Công viên địa chất Lạng Sơn: Viên ngọc ẩn mình giữa núi rừng Đông Bắc Việt Nam
Công viên địa chất Lạng Sơn là một minh chứng sống động về hành trình hơn 500 triệu năm tiến hóa sự sống trong những cảnh quan đa dạng của nó.
Hành trình đến với vùng núi Mẫu Sơn, Công viên địa chất Lạng Sơn ẩn hiện trong mây núi quanh năm trong lành mát mẻ. |
Trải trên một vùng lãnh thổ rộng lớn tới 4.849 km2, trải rộng khắp 8 huyện, thành phố của tỉnh Lạng Sơn, Công viên địa chất Lạng Sơn là một trong những công viên địa chất lớn nhất tại Việt Nam.
Hiện nay, nước ta đã có một số công viên địa chất được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu, song, Công viên địa chất Lạng Sơn có nhiều giá trị khác biệt.
Trước hết là giá trị địa chất, địa mạo, cảnh quan. Công viên chính là nơi có hệ thống hóa thạch cổ sinh phong phú, cho thấy lịch sử sự sống trong hàng trăm triệu năm, với thời điểm xa nhất là 500 triệu năm trước. Có những hóa thạch cho thấy trước đây Lạng Sơn từng là vùng biển.
Công viên địa chất có những cảnh quan nổi tiếng như: Những dãy núi đá thấp trùng điệp bao quanh những thung lũng, bản làng ở xã Yên Thịnh (huyện Hữu Lũng); hang động là nơi cư trú người tiền sử như hang Thẩm Khuyên (huyện Bình Gia)…
|
Hang Gió với hệ thống thạch nhũ hàng trăm triệu năm tuổi. |
Về mặt văn hóa, Công viên địa chất Lạng Sơn thực sự là một tấm thảm rực rỡ về sự đa dạng sắc tộc, mỗi nhóm đều có những phong tục và truyền thống độc đáo. Đời sống tâm linh của người dân bắt nguồn sâu xa từ Đạo Mẫu – tín ngưỡng thờ Mẫu đã được UNESCO công nhận.
Công viên có nhiều điểm thờ các vị trong hệ thống thờ Mẫu Tam phủ, nổi bật nhất là đền Bắc Lệ; những bản làng đồng bào Tày, Nùng… với những nét đẹp trong đời sống sinh hoạt, ẩm thực, trang phục…
Với chủ đề Dòng chảy sự sống nơi miền đất thiêng, các tuyến, điểm du lịch tại Công viên địa chất Lạng Sơn đang được hình thành trên nền tảng gắn kết các địa điểm tiêu biểu về lịch sử tiến hóa liên tục của sự sống và tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ, với các di sản văn hóa đặc sắc và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp.
Đền Bắc Lệ, một trong những điểm đến trên hành trình khám phá thế giới Thượng Ngàn, gắn với màu áo xanh của Thánh Mẫu Thượng Ngàn. |
Đó là sự kết hợp hài hòa giữa lịch sử hình thành thế giới tự nhiên và cảnh quan địa chất, sự đa dạng về văn hóa và tín ngưỡng thờ Mẫu ở Lạng Sơn. Hành trình khám phá các tuyến du lịch chủ yếu đi qua trục đường quốc lộ 1A, 1B, 4B và 279 thuận tiện cho du khách di chuyển và có những trải nghiệm thú vị.
Khám phá thế giới Thượng Ngàn là hành trình tham quan gắn với màu áo xanh của Thánh Mẫu Thượng Ngàn. Tuyến du lịch này có 8 điểm, quãng đường khoảng 120 km, khởi nguồn từ đền Bắc Lệ của huyện Hữu Lũng – một trong những trung tâm trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu nổi tiếng của người Việt, cùng với đó là các điểm di sản địa chất đặc trưng thung lũng núi đá vôi, thung lũng thần tiên Đồng Lâm thơ mộng, các làng bản homestay yên bình của người Tày xã Hữu Liên, khu di tích lịch sử Ải Chi Lăng, chứng tích của các vụ phun trào núi lửa lục địa…
Hành trình về miền Thiên giới là tuyến du lịch gắn với màu áo đỏ của Thánh Mẫu Liễu Hạnh với 11 điểm tham quan, quãng đường khoảng 130 km. Mở đầu là cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, qua đền Mẫu Đồng Đăng đến các điểm dọc quốc lộ 1B về miền quê hương cách mạng Bắc Sơn anh hùng.
Video đang HOT |
Khung cảnh yên bình của thung lũng Bắc Sơn. |
Những địa danh như cầu Khánh Khê, rừng hồi xứ Lạng, hang Thẩm Khuyên-Thẩm Hai, dòng sông ngầm tại điểm du lịch sinh thái suối Mỏ Mắm, Ký ức biển Khuổi Nọi- nơi thành lập đội Cứu quốc quân đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, đến vườn quýt Hang Hú độc đáo, Bảo tàng Khởi nghĩa Bắc Sơn… gắn các giá trị di sản địa chất, quá trình tiến hóa sự sống tiêu biểu của loài người với dấu tích của người tiền sử lâu đời nhất Việt Nam có niên đại 475.000 năm, từ nền văn hóa Bắc Sơn cho đến vùng quê hương cách mạng quật khởi yên bình ẩn hiện trong thung lũng lúa vàng tạo nên một hành trình tham quan kỳ thú.
Cuộc sống dân dã nơi trần thế là tuyến du lịch gắn với màu vàng đặc trưng của Thánh Mẫu Địa. Có 9 điểm tham quan trên hành trình khoảng 130 km, khởi nguồn từ huyện Bắc Sơn: Đón bình minh trên làng bản văn hóa Tày xã Quỳnh Sơn; trải nghiệm nghề làm ngói âm dương thủ công truyền thống, những cánh rừng hồi Văn Quan xanh ngút mắt; thăm đền Chầu Mười linh thiêng giữa núi rừng, trải nghiệm nghề truyền thống cao khô Vạn Linh với đồng bào dân tộc Nùng; tận mắt chiêm ngưỡng các hóa thạch động vật biển kỷ Devonian gần 400 triệu năm trước hay hóa thạch Cúc đá huyện Chi Lăng, chinh phục Hang Gió kỳ vỹ…
Sống lưng khủng long, một trong những điểm đến ưa thích của tín đồ leo núi. |
Khám phá Thủy cung gắn với màu áo trắng của Thánh Mẫu Thoải, có 10 điểm tham quan trên quãng đường khoảng 80 km. Bắt đầu từ chùa Tam Thanh, theo quốc lộ 4B đi về hướng Lộc Bình. Qua chùa Bắc Nga thâm nghiêm cổ kính, hành trình đến với vùng núi Mẫu Sơn ẩn hiện trong mây núi quanh năm trong lành mát mẻ.
Đến đài quan sát ngắm toàn cảnh vùng trũng Na Dương, nơi được ví như “cửa sổ nhìn về thế giới cổ đại”, nơi phát hiện hàng loạt hóa thạch niên đại khoảng 40 triệu năm trước, một địa điểm quan trọng thu hút sự quan tâm nghiên cứu tìm hiểu và khám phá. Hành trình còn qua các điểm thác Bản Khiếng, chùa Tiên, đền Mẫu Thoải linh thiêng…
Sự kết hợp hài hòa giữa lịch sử tự nhiên, đa dạng văn hóa và truyền thống tâm linh khiến Công viên địa chất Lạng Sơn trở thành một điểm đến khám phá độc đáo. Đây được coi là ngọn hải đăng cho sự phát triển bền vững và là sự tôn vinh đối với sức sống của thiên nhiên và văn hóa.
Xao xuyến với vẻ đẹp mộc mạc của làng đá cổ hơn 400 trăm tuổi "bị lãng quên" ở Cao Bằng
Như một viên ngọc ẩn mình giữa núi rừng Đông Bắc, làng đá cổ Khuổi Ky khiến nhiều du khách say đắm ngay từ lần gặp đầu tiên.
Nhắc tới Cao Bằng, du khách thường nghĩ ngay tới khung cảnh thiên nhiên vừa hữu tình lại không kém phần hùng vĩ với cảnh đẹp của đèo Mã Phục, thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao hay hồ Thang Hen. Ít ai biết đến, nơi đây còn một viên ngọc ẩn mình giữa núi rừng Đông Bắc khiến du khách say đắm ngay từ lần gặp đầu tiên. Với nét đẹp mộc mạc riêng biệt chẳng nơi nào có được, làng đá Khuổi Ky luôn đem đến cho du khách những trải nghiệm xao xuyến khó quên.
Xao xuyến với vẻ đẹp mộc mạc của làng đá hơn 400 trăm tuổi "bị lãng quên" ở Cao Bằng
Được ví von là "ngôi làng bị lãng quên" vì ít được biết đến. Làng đá Khuổi Ky nằm trong quần thể du lịch thác Bản Giốc, xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
Làng đá Khuổi Ky là một làng nhỏ nằm cách Thác Bản Giốc 2km và cách động Ngườm Ngao 1km. Ảnh: Bùi Hoài.
Làng Khuổi Ky có gì khiến khách du lịch say mê?
Kiến trúc độc đáo của làng đá hơn 400 tuổi
Đặt chân tới làng đá Khuổi Ky, du khách sẽ cảm thấy vô cùng ấn tượng với những ngôi nhà sàn được xây hoàn toàn bằng đá.
Được hình thành từ những năm cuối thế kỷ XVI, những ngôi nhà sàn đá này được nhà Mạc xây dựng trở thành những "pháo đài" để bảo vệ biên cương.
Có tuổi đời hơn 400 năm, ngôi làng cổ là nơi sinh sống của người dân tộc Tày. Ảnh: Bùi Hoài.
Với kiến trúc độc đáo, phần móng nhà được làm bằng đá hộc vững chãi. Các bức tường được hình thành bởi những viên đá xếp lèn lên nhau, chúng được kết dính lại với nhau bằng hỗn hợp đặc biệt từ vôi và cát do người Tày sáng tạo.
Những ngôi nhà được xây hoàn toàn bằng đá. Ảnh: Bùi Hoài.
Mỗi ngôi nhà có 3 gian chính được chia khu bằng ván gỗ, diện tích sử dụng tuỳ thuộc vào gia đình có bao nhiêu người. Đặc biệt, phần mái của những ngôi nhà sàn được lợp bằng ngói âm dương khiến những ngôi nhà sàn ở đây khoác lên mình nét cổ kính hiếm có.
Đá cũng được sử dụng trong các công trình khác như hàng rào, đập nước, cối xay, bếp lò... Ảnh: Bùi Hoài.
Từ xa nhìn lại, du khách sẽ thu vào tầm mắt toàn bộ khung cảnh thanh bình của làng đá Khuổi Ky nằm giữa núi rừng. Ảnh: Bùi Hoài.
Nét đẹp mộc mạc của miền sơn cước
Không chỉ khiến du khách bất ngờ về kiến trúc, làng đá Khuổi Ky còn khiến du khách xao xuyến với nét đẹp mộc mạc thanh bình của miền sơn cước vắng người.
Nằm cách thác Bản Giốc khoảng 2km, nếu đi từ thác du khách chỉ cần di chuyển theo hướng về động Ngườm Ngao đi khoảng 2km là đến được làng Khuổi Ky.
Từ xa nhìn lại, ngôi làng như một viên ngọc ẩn mình giữa núi rừng Đông Bắc. Ngay phía trước làng là dòng suối Khuổi Ky mềm mại uốn quanh, tô điểm nét duyên dáng cho ngôi làng cổ.
Đặt chân tới làng Khuổi Ky, du khách sẽ được hoà mình vào thiên nhiên thanh bình, lặng ngắm cuộc sống bình dị của đồng bảo dân tộc Tày ở nơi đây. Ảnh Bùi Hoài.
Vẻ đẹp tĩnh lặng của miền sơn cước khiến du khách như lạc vào chốn đào nguyên. Ảnh: Bùi Hoài.
Món ngon khiến du khách khó quên
Nếu các bạn có ý định tới khám phá Cao Bằng, thì hãy sắp xếp một buổi chiều tối ở lại làng đá Khuổi Ky. Tại đây các bạn có thể thuê phòng ở homestay để nghỉ lại qua đêm và thưởng thức những món ngon độc đáo. Theo Bùi Hoài chia sẻ, mỗi người trung bình thường sẽ ăn hết khoảng 150.000 đồng cho một người.
Sâu chít rang lá chanh, thịt Khâu Nhục, thịt dê nướng là một trong những món ăn khiến du khách khó quên được vì hương vị đặc biệt. Ảnh: Bùi Hoài,
Nếu các bạn đi một nhóm đông có thể trao đổi với chủ homestay để tổ chức đốt lửa trại và ăn uống ngoài trời. Được biết mức giá thuê phòng tại đây rơi vào khoảng 400.000 - 600.000 đồng tuỳ từng phòng.
Các bạn nào có ý định tới Cao Bằng trải nghiệm nhất định đừng bỏ qua làng đá cổ Khuổi Ky này nhé.
Khám phá nét đa dạng của 3 công viên địa chất toàn cầu ở Việt Nam Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang; Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng và Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông đang là các điểm đến du lịch hấp dẫn du khách. ) Tại Việt Nam, UNESCO đã vinh danh 3 công viên địa chất toàn cầu, đó là Công viên địa...