp dệt may thuộc hai tập đoàn dệt may nổi tiếng từ Trung Quốc đang gấp rút đầu tư mở rộng sản xuất sản phẩm may mặc, dệt và nguyên phụ liệu. Họ nhanh chân chuyển hướng đầu tư vào Việt Nam để tận dụng cơ hội từ Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương. Ngay cả ngành sản xuất nữ trang cũng để phía Trung Quốc “để mắt” tới như ưu đãi nhập khẩu vàng nữ trang, cung cấp vốn và nguyên liệu để mở công ty sản xuất hàng nữ trang tiêu thụ ngay tại Việt Nam và xuất khẩu.
Liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với nước ngoài là một chính sách được Nhà nước khuyến khích, ủng hộ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đã cảnh báo nguy cơ nước ta trở thành “công xưởng” sản xuất, gia công hàng Trung Quốc là khó tránh khỏi, nếu không có chính sách điều tiết vĩ mô hợp lý.
Video đang HOT
Theo ANTD
Xuất khẩu tăng nhưng chưa hết lo
Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng năm 2013 ước đạt 107,97 triệu USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm ngoái và kim ngạch nhập siêu vẫn ở mức thấp.
Nông dân lo lắng khi giá cà phê giảm mạnh
Nhưng các chuyên gia kinh tế cho rằng, không vội mừng trước những con số lạc quan này.
Nông sản "trượt dốc"
Năm 2011, nông sản được coi là điểm sáng của xuất khẩu, đóng góp đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước nhờ việc tăng cả lượng và giá so với năm 2010. Sang năm 2012, Bộ NN&PTNT cho biết, lần đầu tiên nông nghiệp xuất siêu hơn 10 tỷ USD, kể từ năm 1993. Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu các mặt hàng nông sản các tháng gần đây năm 2013 lại đang có chiều hướng không thuận lợi.
Theo Bộ Công Thương, mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong 10 tháng năm 2013 đang bị "trượt dốc". Tính chung 10 tháng, mặt hàng này xuất khẩu giảm 24% về lượng và 23,9% về giá so với cùng kỳ năm ngoái. Trung tuần tháng 10-2013, giá cà phê tại khu vực Tây Nguyên được ví như đang "rơi tự do", trong 3 ngày giảm 2 triệu đồng/tấn. Nông dân lo lắng không yên. Trên sàn giao dịch cà phê lớn quốc tế, giá cà phê cũng giảm thê thảm.
Bên cạnh đó, mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác là gạo cũng giảm 14,1% về lượng và 16,9% về giá trị; Sắn và sản phẩm của sắn giảm 27,9% về lượng và 21,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012.
Một số mặt hàng nông sản khác lại có tốc độ tăng trưởng thấp. Cụ thể, thủy sản tăng 6,2%; chè tăng 0,8% và hạt điều tăng 9,6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Các chuyên gia kinh tế cho biết, nông sản Việt Nam đang cạnh tranh khốc liệt với sản phẩm từ các quốc gia khác. Nguồn cung hàng hóa rất dồi dào, nếu Việt Nam không tranh thủ bán lúc được giá thì các nước xuất khẩu nông sản như: Brazil, Colombia, Indonesia... sẽ nhân cơ hội xuất khẩu cà phê, hoặc Thái Lan sẽ tận dụng cơ hội xuất khẩu gạo.
21 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD
Bộ Công Thương cho biết, kim ngạch xuất khẩu 10 tháng năm 2013 ước đạt 107,97 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó có 21 mặt hàng vượt kim ngạch 1 tỷ USD và 11 nhóm hàng trong số này đạt kim ngạch hơn 2 tỷ USD.
Bà Phan Thị Diệu Hà- Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, hoạt động xuất nhập khẩu đạt tốc độ tăng tưởng cao chủ yếu do các mặt hàng công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng, đặc biệt mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính và linh kiện. Khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt kim ngạch xuất khẩu 72,085 tỷ USD (kể cả dầu thô), tăng 22,3% so với cùng kỳ.
Bảng thống kê xuất nhập khẩu cả nước 10 tháng cũng cho thấy, sản xuất công nghiệp có dấu hiệu phục hồi, thể hiện qua việc các doanh nghiệp nhập khẩu chủ yếu là bông, vải, nguyên phụ liệu dệt may, giày dép. Trên thực tế, một số doanh nghiệp ngành dệt may và da giày cũng đã ký kết các hợp đồng xuất khẩu cho cả các tháng đầu năm 2014. Ngoài ra, sản phẩm hóa chất, chất dẻo, sản phẩm chất dẻo, linh kiện điện tử và một số mặt hàng tiêu dùng như: sữa, rau quả cũng tăng nhẹ.
"Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay thì kết thúc năm 2013, kim ngạch xuất khẩu cả nước có thể đạt trên 131 tỷ, tăng trên 14% so với kế hoạch để ra từ đầu năm và kiểm soát nhập siêu có thể quanh mức 500 triệu USD"- bà Phan Thị Diệu Hà dự báo.
Để thực hiện được các mục tiêu này, Bộ Công Thương sẽ cùng các bộ ngành liên quan tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như: đề nghị hoàn thuế VAT cho doanh nghiệp xuất khẩu; tổ chức giới thiệu về Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) để doanh nghiệp nắm bắt nội dung hiệp định, có bước chuẩn bị khi hiệp định được triển khai.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần chủ động nâng cao chất lượng hàng hóa, nắm chắc thông tin thị trường có kế hoạch đàm phán tiêu thụ nông sản đúng mùa vụ. Người sản xuất, chế biến, xuất khẩu phải liên kết chuỗi tạo sản phẩm giá trị cao.
Hà Linh
Theo ANTD
Chất lạ trong bình nước Trung Quốc: Rất độc Kết quả kiểm tra, đánh giá cho thấy rằng, chất lạ chứa trong bình nước Trung Quốc rất nguy hiểm cho sức khỏe người dân nếu hít phải loại chất này. Chiều 7/10, ông Đặng Xuân Thanh, Chi cục phó Chi cục Quản lý thị trường Quảng Nam cho biết, sau khi gửi kết quả kiểm nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật tiêu...