Công ty Trung Quốc thưởng Tết hậu hĩnh 50 tháng lương cho nhân viên
Tập đoàn tàu biển Evergreen Marine của Đài Loan ( Trung Quốc) đang chúc mừng một năm ăn nên làm ra bằng cách thưởng Tết vô cùng hậu hĩnh cho nhân viên.
Tờ 1000 tệ của Đài Loan. Ảnh: Getty Images
Tập đoàn Evergreen Marine là công ty điều hành siêu tàu container bị mắc kẹt ở Kênh đào Suez nhiều ngày, gây đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu vào đầu năm 2021. Năm nay, công ty này một lần nữa lại gây chú ý về khoản thưởng Tết của mình.
Một nhân vật trong ngành tiết lộ với hãng Bloomberg rằng công ty vận tải có trụ sở tại Đài Bắc này đang trao thưởng cuối năm số tiền bằng 50 tháng lương, hay hơn bốn năm lương. Nhân vật trên cho biết khoản tiền thưởng sẽ được phân chia khác nhau, tùy thuộc vào cấp bậc và nhiệm vụ của các nhân viên. Và khoản tiền thưởng hậu hĩnh chỉ áp dụng đối với những nhân viên có hợp đồng làm việc tại Đài Loan.
Hôm 6/1, Evergreen Marine cho biết tiền thưởng cuối năm luôn dựa trên kết quả hoạt động của tập đoàn này trong năm và thành tích cá nhân của mỗi nhân viên, song từ chối nêu chi tiết số tiền.
Video đang HOT
Số tiền thưởng Tết hậu hĩnh của Evergreen Marine là kết quả từ sự bùng nổ chưa từng thấy trong toàn ngành vận chuyển bằng tàu biển trong hai năm qua, do nhu cầu về hàng tiêu dùng và giá cước vận chuyển tăng cao vì đại dịch COVID-19.
Doanh thu năm 2022 của Evergreen Marine dự kiến tăng vọt lên mức kỷ 20,7 tỷ USD, cao gấp ba lần doanh thu năm 2020.
Tuần trước, tờ Economic Daily News ở Đài Bắc đưa tin Evergreen Marine đã thưởng Tết tương đương 52 tháng lương. Một số nhân viên đã nhận được khoản tiền hơn 65.000 USD vào ngày 1/12/2022.
Tuy nhiên, không phải tất cả nhân viên đều may mắn như vậy. Các nhân viên làm việc tại Thượng Hải đã phàn nàn về việc bị đối xử bất công sau khi họ chỉ nhận được khoản tiền thưởng bằng 5 – 8 lần lương hàng tháng.
Dù vậy, lần thưởng Tết này có thể là hậu hĩnh nhất trong tương lai gần. Các công ty vận chuyển đã cảnh báo rằng tốc độ tăng trưởng toàn cầu suy yếu nhanh chóng kết hợp với giá cước vận tải giảm có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngành trong năm nay. Cổ phiếu của Evergreen Marine đã giảm 54% vào năm ngoái sau khi tăng đáng kinh ngạc 250% vào năm 2021.
Xuân Chi/Báo Tin tức (Theo Bloomberg)
Nga đề xuất phương án thay thế Kênh đào Suez
Tuyến đường mới của Nga có thể giúp giảm tới 50% chi phí vận chuyển và tiết kiệm thời gian đi lại.
Phó Thủ tướng Nga Andrey Belousov ngày 28/10 tuyên bố tuyến hành lang Bắc-Nam có thể trở thành phương án thay thế an toàn cho Kênh đào Suez. Ông cũng bày tỏ hy vọng khối lượng hàng hóa của Nga qua tuyến đường này sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030.
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Á-Âu, ông lưu ý rằng Hành lang Giao thông Quốc tế Bắc Nam (INSTC) và các tuyến đường thay thế khác đang trở nên quan trọng hơn do yếu tố chuyển dịch của thị trường thế giới đến Trung Quốc, Đông Nam Á và Vịnh Ba Tư.
Theo Phó Thủ tướng Nga, cơ sở hạ tầng giao thông hiện có trước đây tập trung vào hướng Đông-Tây đã không còn đáp ứng được xu hướng toàn cầu. Trong khi đó, hàng lang giao thông Bắc-Nam hứa hẹn sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh thực sự với Kênh đào Suez.
Ông Andrey Belousov cho hay Kênh đào Suez hiện là tuyến hàng hải thương mại huyết mạch duy nhất kết nối châu Âu và châu Á, và sự "độc quyền" như vậy sẽ gây ra rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu.
Ông cũng nêu ví dụ là sự cố xảy ra năm 2021 khi con tàu container Evergreen bị mắc kẹt trên kênh đào Suez, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại toàn cầu.
INSTC là một hệ thống vận chuyển đa phương thức dài 7.200 km kết nối các tuyến đường tàu thủy, đường sắt và đường bộ để vận chuyển hàng hóa giữa Ấn Độ, Iran, Azerbaijan, Nga, Trung Á và châu Âu. Các chuyên gia cho rằng tuyến đường này có thể cắt giảm khoảng 50% chi phí và tiết kiệm thời gian di chuyển lên đến 20 ngày.
Trong nỗ lực xây dựng các chuỗi hậu cần mới và làm cho tuyến đường trở nên khả thi, Nga đã đề xuất thành lập một nhà điều hành quốc tế cho hành lang Bắc-Nam cùng với Iran và Azerbaijan.
INSTC đã bắt đầu được xây dựng vào đầu những năm 2000, nhưng việc phát triển mở rộng nó hơn nữa đã mang một tầm quan trọng mới. Bởi lẽ, các lệnh trừng phạt của phương Tây đã buộc Nga phải chuyển dòng thương mại từ châu Âu sang châu Á và Trung Đông.
Nga chuyển dịch dòng năng lượng từ Tây sang Đông Căng thẳng với Ukraine đang thúc đẩy Moskva kinh doanh dầu khí nhiều hơn với Trung Quốc và có thể sẽ giảm bớt với châu Âu. Dự án đường ống dẫn khí đốt từ Nga qua Triều Tiên đến Hàn Quốc vẫn đang thi công. Ảnh: iStock Một cuộc xung đột quy mô lớn tiềm tàng ở Ukraine, hoặc thậm chí chỉ là...