Công ty Trung Quốc thuê đảo Australia 99 năm, không cho dân bản địa về nhà
Nhà phát triển Trung Quốc được cho là ngăn cản người dân đảo Keswick, Australia quay về nhà sau khi công ty này có hợp đồng thuê đất 99 năm ở đây.
China Bloom, một công ty phát triển Trung Quốc, có được hợp đồng thuê 99 năm một phần của Đảo Keswick, trung tâm phía Đông bang Queensland, vào năm 2019, theo Daily Mail. Kể từ thời điểm đó, xuất hiện các báo cáo truyền thông cho biết người dân địa phương thất vọng với cách quản lý mới của hòn đảo và lo ngại về tương lai sinh thái ở đây.
Đảo Keswick, Australia. (Ảnh: Sputnik)
Người dân địa phương được cho là bị cấm cho thuê lại tài sản của họ hoặc quảng cáo chúng trên Airbnb (trang cho thuê nhà trực tuyến), quyền tiếp cận các bãi biển của họ cũng bị hạn chế. Theo các báo cáo, các gia đình nói rằng chủ sở hữu Trung Quốc đang giết chết du lịch trên đảo, hạn chế tàu thuyền và máy bay tiếp cận đảo nhằm biến hòn đảo trở thành điểm du lịch dành riêng cho du khách từ Bắc Kinh.
“Tôi không nghĩ rằng họ muốn có người Australia trên đảo”, Julie Willis, từng là cư dân của đảo cho biết. “Tôi nghĩ rằng họ muốn hòn đảo này chỉ sử dụng cho thị trường du lịch Trung Quốc”.
Video đang HOT
Willis tiết lộ rằng cô và bạn trai Robert Lee được yêu cầu dọn sạch khỏi ngôi nhà mà họ đã thuê trên đảo trong 6 năm. China Bloom tuyên bố rằng họ sẽ phải trả 70.000 USD như một khoản đặt cọc nếu họ muốn mua lại ngôi nhà. Cô cho rằng điều này là nhằm ngăn cô mua lại nhà.
Rayna Asbury, một chủ đất trên đảo, nói với A Current Affair rằng không có khách du lịch nào đến thăm hòn đảo kể từ tháng 9/2019. Theo báo cáo, việc hạn chế tiếp cận đã được mở rộng đối với vùng biển tại bãi biển Basil Bay và thậm chí là một công viên quốc gia chiếm 80% diện tích 550 ha của hòn đảo.
Theo các báo cáo, China Bloom đang thực hiện các chương trình khai thác trên đảo, có khả năng gây tổn hại đến môi trường. Đại diện Australia của China Bloom, Greaton Holdings, được cho là đứng sau một số dự án xây dựng lớn trên khắp Australia, ví dụ như các khách sạn và tòa nhà dân cư ở Sydney.
Trong khi đó, Bộ Tài nguyên Australia cho biết trách nhiệm của họ là làm việc với cả người cho thuê chính (China Bloom) và người cho thuê lại để đảm bảo tất cả các hoạt động liên quan phù hợp với các điều khoản của hợp đồng thuê, đặc biệt là công trình nâng cấp đường sá, bến thuyền, cầu cảng và cơ sở hạ tầng hàng hải trên đảo.
Tuy nhiên, người phát ngôn của Bộ Môi trường và Khoa học Australia tuyên bố rằng Bộ của họ không tìm thấy bằng chứng về tác động môi trường tiêu cực vĩnh viễn từ công ty Trung Quốc.
Mỹ đưa hai công ty Trung Quốc vào danh sách đen quốc phòng
Đây được cho là một trong những động thái nhằm củng cố di sản với lập trường cứng rắn nhằm vào Bắc Kinh của Tổng thống Donald Trump trước thời hạn mãn nhiệm.
Tổng thống Mỹ Donald Trump - Ảnh: Getty Images
Theo nguồn tin của Reuters, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump chuẩn bị đưa hãng chíp Trung Quốc SMIC và Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) vào "danh sách đen" quốc phòng, gồm các công ty được xác định thuộc sở hữu hoặc do quân đội Bắc Kinh kiểm soát.
Theo đó, SMIC và CNOOC sẽ bị hạn chế tiếp cận với các nhà đầu tư Mỹ. Động thái này được dự báo sẽ tiếp tục làm gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Đầu tháng 11, Reuters cũng đưa tin cho biết Bộ Quốc phòng Mỹ đang lên kế hoạch đưa thêm 4 công ty Trung Quốc thuộc sở hữu hoặc do quân đội Trung Quốc kiểm soát vào "danh sách đen", nâng tổng số công ty bị ảnh hưởng lên 35.
Hiện tại, chưa rõ khi nào danh sách đen này sẽ chính thức được công bố. Tuy nhiên, nguồn tin của Reuters cho biết những công ty bị liệt vào danh sách bao gồm Công ty TNHH Công nghệ xây dựng Trung Quốc, Công ty Tư vấn Kỹ thuật Quốc tế Trung Quốc, Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Quốc tế (SMIC) và Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC).
Đại diện của SMIC cho biết đang tiếp tục tham gia thảo luận với tinh thần xây dựng và cởi mở cùng chính phủ Mỹ, đồng thời khẳng định các sản phẩm và dịch vụ của công ty chỉ dành cho mục đích dân sự và thương mại.
"Công ty chúng tôi không có quan hệ với quân đội Trung Quốc và không sản xuất sản phẩm cho bất kỳ đơn vị hay cá nhân nào có mục đích quân sự", đại diện SMIC nói.
SMIC là hãng sản xuất chíp hàng đầu Trung Quốc và phụ thuộc lớn vào những thiết bị nhập từ các nhà cung cấp Mỹ. Tháng 9/2020, Bộ Thương mại Mỹ ra thông báo yêu cầu các doanh nghiệp nước này phải xin giấy phép trước khi cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho SMIC. Thông báo này được đưa ra sau khi Bộ Thương mại Mỹ kết luận rằng việc cung cấp thiết bị cho SMIC gây ra "rủi ro không thể chấp nhận được", khi các thiết bị này có thể được dùng cho mục đích quân sự.
Theo các nhà phân tích, việc đưa thêm các công ty Trung Quốc vào danh sách quân sự, cùng loạt chính sách thương tự, là động thái nhằm củng cố di sản với lập trường cứng rắn nhằm vào Bắc Kinh của Tổng thống Donald Trump trước thời hạn mãn nhiệm. Những động thái này cũng nằm trong nỗ lực của Washington nhằm ngăn cản Bắc Kinh tận dụng các tập đoàn dân sự cho mục đích quân sự - điều mà chính quyền Mỹ đang cáo buộc.
Tuần trước, Reuters cũng đưa tin cho biết chính quyền Tổng thống Trump chuẩn bị công bố 89 công ty hàng không vũ trụ Trung Quốc cùng các doanh nghiệp khác có liên quan tới quân đội vào "danh sách đen" bị hạn chế mua hàng hóa và công nghệ Mỹ. Đầu năm nay, một số công ty Trung Quốc khổng lồ như Hikvision, China Telecom và China Mobile đã bị liệt vào danh sách này.
Đầu tháng 11, ông Trump cũng ký một sắc lệnh cấm nhà đầu tư Mỹ mua chứng khoán của các công ty trong "danh sách đen", có hiệu lực từ tháng 11/2021. Hiện tại, Quốc hội và chính quyền Washington ngày càng tìm nhiều cách nhằm hạn chế khả năng tiếp cận thị trường vốn Mỹ của các công ty Trung Quốc không tuân thủ quy định, dù việc này có thể ảnh hưởng tới Phố Wall.
Mỹ sẽ đưa chủ sở hữu giàn khoan Hải Dương 981 vào danh sách đen Theo Reuters, chính quyền Trump có kế hoạch liệt 4 công ty Trung Quốc vào danh sách liên quan đến quân đội, trong đó có chủ sở hữu giàn khoan Hải Dương 981. Theo Reuters , bốn công ty này gồm Công ty Công nghệ xây dựng Trung Quốc, Công ty Tư vấn kỹ thuật quốc tế Trung Quốc, Công ty Sản xuất...