Công viên “đá” kỳ lạ
Đây là 1 kỳ quan mới của Ấn Độ!
Khu vườn đá ở Ấn Độ này là một công viên rộng 50 mẫu có cả trung tâm mua bán, thác nước và hàng ngàn vật độc đáo làm từ vật liệu tái chế. Để tạo ra nó ấn tượng như ngày nay, Nek Chand đã trải qua bốn thập kỷ thiết kế và xây dựng.
Năm 1958, Nek Chand là một thanh tra đường bộ cho Sở Công chính. Sau khi thất bại với công việc đóng thuyền bè thủ công ông đã dành nhiều thời gian hơn để theo đuổi niềm đam mê của mình là đá và đá. Ông bắt đầu thu thập chúng từ những nơi gần đồi Shivalik, Sukhna Cho, Patiala Rao và ven sông Ghaggar. Khoảng thời gian này kiến trúc sư Thụy Sĩ Le Corbusier đã được yêu cầu thiết kế thành phố Chandigarh – Ấn Độ nên các làng nhỏ xung quanh khu vực này đã bị phá hủy. Nek Chand đã tận dụng các loại đá bị phá hủy để bổ sung cho bộ sưu tập đá của mình.
Năm 1965, sau khi thu thập trọn bộ sưu tập ấn tượng từ đống phế liệu của ngôi làng đã bị phá hủy, Nek Chand đã bắt đầu mơ về một vương quốc cổ tích của riêng mình. Sau đó ông làm việc để tạo ra thành phố Chandigarh không tưởng. Ông tìm thấy một hẻm núi hẻo lánh, trong rừng ở vùng ngoại ô của thành phố và quyết định đó sẽ là nơi ngự trị vương quốc của mình. Mặc dù nhiều dự án của ông là bất hợp pháp nhưng điều này không ngăn chặn Nek từ bỏ việc mở rộng vườn đá. Những mảnh vỡ chai lọ, các mảnh gạch và đá tự nhiên là những nguyên liệu chính được sử đụng dể tạo ra một thế giới khác biệt.
Những tác phẩm hết sức kỳ công.
Cuối cùng, ông mạnh dạn mời kiến trúc sư M.N.Sharma đến xem công trình của mình. Miễn cưỡng đi cùng Nek Chand vào rừng, vị kiến trúc sư hết sức ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của khu vườn và khả năng sáng tạo của Nek Chand. Vì vậy ông khuyên Nek tiếp tục công việc của mình trong bí mật cho đến khi ông thuyết phục với thế giới rằng, dù bất hợp pháp và trái phép, khu vườn đá cần được bảo tồn.
Phải mất 1 năm để M.N. Sharma thuyết phục các nhà chức trách Ấn Độ, những nỗ lực của ông đã được đền đáp, vườn đá cuối cùng cũng được chấp nhận tồn tại. Nek Chand nhận được quyền mở rộng dự án của mình và vườn đá được mở cửa cho công chúng vào năm 1976. Ít ai biết tác giả của nó đã làm việc dưới sự đe dọa bị phá hủy trong 18 năm nhưng cuối cùng tất cả đã được đền đáp xứng đáng. Nek còn tiếp tục thu gom phế thải ở các bệnh viện, khách sạn, nhà hàng.
Ngày nay, ước tính hơn 5.000 người dân Ấn Độ và khách nước ngoài đến tham quan vườn đá của Nek Chand mỗi ngày. Công trình này đã đi từ trí tưởng tượng ra đến thực tế để hiện tại là điểm du lịch hút khách thứ hai của Ấn Độ, sau đền Taj Mahal.
Rất ấn tượng nhỉ?
Theo VCTV
Con đường... màu xanh
Tất nhiên đây không phải là "Con đường màu xanh" theo ý nghĩa "lãng mạn" như trong 1 bài hát của Việt Nam mà là con đường có màu xanh thật 100%. Đây là tác phẩm của nghệ sỹ người Hà Lan Henk Hofstra. Con đường được sơn màu xanh có chiều dài 1 cây số, nằm ở Drachten, Hà Lan.
Trải dọc theo con đường là câu "Water is life" màu trắng, có chiều dài mỗi chữ cái là 8 mét. Con đường màu xanh này được làm có ý nghĩa để gợi nhớ về cách di chuyển bằng đường thủy ngày xưa. Đây cũng là cách thể hiện hướng về thiên nhiên đầy cảm hứng. Có 1 vài hình ảnh thú vị dọc đường, ví dụ như chiếc xe hơi đang bị chìm chẳng hạn.
Dự án này đã tốn 4000 lít sơn và 75000 euro. Trong đó, một nửa chi phí đã được các quỹ của thành phố hỗ trợ. Dự án này có lẽ chỉ thực hiện được ở những con đường sạch sẽ và ít xe qua lại thôi. Chứ gặp những đường nhiều rác, nhiều ổ gà và nhiều xe lớn thì ... eo ôi!
Chiếc xe hơi đang bị chìm
Người dân cũng khá thích thú với con đường
Con đường chỉ được sơn ở 1 phần diện tích cố định
Mặt đường rất sạch và nhẵn
Con đường nhìn từ trên cao, dọc theo nó là dòng chữ "Water is life"
Theo VCTV
Chiếc ghế "đáng sợ" nhất thế giới Nhà thiết kế Maximo Riera đã cho ra mắt chiếc ghế bạch tuộc, sản phẩm đầu tiên trong bộ sưu tập những chiếc ghế mang hình dáng của động vật. Eo ơi, ghê quá í. Bộ sưu tập này rất đa dạng bởi các loài, từ động vật có vú cho đến bò sát, thậm chí cả côn trùng. Điều đáng nói là,...