Công ty xây dựng bị phạt gần 800.000 USD vì phá tổ dơi
Một công ty xây dựng ở Anh đã bị tòa án phạt 793.529 USD sau khi họ thừa nhận đã phá nơi ở của loài dơi. Đây là mức phạt cao nhất với tội danh liên quan đến động vật hoang dã.
Bellway Homes, một công ty xây dựng ở Anh, thừa nhận đã làm hư hại nơi cư trú của loài dơi, thuộc chi dơi muỗi ở Artillery Place, Greenwich, đông nam London, vào năm 2018. Tất cả động vật hoang dã đều được bảo vệ ở Anh, Guardian cho biết.
Tòa án Woolwich Crown đã quyết định xử phạt Bellway Homes số tiền lên đến 600.000 bảng Anh (tức 793.529 USD), mức phạt cao nhất với tội danh liên quan đến động vật hoang dã. Bellway Homes cũng đồng ý chi trả 39.676 USD chi phí và quyên góp thêm 26.450 USD cho tổ chức Bảo tồn Dơi.
Loài dơi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Anh. Ảnh: WildPictures/Alamy.
Án phạt của tòa án được đưa ra sau cuộc điều tra của các thanh tra. “Với sự hỗ trợ chuyên môn của các đồng nghiệp từ những đơn vị chuyên trách trong Sở Cảnh sát London, các sĩ quan đã tìm đủ bằng chứng để chứng minh rằng công ty Bellway đã phạm tội, khi thực hiện công việc xây dựng tại một địa điểm có dơi sinh sống”, thanh tra David Hawtin nói.
“Bellway Homes đã thừa nhận trách nhiệm về vụ việc và tôi hy vọng điều này củng cố thông điệp rằng luật này được ban hành là có lý do và cần được tuân thủ”, thanh tra Hawtin nói thêm.
Trong một thông báo bằng văn bản đến Bellway Homes, tòa án cảnh báo rằng công ty cần lập kế hoạch và phải có giấy phép giảm thiểu thiệt hại cho các loài động vật được bảo vệ ở châu Âu, trước khi tiến hành xây dựng tại các địa điểm có động vật hoang dã.
Hé lộ bí ẩn xác ướp rắn, chim,.. trong các lăng mộ Ai Cập cổ đại
Người Ai Cập cổ đại ướp xác người chết để đảm bảo họ tái sinh ở thế giới bên kia. Trong các lăng mộ, ngoài hài cốt, điều gây ngạc nhiên là còn có rất nhiều xác động vật, một bí ẩn đang được các nhà khoa học tìm cách giải mã.
Trong các ngôi mộ ở Thung lũng sông Nile, Ai Cập, các nhà khảo cổ học tìm thấy vô số xác ướp động vật, gồm mèo, cò ruồi, diều hâu, rắn, cá sấu và chó,...
Các nhà khoa học đã xác định thành phần đồng vị của oxy, carbon, nitơ, lưu huỳnh và stronti trong các mẫu và so sánh kết quả với dữ liệu tương tự đối với xác ướp người, từ đó xác định xác ướp động vật có nguồn gốc hoang dã hay vật nuôi.
Xác ướp chim phổ biến trong các lăng mộ Ai Cập cổ đại. Ảnh: Romain Amiot/LGL-TPE/CNRS.
Từ những kết quả nghiên cứu đã gợi ý rằng, hài cốt động vật được ướp xác có thể được chôn theo hài cốt người với mục đích: vật nuôi được chôn cùng với chủ nhân của chúng; xác ướp thức ăn (là động vật) được chôn cùng với con người để cung cấp thức ăn ở thế giới bên kia; những con vật linh thiêng được thờ cúng; lễ vật vàng mã mô tả các vị thần,..
Hình chụp X-quang xác ướp chim. Ảnh: Nature.
Đồ cúng bằng vàng mã là những xác ướp động vật cho đến nay phổ biến nhất. Việc sản xuất chúng bắt đầu một cách nghiêm túc vào thời kì Hậu nguyên (672-332 trước Công nguyên) đến thời kì La Mã, ít nhất là đến thế kỉ thứ tư sau Công nguyên với hàng triệu xác ướp.
Hình chụp X-quang xác ướp mèo. Ảnh: Nature.
Lễ vật vàng mã được dâng cho các vị thần, với những con vật cụ thể gắn với từng vị thần. Các vị thần cũng có thể được tượng trưng như động vật, chẳng hạn như nữ thần Bastet, người có thể được mô tả như một con mèo hoặc một con người với đầu mèo; và thần Horus, người thường được miêu tả là một con diều hâu hoặc chim ưng.
Một số mẫu xác ướp động vật. Ảnh: Naturre.
Các nhà Ai Cập học cũng cho rằng, động vật vàng mã được ướp xác có ý nghĩa hoạt động như những sứ giả giữa con người trên và các vị thần.
Việc cung ứng động vật để ướp xác phổ biến đến mức nó trở thành một nghề chuyên nghiệp tại những trại nuôi động vật, trong khi các loài động vật khác được nhập khẩu hoặc săn bắt từ tự nhiên. Các thầy tu trong đền thờ giết và ướp xác những con vật để chúng được dùng làm vật cúng dường cho các vị thần.
Chúa sơn lâm bị chặt đầu Tin báo về một con hổ bị chặt đầu được phát hiện cùng nhiều xác động vật hoang dã khác trong vườn thú tư nhân Thái Lan khiến giới chức và cảnh sát nước này lập tức vào cuộc. Đầu hổ bị chặt được phát hiện và báo tin cho chính quyền địa phương (ảnh: Daily Mail) Hình ảnh đầu hổ bị cắt...