Công ty trúng thầu BT Đồng Sơn: 3 năm tăng trưởng 300%, doanh thu tốc biến nhưng báo lãi èo uột
Công ty TNHH Xây dựng Tân Thịnh tăng trưởng gần 300% trong giai đoạn 2016-2019 nhưng điều đáng nói là tỷ suất lợi nhuận chỉ đạt 0,3 – 0,4%.
Sau khi trúng dự án BT cầu Đồng Sơn và đường lên cầu vào tháng ngày 8.11.2016 tại tỉnh Bắc Giang, có tổng mức đầu tư 1.163 tỉ đồng, Công ty Tân Thịnh được thanh toán bằng 14,25ha đất thuộc phân khu số 6, 7 Khu đô thị phía nam TP. Bắc Giang.
Ông Nguyễn Trung Trực, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng TP Bắc Giang cho biết, Công ty Tân Thịnh là nhà thầu có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn tốt nhất tại Bắc Giang hiện nay.
Tuy là “gương mặt thân quen” trong nhiều gói thầu “khủng” trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nhưng Tân Thịnh lại gặp nhiều tai tiếng khi bị Thanh tra Chính phủ vạch hàng loạt sai phạm tại Dự án vào tháng 7 năm 2020 khi tiến hành thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư chưa được thực hiện nghiêm túc.
Hậu BT, công ty Tân Thịnh ghi nhận doanh thu tốc biến. Phân khu số 6, 7 Khu đô thị phía nam TP. Bắc Giang mà công ty được đối ứng đã xuất hiện tình trạng “sốt” đất. Mức giá tối thiểu tại đây được đẩy lên tới 20 triệu đồng/m2.
Sau khi trúng dự án BT Cầu Đồng Sơn – doanh thu của Tân Thịnh có mốc tăng trưởng đáng ngưỡng mộ.
Như vậy, với 14,24 ha (hơn 140 nghìn m2) sở hữu, khu đất của Công ty Tân Thịnh đã tương đương với 2.800 tỉ đồng, lớn hơn nhiều so với mức đầu tư 1.163 tỉ đồng cho dự án xây dựng cầu Đồng Sơn.
Video đang HOT
Trong năm 2016, Công ty Tân Thịnh ghi nhận doanh thu 413,72 tỉ đồng nhưng chỉ báo lãi trước thuế 2,3 tỉ đồng, lãi sau thuế 1,84 tỉ đồng và dòng tiền hoạt động kinh doanh âm 43,89 tỉ đồng.
Tình trạng dòng tiền kinh doanh âm kéo dài liên tục trong 2 năm tiếp theo với lần lượt là âm 659,43 tỉ đồng và âm 370 tỉ đồng trong giai đoạn 2017 – 2018.
Chỉ số nợ phải trả của Tân Thịnh tăng 482%. Thậm chí năm 2018, nợ phải trả của công ty này là 1.302 tỉ đồng, gấp hơn 4 lần vốn chủ sở hữu (301,76 tỉ đồng).
Điều đáng nói là giai đoạn này, Công ty Tân Thịnh liên tiếp trúng nhiều gói thầu hàng trăm tỉ tại Bắc Giang. Doanh thu tăng trưởng với mức chóng mặt từ chỗ chỉ đạt 413,72 tỉ đồng doanh thu năm 2016; 525,95 tỉ đồng (2017) đã vọt lên 996,58 tỉ đồng (2018) và 1.609 tỉ (2019).
Tuy nhiên, lãi sau thuế của Tân Thịnh chỉ lần lượt đạt 2,98 tỉ đồng (2018) và 5,66 tỉ đồng (2019). Tỉ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu (ROS) của Tân Thịnh chỉ đạt 0,3 – 0,4%, một tỉ lệ rất thấp so với mặt bằng chung của các doanh nghiệp xây dựng.
Shark Thủy đưa cổ phiếu IBC ra khỏi danh sách bị cắt margin như thế nào?
Mới đây, Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HoSE) thông báo đã đưa cổ phiếu IBC của Công ty Cổ phần Đầu tư Apax Holdings ra khỏi diện cảnh báo từ ngày 2/4/2021.
Diễn biến này có được nhờ Apax Holdings đã vá lấp xong khoản lỗ lũy kế hơn 124 tỷ đồng vào cuối năm 2019.
Shark Thủy đưa cổ phiếu IBC ra khỏi danh sách bị cắt margin như thế nào?
Điều này đồng nghĩa với việc, trong thời gian tới, cổ phiếu IBC sẽ được đưa ra khỏi danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (cắt margin).
Tầm quan trọng từ nguồn thu Shark Thủy
Nhìn lại năm 2020, Apax Holdings ghi nhận doanh thu thuần tăng trưởng hơn 16% so với cùng kỳ, lên 1.951 tỷ đồng. Dù vậy, giá vốn cũng có tốc độ tăng không hề thua kém doanh thu, khiến lợi nhuận gộp của Apax Holdings chỉ còn 722,7 tỷ đồng, thấp hơn gần 7% năm trước.
Trong bối cảnh các chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp không được tiết giảm, doanh thu tài chính của Apax Holdings bất ngờ tăng gấp 3 lần vượt lên ngưỡng 108,4 tỷ đồng. Điểm sáng hiếm hoi này làm cho chi phí lãi vay vốn đang phình to của Apax Holdings được nhẹ gánh phần nào (tăng từ 40,5 tỷ đồng lên 63,4 tỷ đồng trong năm).
Cùng với đó, sự chênh lệch giữa hai khoản thuế thu nhập doanh nghiệp cũng giúp lợi nhuận sau thuế của Apax Holdings có được kết quả tăng trưởng, trong khi lợi nhuận trước thuế lại ghi nhận sự sụt giảm nhẹ.
Cụ thể, kết thúc năm 2020, lợi nhuận trước thuế của Apax Holdings đạt 99,2 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 74,5 tỷ đồng, lần lượt giảm 4,4% và tăng 6,5% so với thực hiện năm trước.
Như vậy, có thể tóm lược lại hoạt động kinh doanh của Apax Holdings năm vừa qua vẫn còn kém sắc và nếu như không có nguồn thu tài chính vượt trội hơn so với năm 2019, doanh nghiệp của chủ tịch HĐQT Nguyễn Ngọc Thủy (shark Thủy) đã đứng bên bờ mấp mé thua lỗ với khoản lợi nhuận ước lượng chỉ hơn 2 tỷ đồng. Đồng nghĩa với việc Apax Holdings chưa thể vá được khoản lỗ lũy kế hơn 124 tỷ đồng mà năm trước để lại.
Đi sâu vào cơ cấu doanh thu tài chính kể trên, chiếm tỷ trọng nhiều nhất đến từ khoản lãi đột biến 57 tỷ đồng do bán lại các khoản đầu tư, tức tăng gần 3 lần cùng kỳ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phát sinh khoản lãi đặt cọc cho chính ông Nguyễn Ngọc Thủy, với 45,7 tỷ đồng trong khi cùng kỳ là số 0 tròn trĩnh.
Mặc dù không thuyết minh chi tiết, tuy nhiên trong một diễn biến liên quan, theo thỏa thuận chuyển nhượng ngày 2/1/2020, Apax Holdings đã chuyển cho shark Thủy gần 165 tỷ đồng là tiền đặt cọc và lãi đặt cọc mua cổ phần Công ty Anh Ngữ Apax.
Một số ý kiến cho rằng, những khoản lãi dự thu là khoản tiền dự kiến thu được trong tương lai từ các tài sản sinh lời. Trên cơ sở đó, phần lãi dự thu từ ông Thủy không thể được hạch toán như một kết quả kinh doanh thực sự tại thời điểm lập báo cáo, mà chỉ được hạch toán vào tài sản phải thu khác của doanh nghiệp...
Cơn khát vốn còn đeo đẳng?
Thêm vào đó, một yếu tố nữa cho thấy bức tranh tài chính ảm đạm của Apax Holdings năm vừa qua là dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh - dòng tiền không chỉ được ví là "dòng máu" giúp duy trì hoạt động, mà còn là chỉ số phản ánh chính xác nhất chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp.
Kết thúc năm 2020, dòng tiền kinh doanh của Apax Holdings đã đảo chiều từ dương 538 tỷ đồng qua âm 571 tỷ đồng. Việc "dòng máu" nuôi dưỡng hoạt động của doanh nghiệp thiếu hụt, cũng giải thích phần nào động thái bán mạnh các khoản đầu tư và sự tụt giảm của khối tiền nhàn rỗi (từ 530 tỷ đồng còn 203,3 tỷ đồng) năm vừa qua.
Cùng với đó, nguyên nhân chính của sự hao hụt dòng tiền là do Apax Holdings đẩy mạnh các khoản phải thu ngắn hạn với cường độ khá cao. Ở khoản phải thu ngắn hạn khác, hạng mục này đã tăng gấp 6 lần cùng kỳ lên gần 874 tỷ đồng. Đóng góp nhiều nhất là khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ (738,7 tỷ đồng), tuy nhiên không có thuyết minh đầy đủ.
Nguồn vốn của doanh nghiệp cũng cho thấy những điểm đáng lưu tâm. Thời gian qua, mặc dù nợ phải trả nhìn chung không tăng quá mạnh so với đầu kỳ, tuy nhiên thực chất doanh nghiệp đang sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức đáng lo ngại.
Trong khi khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn và phải trả ngắn hạn khác giảm nhanh, ngoài nợ thuế tăng lên gấp đôi (gần 120 tỷ đồng) thì tổng nợ vay của Apax Holdings cũng tăng phi mã, từ 636 tỷ đồng lên 1.082 tỷ đồng, chủ yếu là vay ngắn hạn.
Không chỉ chiếm gần một nửa nợ phải trả, nợ vay cũng đang lấn áp vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Trong thời gian tới, với chi phí lãi vay vốn dĩ đang ở mức khá cao, nhiều khả năng tình cảnh lãi vay bào mòn lợi nhuận sẽ còn tiếp diễn tại Apax Holdings và tồn tại rủi ro đẩy doanh nghiệp vào cảnh nợ nần trong dài hạn nếu như không có sự biến chuyển mạnh mẽ từ hoạt động kinh doanh.
'Ông lớn' Coteccons: Cổ phiếu đi lùi, dòng tiền âm, lãi lao dốc Mã CTD của Coteccons giảm 5,28% từ đầu năm khiến vốn hóa thị trường bị thổi bay hơn 300 tỷ đồng. Khép lại phiên giao dịch cuối tuần, giá cổ phiếu CTD của Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons đứng mức 73.600 đồng/cổ phiếu, giảm 0,41%, tương đương mỗi cổ phiếu mất 3.00 đồng. Tính từ đầu năm, mã CTD giảm tới...