Công viên “trùng” concept với KDL mới ở Đà Lạt nhận nhiều lời khen
Khu du lịch vừa mới khánh thành ở huyện Lạc Dương cách thành phố Đà Lạt khoảng 20 phút đi xe đã trở thành chủ đề gây tranh cãi của cộng đồng mạng bởi những thiết kế khá kỳ dị ở nơi đây.
Giữa những tranh cãi xung quanh khu du lịch vừa mới khánh thành này thì trên mạng xã hội, không ít cư dân mạng lại tìm thấy một công viên có thiết kế khá tương tự nhưng lại nhận về không ít lời khen ngợi bởi tính nhân văn của mỗi bức tượng.
Khu du lịch vừa mới khánh thành tại tỉnh Lâm Đồng với những hình thù bức tượng quái dị đã và đang gây xôn xao khắp cộng đồng mạng Việt. (Ảnh: Pinterest)
Công viên có những bức tượng ma quái ở Bỉ
De Schorre (Bỉ) hiện là một trong những công viên được nhiều du khách thập phương biết đến bởi nơi đây sở hữu đến 7 bức tượng với hình thù kỳ dị, ma quái. Thế nhưng, mặc dù những bức tượng “khủng” này trông có vẻ “rờn rợn” nhưng lại nhận về vô số lời khen ngợi từ dư luận bởi các câu chuyện đằng sau với tính nhân văn cao độ.
Đâu chỉ có KDL Đà Lạt, trên thế giới cũng tồn tại một công viên có ý tưởng về các bức tượng ma quái. (Ảnh: Twitter)
Khi nhìn đến những bức tượng của công viên Schorre này, chắc chắn không ít người sẽ nhớ ngay đến những hình ảnh vô cùng “ám ảnh” người nhìn tại khu du lịch cách Đà Lạt không xa được khánh thành mới đây. Cũng là với ý tưởng ma quái, đem đến cảm giác rùng rợn nhưng khu du lịch của Việt Nam lại bị cho rằng “lố bịch” hơn hẳn so với công viên De Schorre ở Bỉ.
7 bức tượng ở công viên De Schorre vô cùng lớn và được đặt ở nhiều vị trí khác nhau. (Ảnh: World Architecture)
Cũng cùng ý tưởng nhưng De Schorre lại nhận về không ít bình luận tích cực vì nhìn “sang” hơn hẳn. (Ảnh: The Vale Magazine)
Câu chuyện nhân văn và ý nghĩa đằng sau các bức tượng tại công viên Bỉ
Các bức tượng được thiết kế với hình thù cùng sắc thái khác nhau và đều mang ý nghĩa riêng biệt. Nếu nhìn gần sẽ có cảm giác hơi “rờn rợn” nhưng nếu nhìn từ xa hay với một góc quay từ trên cao thì có thể thấy đây là những tác phẩm nghệ thuật ấn tượng giữa không gian núi rừng rộng lớn.
Nhìn gần có vẻ đáng sợ nhưng với góc độ từ xa, các bức tượng tại công viên De Schorre lại đem đến hình ảnh vô cùng nghệ thuật. (Ảnh: Twitter)
Mỗi một bức tượng trong công viên De Schorre đều nhận về nhiều lời nhận xét tích cực vì vật liệu thiết kế làm bằng gỗ và vật dụng tái chế – có lợi cho môi trường. Điều quan trọng và đáng chú ý nhất chính là ý tưởng để xây dựng các bức tượng đặt trong công viên này. Các bức tượng như đang “kể” cho du khách tham quan về một câu chuyện cổ tích huyền bí với 7 con quỷ khổng lồ mời loài người nhỏ bé đến sống hoà bình trong khu rừng, tránh xa sự huỷ diệt của khói bụi công nghiệp ngoài kia.
Các bức tượng tại De Schorre mang một câu chuyện nhân văn hết sức giá trị và ý nghĩa. (Ảnh: Pinterest)
Chúng thể hiện về một câu chuyện cổ tích về loài quỷ khổng lồ mời con người chung sống hoà bình với thiên nhiên. (Ảnh: Twitter)
Tranh cãi dữ dội về loạt bức tượng kinh dị, chủ đơn vị đầu tư KDL lên tiếng
Dành nhiều lời khen ngợi cho công viên De Schorre (Bỉ) bao nhiêu thì đại đa số cộng đồng mạng lại cảm thấy thất vọng về khu du lịch mới gần thành phố Đà Lạt bấy nhiêu. Những bức tượng với hình thù kỳ dị tại nơi này có vẻ như không “được lòng” cộng đồng mạng khi những hình ảnh đầu tiên tại nơi đây xuất hiện.
Hình ảnh kỳ dị xuất hiện rầm rộ và gây tranh cãi trên mạng xã hội. (Ảnh: Vnexpress)
Không ít cư dân mạng lên tiếng chỉ trích và phản đối. (Ảnh chụp màn hình)
Đứng trước làn sóng tranh cãi trái chiều từ dư luận, chủ đơn vị đầu tư của khu du lịch vừa mới khánh thành ở tỉnh Lâm Đồng này có đôi lời chính thức gửi đến cộng đồng mạng. Theo đó, họ cho biết, những hình ảnh được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội gần đây chỉ là các tượng cũ trong quá trình thi công mà thôi.
Và sau khi tiến hành chỉnh sửa thì đã không còn những bức tượng gây bức xúc như thế này nữa. Quan trọng hơn hẳn chính là khu du lịch đang trong quá trình hoàn thiện ở giai đoạn 1 và sang giai đoạn 2 sẽ chỉn chu và không khiến du khách tham quan thất vọng.
Video đang HOT
“… Những tấm hình phản cảm trên mạng là hình ảnh thô cũ trong quá trình thi công đã được chủ đầu tư điều chỉnh trước đó, và hiện nay chúng đã không còn tồn tại trong khu du lịch.
Dù sao cũng rất cảm ơn quý anh chị cộng đồng mạng đã quan tâm góp ý phản biện để khu du lịch ngày càng hoàn thiện hơn, nhằm đáp ứng được đông đảo nhu cầu tham quan của người dân bản địa nói riêng, du khách trong nước và quốc tế nói chung…” - Tổng giám đốc chủ đơn vị đầu tư khu du lịch chia sẻ với truyền thông.
Sau những lời lên tiếng từ chủ đầu tư khu du lịch đang gây tranh cãi, cộng đồng mạng hi vọng thông tin này là sự thật và mong nơi này sẽ được hoàn thiện chỉn chu hơn. (Ảnh: Vnexpress)
Có thể nói, sức sáng tạo của con người quả là vô biên. Họ có thể hô biến những vật dụng bình thường trở nên ý nghĩa và mang giá trị khác biệt giống như 7 bức tượng khổng lồ tại công viên De Schorre của Bỉ. Tuy nhiên, sự sáng tạo ấy cũng cần nên có sự chăm chút, chỉn chu, đặc biệt là áp dụng cho phù hợp hoàn cảnh để có thể tránh được những tình huống “dở khóc, dở cười”, rơi vào chỉ trích không đáng có như trường hợp của khu du lịch vừa được khánh thành tại tỉnh Lâm Đồng.
Điểm săn mây nổi tiếng ở Đà Lạt "tan hoang" vì tình trạng xả rác bừa bãi, chủ nhân ngọn đồi bức xúc lên tiếng: "Làm ơn đừng xâm phạm đất nhà mình nữa"
Mới đây, một ngọn đồi săn mây ở Đà Lạt phải chính thức cấm khách tham quan vì tình trạng xả rác bừa bãi, một lần nữa làm dấy lên câu chuyện ý thức khi đi du lịch.
Đến Đà Lạt bây giờ mà không đi "săn mây" thì quả là phí cả thanh xuân. Hiểu nôm na, hoạt động này là tìm đến những địa điểm nằm trên cao (thường là những ngọn đồi), có thể cho tầm nhìn tuyệt đối ra cả biển mây vào buổi sáng sớm. Ở thành phố sương mù, một số địa điểm săn mây nổi tiếng có thể kể đến như đồi chè Cầu Đất, đồi Đa Phú, đồi Thiên Phúc Đức, đỉnh Hòn Bồ,...
Tuy nhiên, vì quá nổi tiếng nên các địa điểm kể trên luôn trong tình trạng quá tải du khách. Chính vì vậy, đồi Yumonang bỗng nổi lên như một hiện tượng sau khi trên MXH liên tục xuất hiện nhiều hình ảnh và các bài đăng giới thiệu về địa điểm săn mây mới toanh này.
Đồi Yumonang là một địa điểm săn mây mới toanh vừa được các tín đồ du lịch Đà Lạt phát hiện gần đây. - (Ảnh: Vu Thi Cam Tu)
Ảnh: @ha.hongduyen
Ảnh: Pham Kim Nhan
Ngọn đồi này nằm ở xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, chỉ cách trung tâm thành phố Đà Lạt chừng nửa tiếng đi xe máy nên dạo gần đây được nhiều bạn trẻ lựa chọn như một điểm check-in mới. Yumonang hút hồn các tín đồ du lịch bởi những biển mây đẹp như mơ vào buổi sớm mai, chẳng hề thua kém các ngọn đồi khác.
Ảnh: @luis_tu
Ảnh: @lanhungmongmo
Ảnh: @thienphung19
Ảnh: Đồng Ngô
"Sốc" khi chứng kiến cảnh tan hoang sau quãng thời gian dài để khách tự do tham quan
Thế nhưng vào ngày 14/5 vừa qua, chị Hồ Phương Thảo (cùng với chị gái của mình là chủ nhân của ngọn đồi Yumonang) đã đăng tải một bài viết khá dài chia sẻ sự bức xúc về tình trạng ngọn đồi nhà mình bị du khách xả rác bừa bãi.
Theo đó, ước nguyện của cả hai chị em chính là được trồng cây, giữ đất phủ xanh ngọn đồi. "Hơn 1 năm trước, chị mình đã bỏ công, bỏ của trồng hơn 300 cây hoa anh đào, 200 cây dẻ sồi với mong muốn ngọn đồi thiêng Yumonang sẽ ngày càng rực rỡ, góp phần tạo nên sự xinh đẹp cho vùng đất Đạ Sar. Thời gian gần đây, ngọn đồi được các bạn trẻ lui tới thường xuyên vào buổi sáng để săn mây. Khi nghe tin ấy, chị em mình cũng thấy vui vì cuối cùng vẻ đẹp của Yumonang cũng được biết đến 1 cách rộng rãi. Trước đây thì chỉ có các anh chị nhiếp ảnh gia tìm lên là chủ yếu." - chị Thảo viết trên bài đăng.
Nguyên văn bài chia sẻ của chị Phương Thảo (1 trong 2 chủ nhân ngọn đồi Yumonang).
Tuy nhiên, sau khi nhận được tin báo về tình trạng xả rác bừa bãi trên ngọn đồi, hai chị em ngay lập tức tìm lên để xác thực và rồi phải đau lòng khi chứng kiến cảnh tượng trước mắt. Rác thải bị bỏ lại tràn lan trên đồi, thậm chí còn có cả những thứ nhạy cảm khác bị du khách vứt lung tung. Cây cối đều bị giẫm nát và ngã đổ. Nhiều hố sâu được đào xới lung tung, tạo nên cảnh tượng rất nham nhở.
Cảnh xả rác bừa bãi, thậm chí du khách còn để lại nhiều hố sâu trên ngọn đồi của gia đình chị Thảo.
Thậm chí ở cuối bài viết, chị Thảo còn cho biết thêm từ trước đến nay chưa từng tổ chức du lịch hay cắm trại trên đồi, cũng chưa tính tiền, thu phí hay "ăn chia" gì với tất cả các bên tổ chức du lịch khác. Tuy nhiên được biết, rất nhiều người "chủ tour" đã tự tiện dẫn khách lên tham quan, có khi dắt lên đến 20 người tổ chức cắm trại qua đêm, mở nhạc rất ồn ào khiến nhiều người dân xung quanh bức xúc.
"Các bạn đổ nhau lên đồi săn mây, chụp hình các kiểu mà chả biết ngọn đồi tên gì, chả biết bảo vệ vẻ đẹp của đồi, nghĩ có chán không? Cảnh đẹp được ngắm nhìn tự do mà không biết trân trọng gì cả, muốn sao đây?" - chị Thảo bức xúc lên tiếng.
Chị Thảo bức xúc lên tiếng lên án sự vô ý thức của một bộ phận du khách khi ghé thăm ngọn đồi nhà chị.
"Hiện tại ngọn đồi đã được rào chắn lại để phục hồi, chỉ mong mọi người có ý thức đừng xâm phạm đất nhà chị nữa..."
Trao đổi với chúng tôi, chị Phương Thảo tiếp tục cho hay kể từ ngày 24/5 vừa qua, ngọn đồi đã chính thức đóng cửa và cấm khách tham quan. Tuy nhiên vào sáng sớm ngày hôm đó vẫn có rất đông các bạn trẻ tìm đến săn mây. Cho đến hiện tại, chủ nhân ngọn đồi cùng nhiều người dân địa phương đã rào chắn hết các lối vào xung quanh.
Nhiều bài viết được chia sẻ lại nhằm nhấn mạnh tình trạng cấm khách tham quan tại đồi Yumonang.- (Nguồn: Phạm Kim Nhân)
Trước đó, ngọn đồi là địa điểm chụp hình rất được nhiều nhiếp ảnh gia lựa chọn để thực hiện các bộ ảnh.
Hình ảnh được chính chị Thảo chụp lại vào sáng Chủ Nhật (24/5) vừa qua, cho thấy tình trạng check-in vẫn khá đông đúc dù đã có thông báo cấm.
"Mong nguyện của 2 chị em là phục hồi lại lượng cây bị gãy đổ được trồng trước đó trên đồi. Chắc cũng còn lâu lắm vì tụi chị sức có hạn nên các việc nặng như rào và trồng cây trên đồi đều phải thuê, giờ chi phí có tới đâu làm tới đó. Cũng may các bạn đồng bào ở đây tốt, còn chịu nợ công để hỗ trợ bọn chị thu dọn rác và trồng trọt lại." - chị Thảo cho biết.
Khi được hỏi có định tận dụng tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên cũng như sự nổi tiếng sẵn có của ngọn đồi để kinh doanh du lịch sau này hay không, chị Thảo nhấn mạnh: "Hiện tại cũng có rất nhiều lời đề nghị hợp tác du lịch cũng như cho thuê đồi cắm trại. Tuy nhiên, chị gái của chị không đồng ý vì đó chẳng phải giải pháp tốt nhất cho ngọn đồi. Giờ chỉ mong mọi người có ý thức, đừng tự ý xâm phạm vào đất nhà chị nữa là mừng rồi."
Hiện tại, nhờ vào sự giúp sức của người dân địa phương, gia đình chị Thảo đã tạm thời rào chắn lại các lối lên đồi Yumonang để khắc phục tình hình, trồng trọt lại một số loại cây bị gãy đổ.
Bình luận bên dưới các bài đăng, hầu như ai cũng rất bức xúc về câu chuyện ý thức kém của một bộ phận khách du lịch. Tuy vậy, vẫn có không ít ý kiến trái chiều xoay quanh sự việc này:
- Nguyen Nguyen Tuan: "Em dạo gần đây có hay lên đó cắm trại, mục đích là để săn mây và ngắm bình minh. Và em cam đoan 100% mỗi lần lên đều dọn dẹp sạch sẽ nhất có thể ở chỗ bọn em đã cắm, cũng không tự ý đào hố vì tụi em thường sử dụng đá xếp lên thành lò củi. Vấn đề ở đây không thể nói chung quy hết cho dân đi cắm trại hay dân phượt. Chỗ nào càng được review nhiều thì càng dễ gặp tình trạng xả rác, vì ý thức là của mỗi người. Chắc gì những bạn trẻ được dẫn lên chụp ảnh kia không tiện tay xả rác bừa bãi? Mong mọi người hiểu và nghe thông tin từ nhiều phía để không đổ oan cho dân phượt nói chung."
- Trang Mk: "Nhiều lúc rất bức xúc khi cái gì sai hay xấu đều đổ hết lên đầu dân camp và phượt thủ. Bọn mình trước giờ đi đến đâu, việc đầu tiên là dọn sạch rác nơi đó xong mới cắm trại, lúc cắm xong thì lại dọn sạch 1 lần nữa. Một số nơi không có nhà nhưng chẳng đồng nghĩa đất ở đó không có chủ. Mình đi nhiều nơi gặp những đoàn khách du lịch, chụp ảnh các kiểu thậm chí ý thức họ còn kém hơn cả dân phượt, nhưng khi bị phốt thì người ta quy chụp cả cho dân camp với phượt."
- Tuan Huynh: "Từ khi mấy bạn bán tour săn mây ở đây, giờ ngày càng nhiều người vô ý thức tới xả rác bừa bãi. Còn nhớ 3 năm trước nơi đây yên bình và không hề có ai tìm đến, lâu lâu mình hay ra ngồi ngắm cảnh. Giờ bị đóng cửa không cho check-in cũng buồn và tiếc thật sự..."
Cư dân mạng hầu như ai cũng bày tỏ sự bức xúc vì một bộ phận du khách kém ý thức, xả rác bừa bãi. Một số khác thì tiếc nuối vì chưa kịp check-in địa điểm tuyệt đẹp này.
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên một địa điểm săn mây bị đóng cửa vì tình trạng ý thức kém của du khách. Trước đó vào ngày 10/3/2019, một cây cầu gỗ săn mây nổi tiếng ở khu vực đồi chè Cầu Đất do người dân tự xây dựng nên cũng đứng trước tình trạng phải cấm khách tham quan. Tuy nhiên vào dịp Lễ 30/4 & 1/5 năm ngoái, lượng người cố tình lén vào nơi này vẫn không có dấu hiệu dừng lại. Thế nên mới có những mảnh giấy trắng với dòng chữ "Nơi này không hoạt động. Vui lòng không làm phiền. Cảm ơn!" như thế này được treo trên cây.
Trước đó, cây cầu gỗ săn mây nổi tiếng ở khu vực đồi chè Cầu Đất từng đứng trước tình cảnh tương tự chỉ vì sự kém ý thức của du khách.
Mảnh giấy trắng nhỏ với thông điệp "cầu xin" du khách đừng tìm đến phá hoại nơi đây nữa.
Du lịch nơi đâu cũng vậy, "đừng lấy gì ngoài những bức ảnh và đừng để lại gì ngoài những dấu chân" luôn là thông điệp mà tất cả mọi người phải học thuộc lòng. Đặc biệt khi chúng mang vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên lại càng nên được bảo vệ hơn. Yêu khám phá không đồng nghĩa với việc chỉ thích "khám" rồi "phá" bạn nhé!
Cô gái dậy từ sáng sớm 'săn mây' Đà Lạt và cái kết không thể 'đau lòng' hơn Đà Lạt luôn là địa điểm được rất nhiều khách du lịch ghé thăm bởi thời tiết mát mẻ, dễ chịu. Đến thành phố ngàn hoa mà không chụp ảnh, check-in thì quả là thiếu sót bởi nơi đây không thiếu những khung cảnh thơ mộng, lãng mạn. Cũng bởi như vậy mà nhiều cặp đôi lựa chọn Đà Lạt để chụp ảnh...