Công văn “hỏa tốc” yêu cầu lãnh đạo đi dự lễ hội bia
Ngày 1/9 vừa qua Văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh đã “hỏa tốc” phát đi giấy mời lãnh đạo chủ chốt trong tỉnh, các huyện, ngành tham gia chương trình lễ hội “Tôi yêu bia Sài Gòn” được tổ chức vào chiều tối nay (5/9).
Giấy mời viết rõ “Thực hiện cuộc vận động &’Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’ do Bộ Chính trị phát động và Chỉ thị số 48 TU/CT ngày 12/8/2015 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường thực hiện cuộc vận động &’Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’, UBND tỉnh phối hợp với Tổng công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn tổ chức lễ hội &’Tôi yêu bia Sài Gòn’ năm 2015″.
Văn bản hỏa tốc của UBND tỉnh Hà Tĩnh gửi đến các cơ quan, ban ngành đi dự lễ hội bia gây xôn xao dư luận
Thành phần được mời gồm các ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh, Chủ tịch và các phó chủ tịch tỉnh, Chủ tịch UBMTTQVN, Giám đốc và thủ trưởng các sở ban ngành; Thường trực Thành ủy, Thị ủy, Huyện ủy và lãnh đạo UBND các thành phố, thị xã, huyện trong tỉnh…
Lễ hội sẽ được khai mạc vào chiều 5/9 tại sân vận động Hà Tĩnh .
Giấy mời nhấn mạnh: “Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực góp phần thực hiện hiệu quả cuộc vận động &’Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’ do Bộ Chính trị phát động và chủ trương ưu tiên sử dụng hàng hóa sản phẩm sản xuất trong tỉnh; đề nghị các đại biểu tham gia đầy đủ và đúng thời gian nêu trên”.
Tổng công ty Bia-rượu-nước giải khát Sài Gòn có chi nhánh tại Hà Tĩnh dự tính khi đi vào hoạt động nhà máy chạy đủ công suất sẽ đóng góp nguồn ngân sách tỉnh Hà Tĩnh khoảng 300 tỉ đồng/năm.
Với chủ trương ưu tiên sử dụng hàng hóa, sản phẩm sản xuất trong tỉnh, tỉnh Hà Tĩnh đã không ít lần thể hiện việc khuyến khích uống bia Sài Gòn bằng văn bản và hình ảnh.
Trước đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng đã có văn bản gửi các sở, ban ngành Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị này tổ chức lễ hội “Tôi yêu bia Sài Gòn”
Video đang HOT
Trước đó ngày 27/8, Phó Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh cũng đã có văn bản gửi các sở ban ngành tạo điều kiện thuận lợi cho Tổng công ty Bia-Rượu-Nước Giải khát Sài Gòn và Công ty InterBrand Việt Nam tổ chức lễ hội “Tôi yêu bia Sài Gòn” tổ chức vào tối nay (5/9).
Việc Hà Tĩnh có những động thái trên với bia Sài Gòn gây nhiều ý kiến tranh cãi. Nhiều người cho rằng, việc mỗi năm đơn vị bia Sài Gòn chi nhánh Hà Tĩnh đóng góp cho tỉnh hơn 300 tỷ đồng thì việc “ưu tiên” này là điều bình thường. Tuy nhiên cũng có một số luồng ý kiến lại cho rằng, việc “ưu tiên” của tỉnh Hà Tĩnh dành cho bia Sai Gòn là không công bằng trong cạnh tranh thương mại.
Xuân Sinh
Theo Dantri
Hơn 200 giáo viên, nhân viên mất việc trước thềm năm học mới
Hơn 200 giáo viên, nhân viên hành chính của huyện Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) chính thức bị cắt hợp đồng làm việc. Những giọt nước mắt xót xa rơi khi năm học mới đang cận kề...
Chấm dứt hợp đồng lao động với hơn 200 giáo viên, nhân viên
Vừa qua, báo Dân trí có bài viết " Nhiều giáo viên có nguy cơ mất việc làm", phản ánh việc theo chỉ đạo của UBND tỉnh Hà Tĩnh, Sở Nội vụ đã có văn bản yêu cầu huyện Kỳ Anh lập danh sách yêu cầu chấm dứt hợp đồng đối với những lao động đang thuộc diện hợp đồng với huyện không qua tuyển dụng trong cơ quan nhà nước.
Nỗi buồn trên gương mặt của những giáo viên thuộc diện bị chấm dứt hợp đồng
Cụ thể, ngày 22/4, Sở Nội vụ Hà Tĩnh đã có văn bản số 343/SNV-TCBC về phương án bố trí nhân sự. Theo đó yêu cầu huyện Kỳ Anh phải chấm dứt đối với hợp đồng lao động do UBND huyện hợp đồng làm việc không qua tuyển dụng trong cơ quan nhà nước.
Ngay sau đó, ngày 23/4/2015, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh ký văn bản văn số 570/ UBND - NV về việc thực hiện công tác đối với cán bộ hợp đồng.
Tiếp đó, ngày 24/4/2015, Phòng Giáo và đào tạo huyện Kỳ Anh ký văn bản số 44/PGD&ĐT-TCCB gửi các trường yêu cầu lập danh sách đề nghị UBND huyện chấm dứt hợp đồng đối với các trường hợp là giáo viên, nhân viên đã được huyện ký quyết định hợp đồng vào làm việc tại trường.
Với yêu cầu này, hơn 200 giáo viên, nhân viên trên địa bàn huyện Kỳ Anh sẽ bị mất việc làm.
Trước nguy cơ hơn 200 giáo viên, nhân viên bị mất việc làm, PV Dân trí đã có các cuộc làm việc với các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, ở vào thời điểm đó (đầu tháng 5/2015) thì các vị lãnh đạo xoa dịu bằng cách như: Việc này không phải là cắt hết. Mà các đơn vị đó sẽ ký hợp đồng có thời hạn ở những vị trí có chỉ tiêu tuyển mà chưa được tuyển theo cơ chế tự chịu trách nhiệm, tự chủ. Và việc này là đang chỉ đạo trên văn bản chứ chưa thực hiện.
Tuy nhiên, vừa qua các ngành chức năng huyện Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh đã mời các giáo viên, nhân viên này lên và đọc quyết định chấm dứt hợp đồng lao động.
Nhận tin buồn trước thềm năm học mới
Khi các trường học, giáo viên, học sinh trong khắp cả nước đang nô nức, tất bật chuẩn bị cho lễ khai giảng năm học mới thì 214 giáo viên, nhân viên hành chính thuộc diện hợp đồng ngắn hạn của huyện Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh lại nhận tin buồn: họ sẽ chính thức mất việc làm kể từ ngày từ ngày 25/8.
Cụ thể thị xã Kỳ Anh sẽ có 72 người (1 giáo viên mầm non, 35 giáo viên tiểu học và 36 giáo viên trung học cơ sở), còn tại huyện Kỳ Anh, có 142 giáo viên trên địa bàn huyện (1 giáo viên mầm non, 68 giáo viên tiểu học và 73 giáo viên trung học cơ sở) bị chấm dứt hợp đồng.
"Ngày 25/8 vừa rồi, huyện đã mời chúng tôi lên họp và thông báo sẽ chấm dứt hợp đồng lao động với chúng tôi kể từ ngày 25/8. Nhưng theo hợp đồng đến tháng 9/2015 mới hết nên chúng tôi được hưởng lương đến ngày đó", cô D.T.H., giáo viên công tác tại một trường THCS ở huyện Kỳ Anh cho biết.
Những giọt nước mắt đã rơi
"Gia đình tôi có 6 anh chị em. Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên hai anh đầu phải nghỉ học để cho chúng tôi ăn học. Bố mẹ, anh chị em đều đặt tất cả hy vọng vào hai chị em chúng tôi. Giờ huyện chấm dứt hợp đồng với cả hai chị em chúng tôi khiến tôi thật sự rất buồn, cuộc sống bị đảo lộn hoàn toàn", cô Nguyễn Thị Ái, công tác tại một trường tiểu học ở Kỳ Anh đã bật khóc khi chia sẻ câu chuyện với chúng tôi.
Việc chấm dứt hợp đồng lao động đã khiến những lao động này bị sốc. Trong đó có trường hợp cả 2 vợ chồng đều nằm trong diện bị cắt.
"Chồng tôi dạy được 5 năm rồi, còn tôi 4 năm. Giờ cả hai vợ chồng đều bị chấm dứt hợp đồng, không biết sau này chúng tôi sẽ phải làm gì để sống. Cuộc sống bị đảo lộn hoàn toàn", giáo viên này chia sẻ.
"Với tấm bằng sư phạm thì xin việc gì cũng rất khó. Chúng tôi cũng muốn được ký hợp đồng với trường cũng được nhưng do huyện tỉnh không cho phép nên nhiều trường cũng không dám, với lại trường cũng không có kinh phí để mà ký hợp đồng", cô giáo này cho biết thêm.
Các giáo viên, nhân viên này đã phải gửi đơn cầu cứu gửi Bộ Nội vụ, Bộ GD&ĐT
"Sắp đến ngày khai giảng năm học mới rồi. Chúng tôi sẽ rất nhớ trường, nhớ lớp, nhớ các em học sinh lắm", những lời tâm sự rơm rớm nước mắt của các giáo viên
Trước quyết định này, 214 giáo viên, nhân viên này đã gửi đơn cầu cứu Bộ Nội vụ, Bộ GD&ĐT và các cơ quan chức năng.
(Còn nữa)
Xuân Sinh
Theo Dantri
Hàng trăm tiểu thương 'gõ cửa' Bí thư, Chủ tịch tỉnh để phản đối sáp nhập chợ Hôm nay 11.8, hàng trăm tiểu thương đã kéo đến tập trung gần trụ sở Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu gặp Bí thư Tỉnh ủy Võ Kim Cự và Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn để bày tỏ những khó khăn, bức xúc về việc sáp nhập chợ Kỳ Anh cũ vào chợ thị xã Kỳ Anh mới. Công...