Công viên lịch sử ‘độc nhất vô nhị’ ở Quảng Ninh
Những bức vẽ Hai Bà Trưng cưỡi voi ra trận, trận chiến Bạch Đằng, mô hình ải Chi Lăng, thành Cổ Loa… đã tạo nên một “công viên lịch sử” độc đáo trong Trường THCS Mạo Khê II (thị xã Đông Triều, Quảng Ninh).
Năm 2013, những mô hình đầu tiên như cột mốc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa… bắt đầu được xây dựng và đắp vẽ quanh tường rào Trường THCS Mạo Khê II. Những mô hình khác tiếp tục được hoàn thiện vào năm 2014.
Trong khu vườn cây bóng mát, nhà trường cho xây dựng các mô hình như Ải Chi Lăng (Lạng Sơn), thành Cổ Loa (Hà Nội)… Trong ảnh là cổng Ngọ Môn (Huế).
Trên mỗi mô hình đều có bảng ghi chú cụ thể để học sinh hiểu rõ.
Mô hình thành Cổ Loa của nhà nước Âu Lạc xưa.
Video đang HOT
Mô hình hầm tướng De Castries (Điện Biên Phủ, năm 1954).
Trên các bức tường bao quanh khuôn viên trường còn có những hình vẽ và phù điêu bằng gốm sứ như Lăng vua Hùng, hình ảnh Hai Bà Trưng cưỡi voi ra trận, con rồng thời Lý, Trần, trận Bạch Đằng năm 938 và 1288…
Bài thơ của Lý Thường Kiệt được vẽ lên tường bao.
Cột mốc quần đảo Trường Sa (Khánh Hoà) được dựng cạnh bờ tường rào.
Cột mốc chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa (TP Đà Nẵng). Trần Đức Nhật, lớp 6A3 chia sẻ: “Ngày đầu vào học ở trường, em thấy những mô hình này rất lạ, nhưng ngày nào cũng nhìn giờ thì quen rồi. Mỗi lúc ra chơi nhóm bạn em lại chạy ra đọc nội dung trên các tấm bảng và biết được nhiều thông tin về lịch sử nước mình”.
Với “Công viên lịch sử” này học sinh chỉ cần đi dạo quanh khuôn viên nhà trường là đã có được những tư liệu lịch sử về các triều đại từ thời vua Hùng đến nhà nước phong kiến Việt Nam và một số chiến thắng lẫy lừng của dân tộc Việt Nam chống quân xâm lược, gìn giữ non sông…
Hai bên sân trường được đặt cây xoay lịch sử kèm theo thông tin các di tích và một số vị vua ở các triều đại. Những bài học lịch sử ngoài giờ thế này được học sinh rất hào hứng.
Tượng đài Võ Thị Sáu được đặt trang nghiêm trước dãy phòng học 3 tầng. Hiệu trưởng Trần Thị Thắm cho biết, người đưa ra ý tưởng và thực hiện là thầy Nguyễn Hồng Quảng khi thầy là Hiệu trưởng nhà trường. Nay thầy đã được điều chuyển về làm Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh.
Để xây dựng mô mình công viên lịch sử, trường sử dụng kinh phí của địa phương và xã hội hóa. Ngoài việc học sinh tự tìm hiểu mỗi giờ ra chơi, nhà trường có các buổi ngoại khóa có giáo viên hướng dẫn cụ thể. Mục đích là giáo dục học sinh về những giá trị truyền thống, tạo sự hứng thú với môn Lịch sử.
Minh Cương
Theo VNE
TP HCM chi hơn 900 tỷ đồng xây hạ tầng công viên lịch sử
Số tiền này dùng để làm đường nội bộ, hệ thống cây xanh, chiếu sáng... cho Khu cổ đại thuộc Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc TP HCM.
UBND TP HCM vừa phê duyệt dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu cổ đại (thuộc Khu công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc, quận 9) theo hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) với tổng vốn đầu tư hơn 936 tỷ đồng. Dự án sẽ được khởi công trong tháng 12 và dự kiến hoàn thành sau 3 năm xây dựng.
Theo đó, có hơn 25 ha được san nền; xây mới hơn 8 km đường bêtông nhựa nóng, lòng đường rộng 6-64 m; xây đường đi bộ; bãi đậu xe; cây xanh vỉa hè, cây xanh công viên, hệ thống tưới nước, chiếu sáng; cầu bêtông cốt thép (qua rạch Đồng Tròn); nạo vét rạch, bờ kè hồ và bờ kè rạch...
Công viên Lịch sử văn hóa các dân tộc - công trình văn hóa lớn của TP HCM. Ảnh:SGGP
Về phương thức thu hồi vốn, sau khi xây dựng hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý, khai thác và được thanh toán bằng quỹ đất để thực hiện dự án khác (dự án Xây dựng Khu Du lịch sinh thái tại Khu đất Cù lao Bà Sang).
Dự án Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc được Ban thường vụ Thành ủy TP HCM lên ý tưởng từ năm 1992, nhằm tái hiện những cột mốc lịch sử - văn hóa của dân tộc làm điểm tựa cho công tác giáo dục lý tưởng, phát huy truyền thống dân tộc trong thế hệ trẻ và tạo điều kiện giới thiệu giao lưu văn hóa Việt Nam với nước ngoài.
5 năm sau, dự án được Thủ tướng phê duyệt năm 1997 với tổng diện tích đất xây dựng 408 ha (381 ha thuộc phường Long Bình, quận 9, TP HCM) diện tích còn lại thuộc phường Bình Thắng, thị xã Dĩ An (Bình Dương) và được khởi công vào năm 1998.
Công viên gồm các công trình giới thiệu những sự kiện lịch sử và những công trình văn hóa tiêu biểu của dân tộc từ thời các vua Hùng dựng nước đến thời đại Hồ Chí Minh. Đồng thời xây dựng các công trình sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí và cảnh quan. Kèm theo việc xây dựng mỗi khu vực là hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và các công trình có quy mô thích hợp.
Theo quy hoạch công viên có 4 khu chức năng gồm: Khu cổ đại rộng 80 ha; Khu Trung đại 33 ha; Khu Cận hiện đại 30 ha và Khu sinh hoạt văn hóa 265ha, bao gồm Cù Lao Bà Sang (40 ha). Khu Tưởng niệm các vua Hùng (giai đoạn 1) đã được khánh thành hồi tháng 4/2009 là nơi tổ chức các lễ hội, các chương trình biểu diễn nghệ thuật, sinh hoạt văn hóa, góp phần khơi dậy lòng tự hào dân tộc của các thế hệ, đặc biệt là nơi tôn nghiêm tổ chức lễ Giỗ Tổ hàng năm tại TP HCM.
Trung Sơn
Theo VNE
TP.HCM thay đổi thời điểm bắn pháo hoa dịp 30/4 Trong thông báo mới nhất phát đi từ UBND TP, nơi này cho biết thời gian bắn pháo hoa sẽ diễn ra sớm hơn 15' so với thông báo trước đó. Lý do của việc này là để kết nối với chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề "Đất nước trọn niềm vui" sẽ diễn ra vào lúc 21h45' ngày 30/4....