Công viên ở Hà Nội bị bỏ hoang, biến thành vườn rau nuôi gà
Công viên Việt Hưng đối diện UBND quận Long Biên, Hà Nội đang xuống cấp nghiêm trọng sau nhiều năm không được duy tu.
Nhiều hạng mục bị hư hỏng, bong tróc, gỉ sét, người dân tận dụng làm nơi tăng gia trồng rau, nuôi gà.
Công viên khu đô thị mới Việt Hưng đối diện UBND quận Long Biên nằm ở nút giao đường Đoàn Khuê – Vạn Hạnh, có tổng diện tích khoảng 157.237 m2.
Sau nhiều năm đưa vào sử dụng, nhưng không được duy tu, công viên này đang xuống cấp nghiêm trọng.
Công viên bị biến thành bãi đất bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm, rác thải tràn lan.
Tường và lan can hồ điều hòa bị hoen gỉ, nghiêng đổ.
Hàng rào bao quanh hồ bị rỉ sét, nhiều đoạn sụt lún nghiêng ngả.
Rác thải có ở khắp nơi trong không gian của Công viên Việt Hưng, nhưng không được dọn dẹp.
Video đang HOT
Hệ thống đèn chiếu sáng hư hỏng, cây dại leo bám không được thu dọn.
Công viên bị bỏ hoang xuống cấp nhiều năm, dẫn tới tình trạng người dân thoải mái làm vườn, trồng rau, nuôi gà.
ADVERTISING
X
Khu vực hồ điều hòa có nhiều người vào câu cá.
Một số người dân lợi dụng không ai quản lý, bày ghế kinh doanh bán hàng nước.
Người dân quanh đây đều tiếc nuối, xót xa, khi công viên rộng hàng nghìn m2 có hồ điều hòa bị xuống cấp.
2 hồ nguy cơ bị lấp để phân lô đấu giá đất, 100 hộ dân tha thiết xin giữ
Khi hay tin 2 hồ tự nhiên có diện tích 1,2 ha sắp bị san lấp để phân lô, bán đấu giá đất, gần 100 hộ dân phường Ngọc Thụy (Hà Nội) đã có đơn tha thiết xin được giữ nguyên các hồ này.
Dân tha thiết xin giữ hồ
Vụ việc trên xảy ra tại địa bàn tổ 11, thuộc địa bàn phường Ngọc Thụy (quận Long Biên, Hà Nội).
Theo bà Nguyễn Thị Lan (người được gần 100 hộ dân đang sinh sống ở tổ 11 ủy quyền đại diện), hai hồ tự nhiên có diện tích hơn 1,2 ha sắp bị san lấp của khu dân cư đã tồn tại gần 4 thập kỷ. Vào năm 1990, khi đó là xã Ngọc Thụy, các hồ này đã được giao thầu cho một số hộ gia đình cải tạo nuôi trồng thủy sản. Sau đó các hộ được thuê hồ mở dịch vụ hồ câu, hàng năm đóng thuế theo quy định.
Gần 100 hộ dân ở phường Ngọc Thụy vừa có đơn kiến nghị gửi chính quyền sở tại xin giữ lại 2 hồ tự nhiên trên địa bàn (Ảnh: Thành Trung).
Trong suốt mấy chục năm vừa qua, ngoài mục đích nuôi trồng thủy sản, kinh doanh dịch vụ thì hồ còn tạo ra cảnh quan thiên nhiên thoáng đãng, môi trường xanh - sạch - đẹp và có tác dụng nâng cao hiệu quả trong việc tiêu thoát nước, hạn chế úng ngập cục bộ trong những đợt mưa lớn kéo dài của khu vực phường Ngọc Thụy.
Đặc biệt, trong nhiều năm trở lại đây, Thành ủy, UBND TP Hà Nội đã có nhiều văn bản, nghị quyết yêu cầu các địa phương bảo vệ, giữ gìn ao hồ. Nhờ đó, ao hồ được "hồi sinh", phát huy được giá trị vốn có về cảnh quan, giữ được chức năng "máy điều hòa" không khí giữa đô thị.
Tuy nhiên, mới đây, bà Lan cùng nhiều hộ dân trên địa bàn "nghe ngóng" được thông tin chính quyền sở tại dự kiến sẽ cho tiến hành san lấp toàn bộ 2 hồ này để lấy quỹ đất bán đấu giá phân lô hoặc xây chung cư cao tầng trong thời gian tới.
Các hộ dân cho rằng, hiện nay, Hà Nội đang rất thiếu diện tích mặt nước ao hồ để tạo cảnh quan thiên nhiên trong lành; điều hòa khí hậu, nâng cao chất lượng sống cho người dân.
Vì vậy, không có lý do gì mà một khu hồ rộng lớn đã được hình thành tự nhiên từ hàng chục năm nay, đang phục vụ cho rất nhiều lợi ích thiết thực trong cuộc sống đối với người dân lại sắp bị lấp đi một cách không thương tiếc như vậy.
2 hồ có diện tích hơn 1,2 ha sắp bị lấp để phục vụ dự án trên địa bàn phường Ngọc Thụy (Ảnh: Thành Trung).
Trong khi đó, đã có tiền lệ một số ao hồ tại phường Ngọc Thụy và ở quận Long Biên bị san lấp để làm đường, bán đất phân lô... gây ra nhiều bức xúc và hệ lụy cho người dân sinh sống gần các khu vực bị san lấp này...
"Chúng tôi tha thiết mong các cấp chính quyền quận Long Biên và thành phố Hà Nội cho hủy dự định san lấp hệ thống ao hồ nêu trên. Cũng là để người dân không phải chứng kiến thêm một hệ thống ao hồ rất quan trọng đối với đời sống người dân tại phường Ngọc Thụy bị "bức tử" thêm một lần nữa" - bà Lan cho hay.
Lấp hồ để phục vụ dự án nhà ở
Liên quan đến vụ việc trên, đại diện UBND quận Long Biên cho biết, 2 hồ tự nhiên nói trên có nguồn gốc là đất công; việc thu hồi 2 hồ này nhằm phục vụ các dự án nhà ở.
Theo đó, từ năm 2016, UBND quận Long Biên phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình các ô quy hoạch có ký hiệu A4/NO4; A8/NO1; A8/NO2; A4/HH2; A4/HH3 và các tuyến đường phụ cận theo quy hoạch phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất tại địa bàn phường Ngọc Thụy. Quy mô dự án có diện tích 4,26 ha với tổng mức đầu tư hơn 117 tỷ đồng từ nguồn ngân sách của quận Long Biên.
Trong năm 2019 và 2020, UBND quận Long Biên đã ban hành các quyết định bồi thường, hỗ trợ và chi trả tiền. Nhiều hộ dân đã nhận tiền, bàn giao mặt bằng, tuy nhiên một số hộ thuê lại hồ chưa đồng thuận với diện tích hơn 12.000 m2. Ngày 22/12/2021, UBND quận Long Biên đã tổ chức cưỡng chế thu hồi đất. Mới đây, người dân đã có đơn tập thể gửi UBND quận Long Biên về việc không san lấp 2 hồ này.
"Quận đã ra thông báo xử lý đơn của người dân. Tuy nhiên, người dân lại tiếp tục khiếu nại lên thành phố. Trong khi đó, dự án này được thành phố phê duyệt. Trước đó, việc tiến hành cưỡng chế cũng phải được thành phố phê duyệt thì quận mới bắt đầu triển khai" - đại diện UBND quận Long Biên thông tin thêm.
Hàng quán ế ẩm, gắng gượng 'bán mang về' Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều hàng quán, dịch vụ ăn uống tại Hà Nội hoặc phải đóng cửa, hoặc gắng gượng "bán mang về" trong tình cảnh ế ẩm... Nhiều quán bún, phở mở bán cả ngày nhưng đìu hiu khách. Trao đổi với phóng viên, các tiểu thương, chủ hộ kinh doanh than thở: "Hàng quán ế ẩm là do...