Công ty từ bỏ, người dân vớt hóa chất bán
Đến tối qua, hóa chất LAB vẫn chảy từ lòng đất ra kênh Đông Bắc, sau đó theo con nước chảy ra sông Cấm (Hải Phòng). Người dân nghèo tiếc của bất chấp độc hại vẫn hì hục vớt để bán cho thương lái lấy tiền.
Trẻ em, phụ nữ bất chấp độc hại dùng vải bông thấm, vớt hóa chất trên kênh bán cho thương lái. Ảnh: Giang Chinh.
Sau hơn một ngày xảy ra sự cố bục đường ống, hóa chất LAB của Công ty hóa chất Soft-SCC nhập khẩu về vẫn chảy xuống kênh Đông Bắc và sông Cấm. Phao vây của Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu vẫn quây dọc mép bờ kè với chiều dài khoảng 10 m.
Dưới kênh Đông Bắc, khoảng 10 người dân gồm cả phụ nữ và trẻ em dùng vải bông thấm hút hóa chất, sau đó vắt vào thùng, gom bán cho thương lái. Trên bờ kè, Công ty Soft-SCC cùng cơ quan chức năng đào bới tìm điểm bục.
Theo một người dân, họ không biết hóa chất này độc hay không độc đối với sức khỏe, nhưng vì cuộc sống khó khăn nên làm liều. Người dân vớt hóa chất gom lên bờ và sau đó có một vài thương lái đến thu mua. Giá một phuy dao động 1-1,7 triệu đồng. Phía Công ty hóa chất Soft không thu mua.
Thiếu tá Đào Hữu Sáng, Trợ lý chính trị Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu, Công ty 128 Hải quân cho biết, ngày 20/11 khi Trung tâm đến đã có một lượng hóa chất chảy ra sông Cấm. Trung tâm đã thả 500 m phao vây tại 2 điểm (cửa kênh chảy ra sông Cấm và điểm hóa chất chảy ra kênh), đưa máy hút chuyên dụng thu gom. Đến 12h30 trưa 21/11, công việc kết thúc nhưng trung tâm vẫn để lại một nửa quân số túc trực cho đến khi tìm ra điểm bục đường ống mới rút hẳn.
Chiều 21/11, Công ty Soft-SCC và cơ quan chức năng chưa tìm được điểm đường ống bị bục. Ảnh: Giang Chinh.
Video đang HOT
Chiều 21/11, Công ty Soft-SCC đã có buổi làm việc với báo chí về sự cố hóa chất chảy tràn xuống kênh Đông Bắc và chảy ra sông Cấm. Đại diện Công ty, ông Đỗ Hồng Sơn khẳng định, đến thời điểm này công ty chưa xác định được số lượng hóa chất chảy ra ngoài được 2 đơn vị ký kết hợp đồng xử lý thu gom lại là bao nhiêu. Điểm vỡ đường ống vẫn chưa được tìm thấy. Đặc biệt do hóa chất LAB đã hòa lẫn với nước nên công ty bỏ, không thu gom.
Theo ông Sơn, LAB được nhập về để phục vụ sản xuất xà phòng và chất tẩy rửa. Loại này khó cháy, gây hại đến da, mắt nếu tiếp xúc lâu. Nếu đem LAB pha với dầu thì vẫn đốt được và chạy máy nổ, nhưng lửa không bốc cao…
Giang Chinh
Theo VNE
Báo quốc tế mỉa mai tấm bản đồ mới của Trung Quốc
Trang web Chính sách đối ngoại của Mỹ có bài viết nhan đề: "Này Bắc Kinh, có phải tấm bản đồ đó bạn lôi từ trong túi mình ra phải không?"
Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ ý đồ xâm chiếm Việt Nam
Phát biểu tại hội thảo "Đa dạng hóa tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam" diễn ra tại Hà Nội hôm 30-6, PGS-TS Đàm Đức Vượng, nguyên Chánh văn phòng Hội đồng Lý luận T.Ư, Viện trưởng Viện Khoa học nghiên cứu nhân tài, nhân lực, nhấn mạnh, Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ ý đồ xâm lược Việt Nam và luôn muốn biến Việt Nam thành một tỉnh của Trung Quốc.
Tàu Trung Quốc tăng tốc độ đâm thẳng vào tàu của Việt Nam tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam
Ông chỉ ra rằng, từ thời nhà Tần (221-216 TCN) đến nay, Trung Quốc đã 23 lần xâm lược Việt Nam và vụ việc hạ đặt trái pháp luật giàn khoan Haiyang Shiyouy 981 (Hải Dương 981) trên vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam chính là lần mới nhất của Trung Quốc.
PGS-TS Đàm Đức Vượng đồng thời nhấn mạnh, cần thấy rõ bản chất hành động xâm lược của Trung Quốc để tránh sự mơ hồ trong nhận thức, tuyên truyền. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng khi mà Trung Quốc một mặt đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam bằng vũ lực (năm 1974), đặt giàn khoan trong vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nhưng vẫn xuyên tạc lịch sử, đổi trắng thay đen vu cáo Việt Nam, như tố cáo với Liên Hiệp Quốc rằng Việt Nam là "kẻ gây sự" quanh giàn khoan Haiyang Shiyou 981 (Hải Dương 981), thậm chí vu khống rằng tàu Việt Nam đâm va tàu Trung Quốc hơn 1.400 lần, bóp méo diễn dịch theo ý đồ của Trung Quốc về công thư 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng..
Bàn giao tàu KN-781, tàu kiểm ngư hiện đại nhất Việt Nam
Ngày 30-6, tại TP Hạ Long, công ty TNHH MTV đóng tàu Hạ Long bàn giao tàu kiểm ngư KN-781 cho lực lượng Kiểm ngư Việt Nam. Tàu KN-781 là tàu kiểm ngư hiện đại nhất Việt Nam tính cho đến thời điểm này, được đóng mới theo thiết kế và chuyển giao kỹ thuật của Damen (Hà Lan) với tiêu chuẩn châu Âu.
Tàu kiểm ngư hiện đại nhất Việt Nam KN-781 đã chính thức được bàn giao cho lực lượng Kiểm ngư
Tàu có chiều dài 90,5 m, rộng 14 m, cao 7 m, được trang bị 4 máy công suất lớn hơn 12.000 mã lực, cho phép đạt tốc độ hơn 21 hải lý/giờ, tải trọng 500 tấn, có thể hoạt động liên tục trong điều kiện bình thường 5.000 hải lý cho một hành trình và chịu đựng được sóng cấp 12.
Tàu cũng được trang bị đầy đủ các phương tiện hiện đại tham gia tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; trên tàu có sàn đáp, nhà chứa trực thăng và 2 vòi rồng công suất lớn với khả năng phun nước xa 150 m...
Báo quốc tế mỉa mai tấm bản đồ mới của Trung Quốc
Trang web Chính sách đối ngoại của Mỹ có bài viết nhan đề: "Này Bắc Kinh, có phải tấm bản đồ đó bạn lôi từ trong túi mình ra phải không?". Theo bài báo này, ngay chính những người sử dụng internet Trung Quốc cũng không tránh khỏi bật cười khi họ hỏi nhau cái bản đồ mới này trông giống cái gì.
Bởi từ trước đến nay, trẻ em Trung Quốc trong trường học thường được dạy rằng bản đồ Trung Quốc giống hình một con gà trống. Còn bây giờ, hình thù của tấm bản đồ này đang trở thành chủ đề đàm tiếu, không hiểu nó giống cái gì.
Yêu sách "đường lưỡi bò" phi lý của Trung Quốc bị nhiều nước bác bỏ
Còn theo Thời báo kinh tế quốc tế, với đường 9 đoạn mà Trung Quốc tự vạch ra trên biển Đông, cái gọi là bản đồ khổ dọc này giống một bản đồ khu vực Đông Nam Á hơn là bản đồ Trung Quốc.
Trang tin ABS-CBN của Philippines dẫn lời luật sư Harry Roque thuộc Viện Nghiên cứu luật pháp quốc tế của đại học Philippines cho rằng: "Làm sao Trung Quốc có thể hi vọng cộng đồng quốc tế công nhận tính pháp lý của bản đồ này, khi mà chính nước này cũng không chắc đó là đường 9 đoạn, 10 đoạn hay 11 đoạn?".
Sự quan ngại về tấm bản đồ mới của Trung Quốc không chỉ đến từ cộng đồng quốc tế. Theo trang điện tử của Tạp chí phố Wall, ngay cả người dân Trung Quốc cũng chỉ trích sự xuất hiện của bản đồ này. Trang tin trích nhận định của nhà bình luận các vấn đề quân sự toàn cầu Wu Ge hoài nghi: "Liệu có ích lợi gì không khi cho công bố các bản đồ này? Chẳng có gì khác ngoài việc bộc lộ rõ tham vọng của Trung Quốc".
Theo ANTD
Di sản thế giới ở Việt Nam chưa được quản lý tốt Tại Hội nghị - Hội thảo "Quản lý Di sản Văn hóa thiên nhiên thế giới ở Việt Nam" được tổ chức tại Hà Nội do Bộ VH-TT&DL chủ trì ngày 23-5, nhiều đại biểu, các nhà khoa học đã thẳng thắn đưa ra ý kiến về những hạn chế trong công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản...