Công viên địa chất Lý Sơn – Sa Huỳnh: Cơ hội mới để phát triển du lịch
Hồ sơ Công viên địa chất Lý Sơn – Sa Huỳnh (CVĐC) lập cuối năm 2015. Qua quá trình xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO.
Diện mạo của một công viên địa chất toàn cầu đang từng bước định hình. Nếu được công nhận CVĐC toàn cầu, đây sẽ là đòn bẩy mở ra cơ hội phát triển cho du lịch Quảng Ngãi.
Giám đốc Sở VH-TT&DL Nguyễn Minh Trí cho biết: Với hơn 300 điểm di sản được xác định, Ban Quản lý CVĐC Lý Sơn – Sa Huỳnh đã chọn 89 điểm dừng chân gồm các di sản tiêu biểu về địa chất, địa mạo, cảnh quan, văn hóa, làng nghề để xây dựng 4 tuyến du lịch gồm: “Bí ẩn nơi đảo thiêng”, “Lục địa cổ – Vũ điệu thời gian”, “Hành trình về những nền văn hóa cổ” và “ Tiếng vọng của biển và Ký ức chiến tranh” trên nền chủ đề “Miền đất của những chuyển động”.
Vẻ đẹp vùng biển Lệ Thủy, ở huyện Bình Sơn, một điểm nằm trong Công viên địa chất Lý Sơn – Sa Huỳnh. ẢNH: MINH THU
Đảo Lý Sơn thuộc tuyến du lịch phía đông với tên gọi “Bí ẩn nơi đảo thiêng”, với các điểm di sản nổi bật về sinh thái biển đảo như núi lửa Thới Lới, giếng Tiền, chùa Hang, chùa Đục, đường bờ biển cổ, thắng cảnh đảo Bé… Với những lợi thế này, Quảng Ngãi đã tập trung phát triển tuyến du lịch biển đảo Lý Sơn.
Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn Lê Văn Ninh chia sẻ: “Thời gian qua, các chuyên gia trong nước và quốc tế đã khảo sát các điểm di tích, danh thắng, địa chất… để lựa chọn 30 địa điểm xây dựng thành tuyến du lịch nằm trong CVĐC. Với nhiều giải pháp đầu tư về hạ tầng, phát triển các dịch vụ du lịch, huyện Lý Sơn đã và đang là điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Thời gian đến, Lý Sơn phấn đấu đạt 300 nghìn lượt khách và doanh thu từ ngành này trên 500 tỷ đồng/năm”.
Xuôi về phía nam của tỉnh là tuyến du lịch “Hành trình về những nền văn hóa cổ” với nền văn hóa Sa Huỳnh, Chămpa và văn hóa Đại Việt có các đình, miếu, lăng thờ gắn liền với nhiều loại hình tín ngưỡng dân gian của cộng đồng dân cư và cảnh quan thiên nhiên độc đáo. Trong đó, các di sản nổi bật của tuyến du lịch này như: Đầm nước ngọt An Khê và di tích khảo cổ Sa Huỳnh, làng Gò Cỏ, bia ký Chămpa, bãi biển Châu Me, hang Én.
Video đang HOT
Làng Gò Cỏ là một điểm đến của CVĐC Lý Sơn – Sa Huỳnh với nhiều giá trị về di sản địa chất, địa mạo, cảnh quan môi trường, văn hóa độc đáo và đa dạng. Nơi đây gần như là một công viên địa chất thu nhỏ. Người dân trong vùng đã bắt tay làm du lịch. Hợp tác xã Du lịch cộng đồng Gò Cỏ được hình thành trong hai năm qua, hiện đã và đang thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến trải nghiệm những nét độc đáo ở ngôi làng thú vị này.
Ngược về phía tây là tuyến du lịch “Lục địa cổ – vũ điệu thời gian”, trong đó các điểm du lịch sinh thái như suối khoáng nóng Nghĩa Thuận, thác nước Suối Chè, ghềnh Bà Ngõng (Trà Bồng). Đó là vũ điệu của lục địa cổ, của các lớp thạch quyển nâng lên, hạ xuống, của các lớp đá biến chất va chạm vào nhau trong quá trình kiến tạo. Quay vòng theo vũ điệu này, du khách có cơ hội đặt chân đến đỉnh núi Cà Đam, “nóc nhà” của Quảng Ngãi có độ cao hơn 1.400m so với mực nước biển…
Từ trung tâm TP.Quảng Ngãi ra phía bắc là tuyến tham quan mang tên “Tiếng vọng của biển và Ký ức chiến tranh” với các điểm tiêu biểu như bãi biển Lệ Thủy, thắng cảnh Gành Yến (Bình Sơn), bãi biển Mỹ Khê, thắng cảnh Thạch Ky điếu tẩu, thắng cảnh Ba Làng An… Tuyến du lịch này giúp du khách tìm hiểu về các điểm du lịch sinh thái gắn với lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của người dân Quảng Ngãi.
Khung cảnh bình yên ở làng du lịch cộng đồng Gò Cỏ (phường Phổ Thạnh, TX.Đức Phổ). Ảnh: TRÍ PHONG
Với những lợi thế trên, CVĐC Lý Sơn – Sa Huỳnh tích hợp giữa văn hóa với du lịch, với giá trị độc đáo của địa chất, địa mạo chính là yếu tố để xây dựng thương hiệu, thúc đẩy du lịch Quảng Ngãi phát triển.
Theo ông Nguyễn Minh Trí, do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên tiến trình thẩm định của UNESCO trong năm nay bị tạm hoãn. Trong khi chờ kết quả thẩm định vào năm tới, song song với quá trình xây dựng hồ sơ di sản, từ năm 2019, tỉnh đã tổ chức các hội nghị tập huấn giới thiệu, cập nhật tiến độ xây dựng hồ sơ CVĐC toàn cầu Lý Sơn – Sa Huỳnh đến các ban, ngành, chính quyền địa phương và người dân trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên địa chất, sự đa dạng sinh học…
“Hiện tại chúng tôi vẫn triển khai các hoạt động tuyên truyền, quảng bá cũng như đẩy mạnh phát triển các tuyến du lịch nằm trong CVĐC Lý Sơn – Sa Huỳnh. Ban Quản lý CVĐC Lý Sơn – Sa Huỳnh đã phối hợp với các địa phương lắp đặt các biển chỉ điểm di sản CVĐC Lý Sơn – Sa Huỳnh và các bảng thông tin, biển chỉ hướng, hướng dẫn tại các địa điểm, nhằm giới thiệu cho du khách tham quan, tìm hiểu”, ông Trí cho biết thêm.
Công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh: Miền đất của những chuyển động
Công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) được thành lập cuối năm 2015. Qua quá trình xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO, diện mạo của một công viên địa chất toàn cầu đang từng bước định hình. Nếu vượt qua vòng thẩm định, tháng 4-2021, Công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh sẽ được Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO kết nạp, trở thành thành viên chính thức, mở ra cơ hội phát triển du lịch cho tỉnh Quảng Ngãi trong những năm tiếp theo.
Núi lửa Giếng Tiền (huyện Lý Sơn) nhìn từ trên cao.
Đa dạng giá trị văn hóa, thiên nhiên
Trải dài trên địa bàn 10 huyện, thành phố của tỉnh Quảng Ngãi, Công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh có tổng diện tích hơn 5.154km2, trong đó có 2.537km2 diện tích trên đất liền và 2.617km2 diện tích mặt biển, dân số trên 1 triệu người. Nơi đây tích hợp những giá trị địa chất kỳ thú, văn hóa đặc sắc và sinh học đa dạng.
Về địa chất, cụm núi lửa Lý Sơn - Bình Châu và vùng phụ cận phát lộ nhiều loại đất đá, nham thạch tiêu biểu cho các chế độ phun trào khác nhau. Chứng tích của quá trình hoạt động kiến tạo có thể được thấy rõ ở đảo Lý Sơn với nhiều miệng núi lửa đã tắt, tạo nên cảnh quan thiên nhiên kỳ thú như cổng Tò Vò, vách Hang Câu, miệng Giếng Tiền, miệng Thới Lới...
Về văn hóa, Công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh có mật độ di sản văn hóa dày đặc, là sự đan xen của nhiều nền văn hóa khác nhau. Đó là văn hóa thời đồ đá cũ và mới, văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chăm Pa và văn hóa Đại Việt. Riêng văn hóa Sa Huỳnh được biểu hiện rõ nhất qua di chỉ khảo cổ hồ Nước Trong, di tích khảo cổ Kho chum Sa Huỳnh, gò Ma Vương..., được các nhà khoa học nhận định có niên đại cách nay 3.000 năm.
Quảng Ngãi được xem như cái nôi của nền văn hóa cổ xưa này, thể hiện qua sự cộng cư của các dân tộc: Kinh, Hrê, Cor, Ca Dong..., tạo nên những sắc màu văn hóa đa dạng, giao thoa, tiếp biến lẫn nhau. Đặc trưng của nền văn hóa Đại Việt được biểu hiện qua hệ thống đền, chùa, miếu mạo hay Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tại đảo Lý Sơn. Chìm trong vùng biển Bình Châu - Lý Sơn là "nghĩa địa tàu đắm" với hàng chục con tàu cổ chứa đựng nhiều loại hình hiện vật có niên đại từ 500 đến 1.000 năm.
Về đa dạng sinh học, vùng biển thuộc Công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh có trên 700 loài động, thực vật, trong đó có 4/5 loài rùa biển có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới gồm: Rùa da, vích, đồi mồi và đồi mồi dứa. Ngoài ra, tại đây còn có nhiều loài động vật trên cạn quý hiếm được Sách đỏ Việt Nam ghi nhận cùng hàng trăm loài thực vật...
Tăng cường truyền thông
Ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Với hơn 300 điểm di sản được xác định, Ban quản lý đã chọn 89 điểm dừng chân gồm các di sản tiêu biểu về địa chất, địa mạo, cảnh quan, văn hóa, làng nghề để xây dựng 4 tuyến tham quan: "Bí ẩn nơi đảo thiêng" (phía Đông), "Lục địa cổ - Vũ điệu thời gian" (phía Tây), "Hành trình về những nền văn hóa cổ" (phía Nam), "Tiếng vọng của biển và Ký ức chiến tranh" (phía Bắc) trên nền chủ đề "Miền đất của những chuyển động".
Cũng theo ông Nguyễn Minh Trí, việc xây dựng hồ sơ Công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn - Sa Huỳnh được tiến hành từ năm 2014 đến năm 2019. Đến nay, hồ sơ đã được hoàn thiện, đang trong quá trình thẩm định. Kết quả chính thức sẽ được công bố vào tháng 4-2021. Đây không chỉ là cơ hội quảng bá về tài nguyên thiên nhiên, văn hóa của Quảng Ngãi, mà còn góp phần thúc đẩy quá trình bảo tồn di sản, phát triển du lịch và cải thiện đời sống cho người dân.
Song song với quá trình xây dựng hồ sơ di sản, từ năm 2019, tỉnh Quảng Ngãi đã liên tục tổ chức các hội nghị tập huấn giới thiệu, cập nhật tiến độ xây dựng hồ sơ Công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn - Sa Huỳnh đến các ban, ngành, chính quyền địa phương và người dân trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc sử dụng, khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên địa chất, sự đa dạng sinh học...
Theo Tiến sĩ Trần Tân Văn, Viện trưởng Viện khoa học Địa chất - Khoáng sản: "Đây là cách làm thiết thực, mang lại hiệu quả trong việc thay đổi nhận thức của cộng đồng. Công viên địa chất này là một di sản phức hợp mang giá trị đặc biệt, nếu người dân không hiểu rõ tầm quan trọng của di sản thì sẽ rất khó để họ chung tay bảo vệ, giữ gìn di sản. Vì thế, tăng cường truyền thông cho cộng đồng sẽ mang lại sự phát triển bền vững cho Công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh".
Nếu Công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh được kết nạp vào Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO, đây sẽ là thành viên thứ 4 của Việt Nam, cùng với Công viên địa chất Non nước Cao Bằng, Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn và Công viên địa chất Đắk Nông.
Công viên Địa chất Toàn cầu Đắk Nông: Di sản Việt vươn tầm quốc tế Năm năm thành lập là một chặng đường chưa dài nhưng danh hiệu mà Công viên Địa chất Đắk Nông nhận được hôm nay chính là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực nhằm đưa giá trị di sản địa chất Việt Nam vươn ra quốc tế. Cảnh đẹp trong CVĐCTC Đăk Nông. (Nguồn: Ban quản lý Công viên Địa chất Đắk...