Công Vinh giàu cỡ nào?
Thu về vài chục tỷ tiền chuyển nhượng và lương thưởng, lại luôn biết cách tránh xa các tệ nạn nên trong giới cầu thủ Việt hiện tại, Công Vinh thuộc hàng có kinh tế vững vàng nhất.
Kiếm bộn tiền từ bóng đá
Trong lịch sử bóng đá Việt Nam, Công Vinh xứng đáng được gọi là ông vua chuyển nhượng. Năm 2008, Như Thành tái ký hợp đồng cùng B.Bình Dương với giá 4,5 tỷ đồng, khiến dư luận ngỡ ngàng. Tuy nhiên, so với vụ Công Vinh về đầu quân cho Hà Nội T&T cũng trong năm đó thì vẫn chưa thấm tháp vào đâu. Để có được cái gật đầu của tiền đạo người xứ Nghệ, bầu Hiển đã phải chi ra số tiền lót tay kỷ lục: 8 tỷ đồng.
Trong những ngày đầu tiên của năm 2010, Công Vinh tự thưởng cho mình chiếc xe thể thao hai cửa Mercedes SLK 200 có giá gần 2 tỷ đồng.
Về đầu quân cho Hà Nội T&T, Công Vinh trúng đậm. Ngoài tiền lót tay, chân sút người xứ Nghệ còn được hưởng lương khủng, lên tới 40 triệu đồng/tháng (trước đó tại SLNA lúc cao nhất Công Vinh cũng chỉ được hưởng lương 15 triệu đồng/tháng). Đặc biệt, một khoản khổng lồ khác tiền đạo người xứ Nghệ được hưởng là tiền thưởng.
Thời điểm Công Vinh khoác áo Hà Nội T&T, bầu Hiển là ông bầu chịu chi nhất Việt Nam. Mỗi trận thắng, đội Hà Nội T&T luôn có từ 700 triệu đến 1,5 tỷ đồng để chia nhau.
Ngoài ra, nhiều thời điểm ông chủ Tập đoàn T&T còn thưởng cho mỗi bàn thắng 50 triệu. Nhờ vậy, khối tài sản của Công Vinh tăng lên nhanh chóng.
Thú chơi hi-tech của cầu thủ Việt
Có điều kiện, Công Vinh dễ dàng sắm cả một bộ sưu tập điện thoại. Anh từng dùng chiếc vertu giá hàng trăm triệu.
Video đang HOT
Năm 2011, Công Vinh tiếp tục tạo ra một kỷ lục trên thị trường chuyển nhượng. Chia tay bầu Hiển để về với bầu Kiên, tiền đạo người xứ Nghệ được hưởng 14 tỷ đồng “lót tay” (khi bầu Kiên bị bắt Công Vinh đã nhận được khoảng 10 tỷ đồng). Đặc biệt, dù lương trên hợp đồng của chân sút sinh năm 1985 chỉ là 50 triệu nhưng thực tế bầu Kiên luôn có khoản chi riêng, hàng tháng anh đều được nhận 70 triệu đồng.
Theo tiết lộ của một lãnh đạo ở CLB bóng đá Hà Nội, dù rất chặt tay trong chuyện thưởng nhưng bầu Kiên lại luôn ưu đãi đặc biệt với những công thần như Thành Lương, Công Vinh hay Xuân Thành. Khi bí bách về tài chính, các cầu thủ có thể “vay nóng” ông chủ một khoản mà không phải lăn tăn chuyện trả lại.
Sau khi bầu Kiên bị bắt, CLB bóng đá Hà Nội không dự V.League 2013, Công Vinh trở về đầu quân cho SLNA. Đây là lần duy nhất Công Vinh chuyển nhượng mà không được hưởng khoản lót tay. Ngoài ra, chân sút sinh năm 1985 còn phải chấp nhận giảm lương xuống còn 25 triệu đồng/tháng. Dẫu sao con số trên vẫn chấp nhận được so với mặt bằng chung của cầu thủ trong thời buổi kinh tế khó khăn.
Công Vinh từng gây ồn ào khi mua tặng Thủy Tiên đồng hồ 4 tỷ.
Tuy nhiên, thời gian Công Vinh nhận lương 25 triệu đồng/tháng ở SLNA cũng chỉ kéo dài có 7 tháng. Từ ngày 1/8 đến hết 30/12, Công Vinh sẽ thi đấu cho CLB Sapporo của Nhật Bản với mức lương 7.000 USD/tháng (xấp xỉ 150 triệu/tháng). Đây chính là mức lương kỷ lục mà một cầu thủ Việt được nhận.
Ông vua quảng cáo trong giới cầu thủ
Sau khi Văn Quyến dính vào vụ bán độ, mất nghiệp, Công Vinh trở thành cầu thủ xuất sắc nhất Việt Nam. Đặc biệt, Công Vinh còn có vẻ điển trai, biết ăn mặc và khéo nói. Do vậy, anh trở thành cầu thủ hút được nhiều quảng cáo bậc nhất trong giới cầu thủ Việt.
Công Vinh là gương mặt đắt sô quảng cáo của Nike, Milo, dược phẩm Đông Á, Audi…
Không chỉ được Nike tài trợ dài hạn, Công Vinh còn từng quảng cáo cho Milo (năm 2012), hãng dược phẩm Đông Á (2007)… và hiện tại là đại sứ thương hiệu của Audi. Tuy thu nhập từ quảng cáo không thấm tháp gì so với thu nhập từ bóng đá nhưng nó cũng giúp Công Vinh dễ dàng bỏ túi thêm vài tỷ đồng.
Đặc biệt, Công Vinh kiếm nhiều tiền nhưng không tiêu xài hoang phí, không dính vào tệ nạn giống như Như Thành, Đắc Khánh… để rồi tán gia, bại sản. Ngoài chuyện mua cho bố một căn hộ tại chung cư cao cấp Tecco (đắt nhất nhì TP.Vinh), mua xe cho mẹ, giúp chị đầu có được ngôi nhà mặt đường để tiện làm ăn, giúp chị thứ hai xây nhà và mở tiệm Spa, Công Vinh dồn hết tiền gửi tiết kiệm.
Ông Lê Công Duệ, bố của Công Vinh, bên những danh hiệu của con trai tại căn hộ chung cư ở TP.Vinh.
Kinh tế vững vàng nên cách đây khoảng 1 năm chân sút người xứ Nghệ đã quyết định mua khu đất rộng tại quận 7. Để có được miếng đất này, Công Vinh đã phải chi ra khoảng 6 tỷ đồng. Theo dự định, Công Vinh sẽ xây dựng một biệt thự sang trọng có cả bể bơi để đón mẹ con Thủy Tiên về sinh sống thay vì ở tại chung cư cao cấp Hoàng Anh Gia Lai ở quận 2, TP.HCM.
Công Vinh sẽ sớm đón mẹ con Thủy Tiên về biệt thự hoành tráng đang được xây dựng trên mảnh đất mới mua tại quận 7, TP.HCM.
Theo VNE
Nơi Công Vinh đến không chỉ nổi tiếng vì bia và... Maria Ozawa
Sapporo là cái tên được báo chí Việt Nam nhắc đến nhiều trong những ngày cuối tháng Bảy này, khi cầu thủ Công Vinh của Sông Lam Nghệ An ký một hợp đồng ngắn hạn sang thi đấu cho CLB bóng đá đang chơi ở giải hạng 2 Nhật Bản, Consadole Sapporo.
Furano, Hokkaido
Nói thêm về cái tên khá thú vị của CLB này, "Consadole" là cách nói lái của từ "Dosanko é76;" (Đạo Sản Tử) có nghĩa là "những đứa con của Hokkaido". Sân nhà của câu lạc bộ Consadole Sapporo là sân vận động Sapporo Dome, tuy nhiên, do phải chia sẻ sử dụng với CLB bóng chày Hokkaido Nippon-Ham Fighters nên một vài trận buộc phải dùng sân vận động khác là sân Sapporo Atsubetsu Park Stadium để làm sân nhà.
Tháng Bảy, Nhật Bản đang trong những ngày ẩm ướt với những cơn mưa ngắn, nhẹ hạt, cùng với cái oi bức khó chịu đặc trưng của tiết trời mùa mưa dầm (Tsuyu) kéo dài từ tháng năm đến cuối tháng Bảy. Mưa cũng là một nét thi vị của đất trời nhưng ở một đất nước có đặc trưng khí hậu ôn đới như Nhật Bản thì có lẽ đa phần người dân ở đây ai cũng mong cho nó qua thật nhanh hoặc là "trốn chạy" khỏi nó bằng những chuyến đi nghỉ đến một nơi mát mẻ và khô ráo.
Những cánh đồng hoa Oải hương trải rộng, điểm đến yêu thích vào mùa hè của du khách khi ghé thăm Hokkaido
Và không nơi nào khác có thể lý tưởng hơn là vùng đảo Hokkaido về phía bắc Nhật Bản, vùng đất nằm ngoài tầm ảnh hưởng của Tsuyu, với nhiệt độ dao động trong khoảng trên dưới 20 độ C vào mùa Hè. Hokkaido là đảo lớn thứ hai trong số bốn hòn đảo chính (theo thứ tự từ lớn đến bé gồm Honshu, Hokkaido, Kyushu, Shikoku) hình thành đảo quốc Nhật Bản.
Với diện tích tự nhiên khoảng 84.000km2, Hokkaido là một vùng đất với các dãy núi hùng vĩ, ao hồ tự nhiên với cảnh sắc tuyệt đẹp, thảo nguyên bao la và các cánh đồng rộng lớn, tạo nên một vùng cảnh sắc độc đáo của Nhật Bản.
Vùng đất Hokkaido cung cấp cho thị trường nội địa Nhật Bản nhiều thứ đặc sản, đặc biệt là rau củ, lúa mì, thịt gia súc và các chế phẩm từ sữa. Ngoài ra, với nhiệt độ mùa Đông có nơi lên đến -30 độ C, Hokkaido còn nổi tiếng trên thế giới với các khu trượt tuyết lý tưởng với chất lượng tuyết tốt, ít ẩm.
Hokkaido là nơi sinh của Maria Ozawa, một trong những diễn viên phim cấp ba nổi tiếng của Nhật Bản (dù vậy, không phải người Hokkaido nào cũng cảm thấy tự hào vì điều này, một số thậm chí tỏ ra cảm thấy xấu hổ). Nói đến Hokkaido là người ta nhắc đến thành phố thủ phủ Sapporo với thương hiệu bia Sapporo, món mì Ramen và lễ hội tuyết Yukimatsuri vào tháng hai hàng năm nổi tiếng.
Sapporo là thành phố nằm về phía nam của Hokkaido, là thành phố lớn thứ năm Nhật Bản có số dân khoảng 1,9 triệu người. Nó là cái tên đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới vào năm 1972 khi thế vận hội mùa Đông được tổ chức tại đây. Hiện nay, Bảo tàng thể thao mùa Đông Sapporo, nơi trưng bày, triển lãm về thế vận hội mùa Đông 1972, là điểm đến ưa thích cho các tín đồ của những môn thể thao mùa đông và trượt tuyết.
Khí hậu lạnh của vùng Hokkaido thích hợp cho sự phát triển của cây hoa bia, một thứ nguyên liệu quan trọng trong sản xuất bia, thế nên vào năm 1876, hãng bia lâu đời nhất Nhật Bản, bia Sapporo đã được sáng lập tại đây. Và điểm đến không thể bỏ qua khi đến Sapporo là bảo tàng bia Sapporo được khai trương vào năm 1987, nơi tìm hiểu, giao lưu và thưởng thức loại bia nổi tiếng của Nhật Bản.
Ngoài ra, Sapporo còn là nơi hội tụ của của hệ thống công viên, trường đại học, bảo tàng, các khu ẩm thực, chợ hải sản đặc trưng xứ lạnh, nơi du khách có thể trải nghiệm và thưởng thức những món ăn ngon.
Theo VNE
Cầu thủ Việt khóc dở mếu dở vì bị mạo danh trên Facebook Facebook trở thành kênh thông tin không thể thiếu với nhiều cầu thủ Việt Nam, nhưng không ít người gặp rắc rối từ cơ chế mở của mạng xã hội này. Chỉ cần vài hình ảnh và thông tin sưu tầm được, ai cũng có thể dễ dàng lập những trang cá nhân giả mạo cầu thủ nổi tiếng. Thời gian qua, nhiều...