Công ty vũ khí Ukraine hút khách hàng quốc tế với tên lửa sản xuất nội địa
Nhà sản xuất vũ khí nội địa Ukraine đã nhìn thấy lợi ích xuất khẩu đối với loại tên lửa “đã được chứng minh khả năng chiến đấu” trong xung đột với Nga.
Các binh sĩ Ukraine tham dự một buổi lễ trao vũ khí và thiết bị quân sự hạng nặng ở Kiev năm 2018. Ảnh: AFP
Ngành công nghiệp quốc phòng của Ukraine đang nhận thấy nhu cầu tăng đột biến từ các khách hàng nước ngoài quan tâm đến việc có được những loại vũ khí đã được chứng minh trong cuộc xung đột với Nga. Thông tin này được cung cấp bởi đại diện tập đoàn quốc phòng hàng đầu Ukraine, Ukroboronprom.
Ông Anton Pashynskyi, Giám đốc phát triển kinh doanh của State Kyiv Design Bureau Luch, một chi nhánh của Ukroboronprom, cho biết: “Hệ thống tên lửa chống tăng cơ động Skif của chúng tôi đã được xuất khẩu tới 10 quốc gia trên thế giới và hệ thống tên lửa di động hạng nhẹ Corsar của chúng tôi được xuất khẩu sang 6 quốc gia”. Phát biểu này được ông Pashynskyi đưa ra với trang Defense News tại triển lãm công nghiệp quốc phòng MSPO tại Kiev.
“Hiện tại, nỗ lực của công ty chúng tôi đang tập trung vào việc cung cấp vũ khí cho quân đội Ukraine, nhưng chúng tôi cũng đang đàm phán với các khách hàng từ nhiều nơi trên thế giới, những người rất quan tâm đến năng lực tên lửa của chúng tôi và muốn mua chúng khi có hàng”.
Ông Pashynskyi tiết lộ “một quốc gia Trung Đông muốn mua nhiều bệ phóng đa nòng Vilkha với tên lửa dẫn đường của chúng tôi, và có một quốc gia Viễn Đông tiềm năng quan tâm đến việc mua tên lửa hành trình chống hạm Neptune do văn phòng của chúng tôi phát triển”.
Video đang HOT
Đại diện công ty vũ khí Ukraine cũng cho biết: “Những sản phẩm này đều là sản phẩm đã được kiểm chứng và sử dụng rộng rãi trong quân đội của chúng tôi để chống lại lực lượng Nga, trong đó có tên lửa Neptune đã đánh chìm tàu tuần dương Moskva của Nga vào đầu năm nay”.
Quân đội Ukraine tuyên bố đã đánh chìm tàu Moskva, soái hạm của Hạm đội Biển Đen Nga, vào ngày 14/4, trong khi Moskva bác bỏ điều này, cho rằng tàu chìm do sự cố. Bộ Quốc phòng Nga cho biết con tàu bị chìm sau một vụ cháy gây nổ kho đạn, khiến một người chết và 27 người mất tích, 396 thủy thủ còn lại được đưa về Sevastopol. Nga đến nay chưa công bố nguyên nhân dẫn đến sự cố.
Theo ông Pashynskyi, chi nhánh Luch hiện đang phát triển một phiên bản hải quân của tên lửa Neptune.
Khả năng ứng phó của hệ thống phòng không Nga trước đòn đánh của tên lửa Harpoon
Tên lửa diệt hạm Harpoon là đối thủ của tên lửa hành trình Kh-35 của Nga, trong khi đó, tên lửa Neptune do Cục thiết kế Luch của Ukraine phát triển được xem là bản sao của tên lửa Kh-35.
Các hệ thống radar hải quân tiên tiến cùng các hệ thống tên lửa phòng không phóng từ mặt đất có thể phát hiện tên lửa hành trình diệt hạm Harpoon của Mỹ trong khi các tổ hợp phòng không hoạt động trong Quân đội Nga có khả năng đánh chặn loại vũ khí này. Đó là nhận định của Tổng biên tập tạp chí Hợp tác Kỹ thuật-Quân sự Nga Dmitry Litovkin.
Tên lửa RGM-84 Harpoon phóng từ tàu chiến Mỹ trong một đợt tập trận năm 2014. Ảnh: Hải quân Mỹ
"Nếu nói về khả năng đánh chặn, chúng ta có thể định vị tên lửa Harpoon bằng các trạm radar hiện đại triển khai trên hạm và các hệ thống phòng không trên mặt đất. Quân đội Nga vận hành một loạt hệ thống tên lửa đất đối không có thể đánh chặn các mục tiêu trên không ở khoảng cách 3-400km như Pantsyr-S, Tor, Buk và các tổ hợp phòng thủ tầm xa như S-300 và S-400. Tất cả các hệ thống này có khả năng phát hiện và tiêu diệt tên lửa Harpoon", chuyên gia cho biết.
Tuy nhiên, ông Litovkin chỉ ra rằng, điều này không có nghĩa là tên lửa Harpoon không thể đánh trúng mục tiêu.
"Các tên lửa lớp này dấy lên mối đe dọa thực sự do khả năng bay tầm thấp và hiện nay còn do sự cải tiến của đầu đạn chạm kích nổ", ông Litovkin cho biết thêm.
Theo ông, Harpoon thực sự là đối thủ của tên lửa hành trình Kh-35, trong khi và tên lửa Neptune do cục thiết kế Luch của Ukraine phát triển là bản sao của tên lửa Kh-35 nhưng có đặc trưng riêng.
"Điều này chủ yếu liên quan đến đầu đạn chạm kích nổ. Vào những năm 1990, Mỹ háo hức mua loại đầu đạn này của Nga-Ukraine. Điểm đáng chú ý là so với các tên lửa hành trình quét không gian để phát hiện mục tiêu, Kh-35 bay ở 'chế độ điếc', nhận tín hiệu từ mục tiêu tấn công. Hơn nữa, Kh-35 dường như đã được nâng cấp để hoạt động theo bầy đàn so với mẫu của Ukraine". ông Litovkin cho biết.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 8/7 thông báo rằng vũ khí chính xác phóng từ biển đã loại bỏ hai bệ phóng tên lửa Harpoon ở Vùng Odessa được chuyển giao từ Anh.
Trước đó, đầu tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Alexey Reznikov cho biết tuyến phòng thủ ven biển nước này đã được củng cố với "các tổ hợp Harpoon hiệu quả cao".
Tên lửa diệt hạm Harpoon
Tên lửa diệt hạm Harpoon do McDonnel Douglas có trụ sở ở Mỹ phát triển giai đoạn những năm 1970-1980 và hiện được sản xuất tại các cơ sở ở Boeing. Có 3 phiên bản Harpoon: phiên bản phóng trên không AGM-84, phiên bản phóng trên hạm RGM-84 và phiên bản phóng từ dưới nước UGM-84.
Tên lửa Harpoon có thể đạt tốc độ cận siêu thanh và mang đầu đạn nặng 225kg. Tên lửa Harpoon có tầm hoạt động từ 120-280km.
Các chuyên gia quân sự đánh giá Harpoon là một trong những vũ khí thành công nhất được phát triển trong số các tên lửa cùng loại. RGM-84 có thể thay đổi hướng bay ở tầm thấp, dễ dàng triển khai ở các vùng biển kín và xung quanh các hòn đảo để che đậy hướng phóng thực sự.
Tên lửa diệt hạm Harpoon do Mỹ sản xuất được sử dụng trong các lực lượng vũ trang của gần 30 nước, trong đó có các quốc gia thành viên NATO, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất, Pakistan, Brazil, Saudi Arabia, Singapore, Thái Lan, Israel, Chile và Ấn Độ.
Ba Lan hiện đại hóa quân đội bằng 'nguồn tài chính của Ukraine' Trong bối cảnh cuộc xung đột Nga-Ukraine, Ba Lan đã củng cố và tăng cường lực lượng vũ trang nước này. Một khẩu lựu pháo tự hành AHS Krab của Quân đội Ba Lan. Ảnh: DN Trang tin Euractiv.pl (Ba Lan) ngày 9/6 dẫn tuyên bố từ các đại diện của chính phủ nước này cho biết, Ba Lan sẽ hiện đại hóa...