Công viên hiện đại nhất thủ đô xuống cấp nhanh
Có kiến trúc đẹp và hiện đại nhất Hà Nội nhưng chỉ sau 2 năm sử dụng, công viên Hòa Bình (Từ Liêm) đã có nhiều hạng mục hư hỏng như gạch sụt lún, bong tróc, ghế đá hỏng, giàn bằng gỗ gãy sập…
Công viên Hòa Bình được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, khánh thành dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội 10/10/2010. Đây được coi là công viên có kiến trúc hiện đại nhất thủ đô.
Tuy nhiên, ngay sau khi khánh thành, công viên đã có nhiều hạng mục bị hư hỏng. Dù được cải tạo, chỉnh trang nhưng sau 2 năm hoạt động, công viên này hiện xuống cấp, vắng vẻ
Nhiều đoạn gạch lát nền ở quảng trường bị bong tróc kéo dài, thậm chí bị vỡ vụn.
Video đang HOT
Các bậc thang ốp đá dẫn lên đồi trong công viên vị nứt vỡ, bong tróc mà không được sửa chữa.
Đá ốp tường tại khu vực tượng đài chính cũng bị bong tróc kéo dài.
Lối đi dạo đọng đầy nước dù trời không có mưa.
Ghế đá hỏng bị quăng xuống hồ – nơi có nhiều cá chết nổi.
Sau trận mưa bão tháng 8 vừa qua, hàng trăm cây xanh 2 năm trồng trong công viên vị gãy đổ nhưng chưa được thay thế, khiến công viên ít bóng cây xanh.
Giàn trang trí bằng gỗ gần lối cổng chính phía bắc của công viên hiện bị gẫy nhiều đoạn, lơ lửng trên đầu những người qua lại.
Hầm để xe trong công viên luôn đóng kín, khóa hoen rỉ…
Theo VNE
Cầu gần 350 tỷ mới 6 tháng sử dụng đã bị hỏng
Là tuyến lưu thông huyết mạch ở cửa ngõ TP HCM, hai nhánh biên cầu Rạch Chiếc mới được đưa vào sử dụng từ cuối tháng 12/2010 đã xuất hiện tình trạng sụt lún, bong tróc.
Sau hơn 6 tháng sử dụng, mặt cầu Rạch Chiếc đã bị hư hỏng. Ảnh: VTC.
Tại nhánh biên từ TP HCM ra Thủ Đức mặt đường ở các khe co giãn bị rạn nứt và bong tróc bê tông nhựa. Còn trên nhánh biên hướng từ Thủ Đức vào trung tâm TP HCM có chỗ bê tông nhựa bị bong tróc rất nhiều, lòi cả lưới thép bên trong. Ngoài ra, mặt đường phần dốc cầu ở phía quận Thủ Đức bị võng xuống gần 10 cm.
Theo Khu quản lý giao thông đô thị số 2 (đơn vị quản lý cầu Rạch Chiếc), nguyên nhân của hiện tượng rạn nứt và bong tróc nhựa bê tông là tác động của sự chênh lệch nhiệt độ làm cho dầm cầu bị co giãn. Ngoài ra còn do lực tác động của các xe qua lại tại những điểm này.
Nhà thầu thi công đã khắc phục mặt đường. Ảnh: Hữu Công
Trao đổi với VnExpress, ông Vũ Văn Điệp, Phó giám đốc Khu quản lý giao thông đô thị số 2 cho biết, ngay sau khi nắm sự việc, đơn vị đã đề nghị nhà thầu sửa chữa khắc phục sự cố. Hiện tại, vì lượng xe lưu thông trên cầu rất lớn, chỉ có thể sửa vào ban đêm nên tại một số khe co giãn chưa thể che phủ được bê tông. Nhà thầu phải dùng những tấm sắt lớn để che chắn nhằm tránh làm hư hại các khe.
"Muộn nhất là cuối tuần này công tác khắc phục sẽ hoàn thành, các phương tiện có thể lưu thông qua lại bình thường", ông này cho hay.
Cầu Rạch Chiếc nằm trên xa lộ Hà Nội, tuyến đường huyết mạch từ nội thành ra miền Đông Nam bộ ở cửa ngõ Đông Bắc Sài Gòn. Hai nhánh biên cầu Rạch Chiếc có chiều dài 295 m, gồm 2 làn xe hỗn hợp, với tổng vốn đầu tư 346 tỷ đồng. Hiện tại, nhánh giữa cầu được thi công dự kiến hoàn thành vào năm 2013.
Theo VNE
Kè tiền tỉ vừa khánh thành đã sạt lở Mới đưa vào sử dụng từ tháng 5/2012 nhưng kè Tráng Việt (thôn Đẹp, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội) đã xuống cấp, sụt lún trầm trọng. Công trình không chỉ lãng phí tiền tỉ của Nhà nước mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến giao thông và nguy hiểm đến tính mạng của người dân địa phương. Để đảm bảo...