Công ty Trung Quốc thắng thầu dự án sân bay 10 tỷ USD tại Philippines
Đây là một trong hai dự án sân bay trị giá hàng tỷ USD được xây dựng nhằm “giảm tải” cho sân bay chính của Philippines đặt tại Manila, nơi bị đánh giá là một trong những sân bay có chất lượng tệ nhất.
Máy bay Boeing 767-300ER của Japan Airlines và Airbus A330-300 của Philippine Airlines tại một sân bay của Philippines. (Nguồn: Reuters)
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Truyền thông Trung Quốc (CCCC) và đối tác địa phương đã thắng thầu dự án xây dựng sân bay trị giá 10 tỷ USD ở ngoại ô thủ đô Manila của Philippines.
CCCC đã cùng với công ty dịch vụ hàng không Macroasia Corporation của Philippines tham gia liên danh với chính quyền tỉnh Cavite (Philippines) để thực hiện dự án sân bay quốc tế Sangley Point.
Đây là một trong hai dự án sân bay trị giá hàng tỷ USD được xây dựng nhằm “giảm tải” cho sân bay chính của Philippines đặt tại Manila, nơi bị đánh giá là một trong những sân bay có chất lượng tệ nhất thế giới.
Dự án trị giá 10 tỷ USD này bao gồm các hạng mục cải tạo đất đai và mở rộng sân bay quy mô nhỏ hiện có.
Dự án cũng là một phần trong kế hoạch cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng lớn của Chính phủ Philippines.
Bên cạnh đó, việc CCCC thắng thầu dự án sân bay nói trên cho thấy các công ty nhà nước Trung Quốc đang ngày càng gia tăng sự hiện diện tại Philippines.
Video đang HOT
Trong năm qua, các công ty này đã giành được nhiều hợp đồng thuộc các lĩnh vực viễn thông, năng lượng và xây dựng của Philippines./.
Theo H. Thủy (TTXVN/Vietnamplus.vn )
Philippines khó thu 'trứng vàng' từ sòng bài Trung Quốc
Sòng bạc trực tuyến của người Trung Quốc từng được ví như gà đẻ trứng vàng, nhưng Philippines ngày càng khó thu lợi.
Hàng loạt công ty vận hành sòng bạc trực tuyến (Pogo) mọc lên như nấm gần đây đã biến Philippines thành thiên đường cờ bạc trị giá hàng tỉ peso, chủ yếu nhắm vào công dân Trung Quốc.
Phần lớn những Pogo do người Trung Quốc làm chủ đặt trụ sở ở thủ đô Manila và sử dụng hàng chục nghìn công nhân Trung Quốc. Số lượng Pogo gia tăng đáng kể từ khi Tổng thống Rodrigo Duterte nhậm chức vào năm 2016.
Chính phủ Philippines được cho là mất kiểm soát, không nắm rõ có bao nhiêu Pogo đang tồn tại, kèm với đó là số lượng lao động Trung Quốc cùng những khoản thuế nhắm vào các công ty này. Giới chuyên gia cùng các quan chức kinh tế nhiều lần đề xuất tăng thuế đối với Pogo, nhưng chính phủ vẫn chưa nhất trí về việc điều chỉnh biện pháp quản lý.
Trong vòng 3 năm qua, các Pogo sẵn sàng trả giá cao, thâu tóm mặt bằng và văn phòng làm trụ sở tại Manila. Trong một báo cáo gần đây, Tập đoàn quản lý kinh doanh cờ bạc và giải trí (Pagcor) thuộc chính phủ Philippines ước tính sẽ thu 10 tỷ peso (200 triệu USD) từ việc cấp giấy phép cho Pogo.
"Có những hoạt động kinh tế mang lại lợi ích cho chúng ta, nhất là sự bùng nổ thị trường bất động sản nhờ vào người Trung Quốc", nghị sĩ Ruffo Biazon nói. "Ngành bán lẻ trở nên sôi động hơn do ngày càng nhiều lao động Trung Quốc đến Philippines. Chưa kể đến những chi phí hoạt động mà các công ty Trung Quốc phải trả cho những công ty phân phối lẫn nhà thầu trong nước".
Một người truy cập vào sòng bài trực tuyến Trung Quốc có trụ sở ở Philippines. Ảnh: SCMP.
Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định chính phủ Tổng thống Duterte thiếu biện pháp quản lý kịp thời nhằm ứng phó trước sự bùng nổ của Pogo, như chưa điều chỉnh chính sách thuế lẫn nhập cư đối với lao động Trung Quốc.
Trong văn bản gửi đến Pagcor và Cục Thuế Nội địa (BIR) mới đây, ông Jose Calida, một quan chức cấp cao thuộc Bộ Tư Pháp, lưu ý chính phủ không thể đánh thuế Pogo do doanh thu của họ nằm bên ngoài Philippines. Calida đồng thời phản đối động thái của Bộ Tài chính và Cơ quan Phát triển Kinh tế Quốc gia nhằm áp thuế thu nhập lẫn thuế giá trị gia tăng đối Pogo. Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Carlos Sebastuez thông báo Pogo nợ ít nhất 21,62 tỷ peso thuế.
Nhưng ý kiến của ông Calida hoàn toàn trái ngược với văn phòng Tổng thống Philippines. Salvador Panelo, phát ngôn viên của Tổng thống, tuyên bố quyết định đánh thuế Pogo là tùy thuộc vào BIR và Bộ Tài chính.
Ngoài ra, chính phủ Philippines đang phải đối mặt với vấn đề khác là không có cơ quan cụ thể chịu trách nhiệm quản lý, thống kê chính xác hiện có bao nhiêu Pogo đang hoạt động.
Tính đến tháng 11, danh sách Pogo được Pagcor cấp phép là 60 công ty. Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn trên trình truyền hình hồi tuần trước, nghị sĩ Joey Salceda cho biết có ít nhất 100 Pogo hoạt động bất hợp pháp. Và chỉ có 10 trong 60 Pogo hợp pháp đóng thuế.
Chính phủ được cho là không nắm chính xác số lượng công dân Trung Quốc làm việc cho Pogo. Bộ Lao động và Việc làm hồi tháng 4 công bố báo cáo cho thấy hiện các Pogo sử dụng 56.180 lao động Trung Quốc. Báo cáo đồng thời lưu ý số lượng thật có thể cao hơn do nhiều người Trung Quốc sang Philippines với tư cách khách du lịch nhưng trên thực tế đi làm chui cho Pogo.
BIR thừa nhận không nắm được số liệu chính xác về công dân Trung Quốc làm việc tại Philippines. Một số báo cáo của các cơ quan chính phủ khác lại đưa ra con số hơn 100.000 người.
Làn sóng người Trung Quốc ồ ạt đến quốc gia Đông Nam Á này dấy lên nhiều mối lo ngại như người thuê nhà ở Manila bị đuổi khỏi các tòa nhà, nhường chỗ cho người Trung Quốc sẵn sàng trả tiền thuê cao hơn.
Ngoài ra, tình trạng tội phạm liên quan đến người Trung Quốc gia tăng, bao gồm bắt cóc, tống tiền đồng hương mắc nợ vì đánh bạc, mại dâm và hối lộ. Giới chức địa phương tiết lộ một số công ty bài bạc Trung Quốc còn mua chuộc hoặc thậm chí thuê một cảnh sát tham nhũng Philippines làm bảo kê.
Hàng loạt nhà hàng của người Trung Quốc mọc lên ở phía nam thủ đô Manila, gần nơi tập trung nhiều trụ sở sòng bài trực tuyến. Ảnh: SCMP.
Một nhóm nghị sĩ Philippines vừa trình lên quốc hội một nghị quyết, yêu cầu tiến hành điều tra những người lao động bất hợp pháp cùng "tình trạng không nộp thuế thu nhập" có liên quan đến Pogo.
Nghị sĩ Biazon, người tham gia soạn nghị quyết, cho biết ông muốn điều tra và làm rõ cáo buộc cho rằng Pogo gây ra tình trạng nhập cư bất hợp pháp, buôn người, mại dâm và nguy cơ tội phạm ma túy lợi dụng làn sóng người Trung Quốc ồ ạt sang Philippines để làm mạng lưới mua bán chất cấm và thậm chí chính quyền Trung Quốc cài cắm gián điệp.
Bộ trưởng Quốc phòngPhilippinesDelfin Lorenzana cũng từng kêu gọi chính phủ di dời Pogo ra xa những căn cứ quân sự do lo ngại nguy cơ gián điệp Trung Quốc giả dạng nhân viên để do thám, thu thập thông tin tình báo.
Chính quyền Trung Quốc đã yêu cầu Philippines siết chặt quản lý Pogo và bảo vệ công nhân nước này trước nguy bị dụ dỗ sang đánh bạc hoặc lao động bất hợp pháp. Đáp lại, Tổng thống Duterte cho biết ông không phải là người hâm mộ cờ bạc trực tuyến, nhưng chưa sẵn sàng ban hành lệnh cấm cấm hoạt động này do nó vẫn còn mang đến nhiều lợi ích cho nền kinh tế. Dù vậy, ông cảnh báo các công ty Trung Quốc phải đóng thuế.
Kể từ giữa tháng 8, Pagcor tạm ngừng cấp giấy phép hoạt động mới cho Pogo. Cùng lúc, nghị sĩ Salceda đã đệ trình dự luật áp thuế 5% đối với Pogo và 25% thuế thu nhập cá nhân đối với lao động của Pogo. "Không nộp thuế thì họ sẽ không được gia hạn giấy phép hoạt động", ông Salceda nhấn mạnh.
Bộ trưởng Kế hoạch Kinh tế Xã hội Ernesto Pernia cũng ủng hộ dự luật. "Với khoản thuế này cùng với tăng cường quản lý, chính phủ thu được khoảng 45 tỷ peso hàng năm", ông nói.
Theo Trân Châu (VNE)
Tranh luận quanh đề xuất trẻ em phải chịu trách nhiệm hình sự Để đối phó với những kẻ phạm tội thanh thiếu niên, một số nhà lập pháp Philippines đang đề xuất trẻ em từ 9 tuổi cũng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Chương trình "Get Real" của Channel NewsAsia tiến hành điều tra về thực trạng đằng sau đề xuất này. "Chúng không biết sợ ai" Trong một cuộc tuần tra...