Công viên nước Thanh Hà trăm tỷ trái quy hoạch, kiến nghị kỷ luật lãnh đạo quận
Chủ đầu tư đã cố tình vi phạm xây dựng, đất công cộng, cây xanh…phải bàn giao cho địa phương quản lý sau khi đầu tư hạ tầng kỹ thuật nhưng lại “hô biến” thành công viên nước.
Làm trái quy hoạch, đất công cộng cây xanh… xây công viên nước
Thanh tra Hà Nội vừa ban hành kết luận thanh tra trong việc để xảy ra xây dựng trái phép và quá trình xử lý cưỡng chế tại Công viên nước Thanh Hà tại khu đô thị Thanh Hà do Công ty cổ phần Phát triển địa ốc Cienco 5 (Cienco 5 Land) làm chủ đầu tư. Công trình được khởi công xây dựng từ tháng 11/2018 và đến 10/6/2019 hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Thanh tra TP cho biết, trong quá trình đầu tư xây dựng và xử lý việc đầu tư xây dựng công viên này đã xảy ra nhiều vi phạm, trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư và cả chính quyền địa phương.
Công viên nước Thanh Hà xây dựng trên diện tích đất không quy hoạch công viên nước (quy hoạch phê duyệt là đất công cộng, cây xanh thể dục thể thao thành phố, khu ở).
Đối với chủ đầu tư đã vi phạm các quy định về xây dựng, quy hoạch, đất đai và xử lý vi phạm trật tự xây dựng.
Cụ thể, chủ đầu tư đã xây dựng công viên nước không có giấy phép xây dựng (GPXD). Đồng thời xây dựng trên diện tích đất không quy hoạch công viên nước mà theo quy hoạch phê duyệt là đất công cộng thành phố và đất cây xanh thể dục thể thao thành phố, khu ở.
Về trật tự xây dựng, ngày 6/12/2018, Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị quận Hà Đông (gọi tắt là Đội TTXD) phối hợp cùng Phòng quản lý đô thị và UBND phường Phú Lương, quận Hà Đông kiểm tra, phát hiện Công ty CP Phát triển địa ốc Cienco 5 xây dựng công viên nước tại ô đất A2.2-CCĐT01 không có giấy phép xây dựng.
Lực lượng chức năng đã lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu dừng ngay mọi hoạt động thi công vi phạm… Tuy nhiên, chủ đầu tư không chấp hành và tiếp tục xây dựng công viên nước, rồi đưa vào sử dụng.
Trước vi phạm trên, ngày 27/11/2019, UBND quận Hà Đông đã ban hành quyết định về việc áp dụng biện pháp buộc chủ đầu tư tháo dỡ toàn bộ công trình vi phạm tại ô đất A2.2 – CCĐT01. Nhưng, sau thời hạn 15 ngày, chủ đầu tư công viên nước Thanh Hà chỉ thực hiện tháo dỡ mái che của 4 hạng mục.
Đến ngày 24/12/2019, UBND quận Hà Đông tiếp tục ra văn bản đôn đốc chủ đầu tư tự tháo dỡ công trình vi phạm.
Ngày 30/12/2019, UBND phường Phú Lương cũng gửi văn bản yêu cầu chủ đầu tư tự giác tháo dỡ toàn bộ công trình xây dựng vi phạm, thời hạn cho chủ đầu tư tự khắc phục hậu quả đến hết ngày 10/1/2020.
Không những xây dựng không phép, kết quả thanh tra cũng chỉ ra rằng, Công ty CP Phát triển địa ốc Cienco 5 đã xây 19 hạng mục công trình trên diện tích hơn 31.000 m2 thuộc 3 ô đất đã được quy hoạch là đất công cộng, khu ở; đất cây xanh thể dục thể thao (A2.2 – CCĐT01; A2.2 – CXĐT01; một phần A2.1 CXĐT01) và một phần đường giao thông nội bộ khu đô thị… Theo quy hoạch thì các ô đất nêu trên sau khi đầu tư hạ tầng kỹ thuật phải bàn giao cho địa phương quản lý nhưng chủ đầu tư đã “hô biến” thành dự án công viên nước.
Video đang HOT
“Việc chủ đầu tư xây dựng công viên nước trên các ô đất không quy hoạch công viên nước đã vi phạm Luật Đất đai năm 2013 và Luật Xây dựng năm 2014″ – Thanh tra Hà Nội chỉ rõ.
Cưỡng chế công viên trăm tỷ
Trước đó như VietNamNet thông tin, trong hai ngày 15 và 16/1, UBND phường Phú Lương đã tổ chức lực lượng cưỡng chế tháo dỡ toàn bộ hạng mục xây dựng trong công viên nước Thanh Hà.
Sau đó, Cineco 5 Land đã có đơn kiến nghị khẩn cấp gửi Thủ tướng Chính phủ. Phía doanh nghiệp cho rằng UBND phường Phú Lương và UBND quận Hà Đông thực hiện cưỡng chế khắc phục hậu quả không đúng pháp luật, thiếu trách nhiệm trong bảo vệ tài sản doanh nghiệp, gây thiệt hại lớn cho công ty.
Trong quá trình đầu tư xây dựng và xử lý việc đầu tư xây dựng công viên này đã xảy ra nhiều vi phạm, trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư và cả chính quyền địa phương.
Kết quả thanh tra xác định, quá trình thực hiện cưỡng chế công viên nước còn tồn tại, vi phạm.
Trước một ngày tổ chức cưỡng chế (14/1/2020), chủ đầu tư có văn bản gửi UBND quận, UBND phường với nội dung “xin cam kết tháo dỡ và thời gian hoàn thành dự kiến hết quý I/2020″ nhưng cơ quan chủ trì cưỡng chế là UBND phường Phú Lương không lập biên bản ghi nhận sự tự nguyện thi hành án và không báo cáo UBND quận là vi phạm Điều 34, Nghị định số 166/2013/NĐ-CP.
Ngoài ra, công viên nước bao gồm 19 hạng mục có giá trị lớn (theo hợp đồng hơn 142 tỷ đồng), trong đó có 7 hạng mục có kết cấu khung thép, nhựa composite lắp ghép có thể tháo dỡ nhưng UBND quận đã phê duyệt phương án phá dỡ theo đề xuất của Công ty CP Tư vấn và Đầu tư phát triển công nghệ An Phát là thiếu cẩn trọng, dẫn đến việc đã phá dỡ cả 7 hạng mục này gây bức xúc cho nhà đầu tư và băn khoăn trong dư luận.
Quận thiếu trách nhiệm, phường cố ý để công trình vi phạm
Kết luận thanh tra cũng chỉ rõ trách nhiệm của chính quyền từ UBND phường Phú Lương, UBND quận Hà Đông và Đội TTXD.
Theo đó, Đội TTXD đã buông lỏng quản lý, không phát hiện và xử lý vi phạm của chủ đầu tư (xây dựng không có GPXD); không phát hiện công trình xây dựng không phù hợp quy hoạch, không đúng vị trí; không đề xuất UBND quận ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính khắc phục hậu quả…
“Đội TTXD có dấu hiệu làm chiếu lệ, để công trình vi phạm được xây dựng hoàn thành đuwa vào sử dụng, sau này phải cưỡng chế phá dỡ, gây bức xúc trong xã hội và ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan quản lý nhà nước” – Kết luật thanh tra nêu.
Đối với UBND phường Phú Lương đã không chủ động kiểm tra hoạt động xây dựng, không tiến hành đình chỉ xây dựng đối với chủ đầu tư theo chỉ đạo của quận dẫn đến hành vi vi phạm không bị xử lý, không bị năng chặn để công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng…
Theo Thanh tra TP, UBND phường đã cố ý không thực hiện chức trách nhiệm vụ, để công trình vi phạm được xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng, sau này phải cưỡng chế phá dỡ, gây bức xúc trong xã hội và ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan quản lý nhà nước.
UBND quận Hà Đông đã có văn bản chỉ đạo Đội TTXD, UBND phường thiết lập hồ sơ xử lý vi phạm và tổ chức lực lượng đình chỉ nghiêm túc đối với công trình nhưng các đơn vị không nghiêm túc thực hiện. Tuy nhiên UBND quận cũng không sát sao đôn đốc, không có biện pháp cương quyết buộc đội TTXD và UBND phường tiến hành ngăn chặn, thiết lập hồ sơ xử lý vi phạm dẫn đến vi phạm của chủ đầu tư không bị xử phạt, không bị ngăn chặn, công trình vi phạm vẫn được xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Bên cạnh đó, UBND quận đã thiếu trách nhiệm trong quản lý về quy hoạch xây dựng, đất đai dẫn đến không phát hiện và kịp thời xử lý hành vi chủ đầu tư xây dựng công viên nước không phù hợp quy hoạch, sử dụng đất không đúng mục đích..
Kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm, xử lý kỷ luật tổ chức, cá nhân
Thanh tra TP kiến nghị UBND TP chỉ đạo quận Hà Đông tiến hành kiểm điểm trách nhiệm, có hình thức xử lý kỷ luật đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến tồn tại, sai phạm trong việc để xảy ra xây dựng trái phép và tổ chức cưỡng chế công viên nước Thanh Hà, báo cáo thành phố kết quả thực hiện trong tháng 6/2020.
Theo Thanh tra TP, để xảy ra tồn tại, sai phạm nêu trên, trách nhiệm cá nhân thuộc về ông Nguyễn Quang Ngọc – Phó Chủ tịch UBND quận Hà Đông phụ trách đô thị; ông Đào Quang Vinh Hiển – Phó trưởng Phòng quản lý đô thị quận. Chủ tịch UNBD quận Hà Đông cũng có phần trách nhiệm vì chưa xem xét xử lý trách nhiệm của cán bộ có liên quan đến xây dựng trái phép công viên nước…
Thanh tra TP cũng kiến nghị giao Giám đốc Sở Nội vụ căn cứ quy định của pháp luật và kết luận thanh tra, tham mưu UBND TP xử lý trách nhiệm ông Nguyễn Quang Ngọc – Phó Chủ tịch UBND quận và Chủ tịch UBND quận Hà Đông.
Kiểm tra các ô đất công cộng, cây xanh trong khu đô thị
Thanh tra TP kiến nghị UBND TP giao Sở Tài nguyên Môi trường kiểm tra làm rõ việc các ô đất công cộng, cây xanh thuộc khu đô thị Thanh Hà sau khi đầu tư hạ tầng kỹ thuật phải bàn giao cho chính quyền địa phương quản lý, báo cáo đề xuất UBND TP phương án xử lý theo quy định.
Bên cạnh đó yêu cầu Cienco 5 Land nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện dự án, đồng thời nghiêm khắc rút kinh nghiệm đối với các sai phạm.
Hai vợ chồng ở Thanh Oai dương tính với SARS-CoV-2 đã khám tại Bệnh viện Bạch Mai
Theo báo cáo của huyện Thanh Oai (Hà Nội), tại khu đô thị Thanh Hà có 2 trường hợp dương tính lần 1 với SARS-CoV-2 có tiền sử đi khám tại Bệnh viện Bạch Mai.
Hiện việc xử lý ổ dịch liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai vẫn đang hết sức phức tạp Ảnh Trần Cường
Theo báo cáo, 2 trường hợp này là vợ chồng. Người chồng tên V.K.L (41 tuổi, ở tòa HH01B Khu đô thị Thanh Hà), là công nhân xây dựng, làm việc ở phố Trúc Bạch (Hà Nội). Tiền sử dịch tễ của bệnh nhân cho thấy có đi khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai ngày 12.3 và đến 18.3 mới phát bệnh. Hiện bệnh nhân tỉnh táo, có ho và không sốt.
Người vợ là L.T.N (40 tuổi), nhân viên Cục Sở hữu trí tuệ ở 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Tiền sử dịch tễ có đi khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai ngày 12.3. Bệnh nhân tỉnh táo, có ho và sốt.
Theo báo cáo, bệnh nhân L. làm công nhân xây dựng tại phường Trúc Bạch. Khi trên địa bàn phường có dịch, anh L. đã nghỉ, về khu đô thị Thanh Hà ngày 7.3 và có biểu hiện ho, không sốt. Anh L. ra Bệnh viện 103 khám, nhưng bệnh viện không khám và giới thiệu ra Trung tâm Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai, khám ngày 12.3.
Sau khi anh L. khám, chị N. có biểu hiện sốt 38,6 độ nên từ chỗ làm việc ra thẳng viện gặp anh L. và khám. Hai vợ chồng anh L. không ăn uống gì tại căng tin bệnh viện và mang thuốc về nhà uống.
Khi hai vợ chồng khám, cả anh L. và chị N. đều đeo khẩu trang và khám xong về ngay khu đô thị Thanh Hà. Anh L. cách ly tại nhà, hạn chế tiếp xúc người thân, với người xung quanh. Chị N. thì vẫn đi làm từ ngày 16 - 26.3 tại cơ quan. Hàng ngày, chị N. vẫn ra ngoài đi siêu thị tại tòa nhà đối diện, có đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với người xung quanh.
Ngày 28.3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội thông báo với Trung tâm Y tế Thanh Oai lấy mẫu 2 trường hợp. Sáng 29.3, Trung tâm Y tế Thanh Oai lấy mẫu gửi về CDC Hà Nội để xét nghiệm.
Qua điều tra thông tin, nhà bệnh nhân có 2 phòng ngủ. 2 vợ chồng có 2 con đã về quê tại huyện Lâm Thao (Phú Thọ) từ tết. Tại thời điểm điều tra, qua khai thác trực tiếp từ bệnh nhân, anh L. có ho sốt, chị N. sức khỏe bình thường.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 huyện Thanh Oai đã tổ chức phun khử khuẩn tại hộ gia đình, khử khuẩn khu vệ sinh mặt sảnh chung cư, đồ dùng, toàn bộ hành lang tầng 11, thang máy.
Bệnh nhân được xe cấp cứu 115 vận chuyển lên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư cơ sở 2 (tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) để điều trị. Hiện tòa nhà bị phong tỏa, khóa các thang máy và các cửa ra vào. Công an xã và bảo vệ tòa nhà canh không cho ra vào để 7 giờ ngày 30.3 điều tra các hộ liền kề, các quán mà chị N. đã vào.
Theo báo cáo của huyện Thanh Oai, tòa nhà chung cư này có 16 tầng, 12 hộ/tầng, có 285 căn hộ, gần 600 khẩu, đều được khuyến cáo ở nhà, tự cách ly tại nhà.
"Chúng tôi đã thành lập 4 tổ công tác, gồm cán bộ CDC và trung tâm y tế huyện điều tra dịch tễ, nắm thông tin. Công an huyện, xã, bảo vệ tòa nhà trích xuất camera kiểm tra di biến động, người tiếp xúc của 2 bệnh nhân. Một tổ điều tra xác minh tiếp xúc của bệnh nhân với hàng xóm xung quanh. Triển khai phân vùng, dập dịch theo quy định", đại diện UBND huyện Thanh Oai nói.
Liên quan đến trường hợp này, đại diện UBND quận Thanh Xuân cho biết, bệnh nhân N. làm việc tại 386 Nguyễn Trãi. Sáng 30.3, lực lượng chức năng đã có khảo sát, tổng số người trong cơ quan chị N. khoảng 300 người. Diện tiếp xúc F1 với chị N. có 10 người, F2 có 100 người.
"Chúng tôi đã thực hiện các biện pháp cách ly tại chỗ, tiếp tục điều tra, khảo sát", lãnh đạo UBND quận Thanh Xuân thông tin.
Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ cưỡng chế biệt thự xây dựng trái phép trên núi Mặc dù chưa có phép nhưng Công ty cổ phần du lịch cáp treo Vũng Tàu lại cho xây dựng biệt thự trên núi Lớn, khiến dư luận bức xúc. Liên quan đến vụ biệt thự xây dựng trái phép trên núi của Công ty cổ phần du lịch cáp treo Vũng Tàu, UBND TP.Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) vừa...