Công viên rừng bãi giữa sông Hồng
Nằm trên địa bàn phường Chương Dương (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội), công viên rừng bờ vở sông Hồng được hình thành từ năm 2021,khu vực này từ một nơi tập kết rác thải giờ đã trở thành một không gian công cộng đa chức năng bao gồm vườn rừng, sân chơi, không gian thư giãn.
Công viên rừng của người dân địa bàn phường Chương Dương được khởi đầu bởi ý tưởng của Mạng lưới Vì một Hà Nội đáng sống – tập hợp của một nhóm kiến trúc sư, nhà hoạt động xã hội hướng đến xây dựng một Hà Nội tốt đẹp hơn.
Giai đoạn 1 của dự án đưa vào hoạt động từ năm 2021, với một khu “vườn rừng” và một sân chơi rộng khoảng 3.000m2.
Giai đoạn 2 của dự án được tiến hành từ tháng 7/2022, bàn giao đầu năm 2023, đưa tổng diện tích khu vực lên đến 9.000m2, với ba phân khu: khu vườn rừng trồng các loại rau, các loại thuốc Nam của chị em phụ nữ; khu “vườn giác quan” trồng các loại cây, loại hoa để mọi người khám phá; khu tập luyện thể dục, thể thao và vui chơi.
Khu vực bãi giữa sông Hồng. Ảnh: Công Hùng
Không giống bất kỳ một công viên nào trên địa bàn Hà Nội, ngoại trừ sân bóng rổ, tất cả khu vui chơi, tập luyện công viên bờ vở sông Hồng đều là nền đất, các nhà thiết kế chỉ lát gạch cho con đường dạo ven sông. Hệ thống cây xanh cũng đặc biệt, các loại cây đa tầng tán, từ cây có bóng mát như mít, si, sấu, ngọc lan… cho đến các loại cây bụi, cây cỏ, các loại hoa. Ðơn vị lập quy hoạch là DN xã hội Thinks Playground.
Theo Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Chương Dương Phạm Thị Hồng Hạnh: “Chỉ riêng giai đoạn 1, khi xây dựng vườn rừng, chúng tôi đã vận chuyển đi 200 tấn rác. Lúc chúng tôi bắt tay vào làm, nhiều người còn nghi ngờ lắm. Thậm chí có người vẫn bảo các ông, các bà lại tìm cách chiếm đất cho cán bộ chứ gì? Không ai có thể tin được bây giờ đây lại là một công viên”.
Ban đầu, việc thực hiện dự án là cán bộ đoàn thể, những người dân giàu nhiệt huyết và tình nguyện viên từ khắp nơi kéo đến làm việc. Khi người dân thấy lợi ích rồi, họ bị cuốn theo. Hiện nay, công viên – rừng bên bờ vở sông Hồng chưa có một cái tên chính thức. Người dân quen gọi là “Vườn rừng Chương Dương”, hay “Vườn rừng trong phố”.
Video đang HOT
Giám đốc Thinks Playground Nguyễn Tiêu Quốc Ðạt chia sẻ: “Công viên rừng là khái niệm còn mới ở Việt Nam, nhưng trên thế giới đã phổ biến với nhiều mô hình. Trong đó có mô hình dựa trên những tàn tích còn sót lại của vùng hoang dã hoặc bán hoang dã. Bờ vở sông Hồng rất phù hợp mô hình này, ở đây có những cây cối mọc hoang kết hợp với cây ăn quả người dân trồng. Chúng tôi đã khảo sát các loài thực vật, lên danh mục cây nào nên giữ lại, cây nào nên chặt bỏ. Ngoài trồng thêm cây bóng mát, chúng tôi vừa giữ lại, vừa bổ sung các cây bò dưới mặt đất như: tàu bay, rau muối, rau dền, tầm bóp, cam thảo… Cây bụi thì giữ lại những cây chim thích ăn như cây phèn đen, phèn trắng, ráy vừa tạo hệ sinh thái đa dạng cho các loài sinh vật, vừa tạo màu xanh cho con người”.
Một lợi ích khác của việc thiết kế công viên theo mô hình công viên rừng bờ vở sông Hồng là giảm thiểu việc bê tông hóa, tối đa hóa các yếu tố tự nhiên để tạo môi trường gần gũi với thiên nhiên nhất. Tại đây không hề có hệ thống tường rào quây bằng bê tông mà được thiết kế mở với hệ thống hàng rào tự nhiên là cây cối. Các vật liệu được sử dụng trong thiết kế cũng là vật liệu tái chế, thân thiện với môi trường. Đặc biệt, tỷ lệ bê tông ở công viên rừng bờ vở rất thấp, chỉ những nơi thực sự cần thiết mới làm.
Từ sự thành công của công viên rừng bờ vở sông Hồng, có thể thấy sự gắn kết cộng đồng và trách nhiệm xã hội đối với Hà Nội được thể hiện qua những việc làm thiết thực của các DN xã hội, các tổ chức trong và ngoài nước, các tình nguyện viên, người dân và chính quyền địa phương.
Thác nước cao nhất thế giới nằm ở vị trí không ai ngờ tới, muốn chiêm ngưỡng cũng khó
Các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng tìm ra nhiều bí mật hơn nữa của thác nước ngầm.
Ẩn mình trong Công viên Quốc gia Canaima ở Venezuela, thác Angel được mệnh danh là "vua thác nước". Tuy nhiên, thác Angel chỉ trải dài trên mặt đất.
Thác nước eo biển Đan Mạch và thác Angel.
Thác nước lớn nhất thế giới thực sự nằm dưới nước, nó nằm ở eo biển Đan Mạch, giữa Iceland và Greenland. Thác nước khổng lồ này được đặt tên là Denmark Strait cataract (Thác nước eo biển Đan Mạch). Ngoài ra, nó còn được gọi với tên gọi khác là đục thuỷ tinh thể ở eo biển Đan Mạch. Với độ cao hơn 3km, cao gấp 3 lần thác Angel. Mỗi giây có hơn 3 triệu m3 nước chảy ra từ eo biển này.
Thác nước này đóng vai trò then chốt trong vòng luân chuyển nhiệt muối của Đại Tây Dương, ảnh hưởng tới khí hậu trên toàn cầu. Cuộc hành trình của thác nước này bắt đầu ở Bắc Cực, nơi nước bị đóng băng khiến nó chìm xuống và chảy về nơi có vĩ độ thấp hơn.
Men theo viền của đáy biển, dòng hải lưu nước lạnh này tăng tốc khi chạm với eo biển Đan Mạch, biến thành một thác nước ngoạn mục bên dưới biển. Sau cùng, dòng chảy của thác nước này giao với các vùng trũng lớn của Bắc Đại Tây Dương, để lại một dấu ấn đối với hệ sinh thái biển sâu tại đây.
Trong khi các nhà khoa học dày công nghiên cứu về kỳ quan dưới nước này, có nhiều điều xoay quanh nó vẫn còn là bí ẩn.
Đây là nơi mà chiến dịch hải dương học FAR-DWO do giáo sư David Amblàs và Anna Sanchez-Vidal thuộc Đại học Barcelona dẫn đầu tìm hiểu. Từ ngày 19/7 - 12/8/2023, nhóm các nhà khoa học sẽ lên tàu Sarmiento de Gamboa và bắt đầu cuộc hành trình chưa từng có.
Trong cuộc hành trình này, các nhà khoa học đã phân tích sự biến đổi của dòng nước, trầm tích bên dưới bằng cách lấy mẫu và quan sát cột nước, cũng như địa hình dưới đáy biển.
Được biết, năm 2008, các nhà khoa học ở Đại học Barcelona từng nghiên cứu về thác nước ở hẻm núi Cap de Creus, dọc theo bờ biển phía bắc của Catalonia, phía tây bắc Địa Trung Hải.
Kể từ đó, họ đi đầu trong các sáng giám sát bằng cách sử dụng máy đo dòng điện, cảm biến nhiệt độ, nghiên cứu các dòng nước dày đặc ở cả hẻm núi Cap de Creus và các vùng cực.
Các nhà nghiên cứu cho biết: " Bằng cách tăng cường và mở rộng việc giám sát, bao gồm hẻm núi Cap de Creus và thác nước eo biển Đan Mạch, chúng tôi tạo ra một khung tham chiếu lý tưởng để điều tra mọi thứ có liên quan tới đáy biển và trầm tích".
Dự án FAR-DWO cũng sẽ kiểm tra sự biến đổi theo tầng để ứng phó với những thay đổi khí hậu hiện tại và trong quá khứ. Họ dựa trên các tài liệu quan sát trong lịch sử, mô hình đại dương và khí quyển cũng như các chỉ số trầm tích.
Thác nước dưới nước nghe có vẻ kỳ lạ. Rốt cuộc, làm sao nước có thể rơi từ bất kỳ độ cao nào nếu nó được bao quanh bởi nước? Nhưng điều này có thực vì có một "hiệu ứng thác nước" đang diễn ra, nó được tạo ra bởi sự chuyển động của dòng nước, chứa đầy trầm tích đổ xuống các khu vực sâu hơn.
Những dòng hải lưu này được điều khiển bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm độ dốc, nhiệt độ, độ mặn, thủy triều và mô hình hoàn lưu đại dương. Tuy nhiên, mắt người sẽ không thể phát hiện được thác nước dưới nước chỉ vì nước trông giống nhau.
Một trong những thác nước dưới nước đáng chú ý nhất được tìm thấy ở Mauritius, một trong những hòn đảo ngoạn mục nhất thế giới. Không giống như ở eo biển Đan Mạch, thác nước này không chịu bất kỳ sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể nào hoặc dòng nước liên tục từ độ sâu cao hơn.
Bí mật về thác nước dưới nước của Mauritius thực chất là cát. Mauritius - một hòn đảo núi lửa nên có bờ biển đầy cát. Khi dòng hải lưu dâng cao, chúng đưa cát này qua lại dọc theo các thềm nông ở rìa hòn đảo.
Các thềm nông, một phần của cao nguyên dưới biển, cuối cùng dẫn đến vùng nước sâu hơn, tối hơn ở mũi phía nam của Mauritius. Khi các dòng hải lưu đẩy cát ven biển ra khỏi rìa hòn đảo, nó sẽ rơi xuống vực thẳm bên dưới. Trên thực tế, thứ trông giống như một thác nước dưới nước thực chất là cát chìm qua vùng nước sâu, rơi xuống đáy đại dương. Bạn có thể gọi nó là ảo ảnh quang học nhưng nó vẫn rất ngoạn mục.
Fukushima ngày trở lại: Sắc thu đỏ thẫm ấm áp tình người Đây là lần thứ ba tôi quay lại Fukushima theo lời mời của ban lãnh đạo tỉnh. Những lần trước, tôi có cơ hội được thưởng lãm phong cảnh thiên nhiên và tìm hiểu về trận sóng thần khốc liệt năm xưa. Riêng lần này, tôi có nhiều thời gian để khám phá văn hóa, con người và ẩm thực nơi đây. Tất...