Công ty Trung Quốc sơn xanh đá ‘ngụy trang’ thành cây lừa thanh tra môi trường
Lãnh đạo các công ty hy vọng chút sơn xịt đánh lừa thanh tra an ninh tin rằng họ đang đáp ứng các yêu cầu về môi trường, nhưng kết quả trái ngược.
Nhìn từ trên không, những đống gạch vụn xung quanh Nhà máy vật liệu đá Changsheng (CCRMF) ở Tân Thái, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc trông như những đồi cỏ xanh mơn mở.
Nhưng trên thực tế, đây là kết quả những tháng ngày miệt mài phun sơn màu xanh lá lên các gò đất trong nỗ lực đánh lừa các cơ quan môi trường của công nhân CCRMF.
Các công nhân nhà máy CCRMF được cho là bắt đầu công việc này vào năm 2018 theo chỉ đạo của các quan chức công ty, những người tin rằng kế sách của họ sẽ “hô biến” khu vực xung quanh các địa điểm công ty khai thác thành một thảm thực vật xanh tươi, qua mặt các vệ tinh để đáp ứng các quy định về môi trường.
Nhưng kế hoạch cuối cùng cũng bị bại lộ.
CCRMF Trung Quốc dùng sơn “phủ xanh” các gò đất. (Ảnh: Weibo)
Hồi tháng 8, văn phòng môi trường thị trấn Tân Thái thông báo đóng cửa CCRMF, đình chỉ người phụ trách và ra thời hạn một tháng để công ty di dời đống đổ nát màu lá cây ra khỏi khu vực.
Khi được hỏi tại sao lại sơn xanh các tảng đá, một kế toán của công ty thừa nhận đây là nỗ lực để qua mắt các thanh tra môi trường.
Video đang HOT
Mánh khóe của Changsheng được công ty khai thác Jinjiang Mining ở Tam Môn Hiệp, tỉnh Hà Nam áp dụng tương tự. Một nhân viên của Jinjiang Mining khẳng định công ty không hề có ý định qua mặt thanh tra môi trường mà chất họ phun lên các gò đất, đá là một chất kiểm soát bụi.
“Hiện tại, chúng tôi đang thực hiện các biện pháp khác để khôi phục các khu vực bị hư hại”, ông này cho hay.
Thành quả “phủ xanh” của công ty khai thác Jinjiang Mining. (Ảnh: SCMP)
Tuy nhiên, Cục Tài nguyên và Kế Hoạch Tam Môn Hiệp trong một tuyên bố đăng tải hồi giữa tuần cho biết họ sẽ trừng phạt không khoan hồng với những người chịu trách nhiệm dự án “phủ xanh” này.
Nhiều cư dân mạng cho rằng ý tưởng của Changsheng, Jinjiang Mining có vẻ được lấy cảm hứng từ ngọn núi Laoshou thuộc huyện Phú Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Năm 2007, chính quyền địa phương chi hơn 60.000 USD để sơn xanh hoàn toàn một sườn núi trọc của ngọn núi này. Dân làng đồn đoán rằng đây là nỗ lực “phủ xanh” khu vực phù hợp với lời kêu gọi bảo vệ môi trường. Số khác tin rằng các quan chức địa phương đang cố gắng thay đổi phong thủy của khu vực.
Chính phủ Trung Quốc nhiều năm qua nỗ lực kiểm soát ô nhiễm môi trường bằng hàng loạt biện pháp khác nhau.
Năm 2018, hơn 42.000 người bị buộc tội vi phạm môi trường và chịu mức phạt tổng cộng lên tới 15,28 tỷ NDT.
(Nguồn: SCMP)
SONG HY
Theo VTC
Công ty Trung Quốc chuyển hàng qua Campuchia 'né' thuế Mỹ?
Các công ty Trung Quốc dường như đang cố gắng né tránh thuế quan Mỹ trong thương chiến bằng cách chuyển hướng các chuyến hàng qua Campuchia, theo SCMP.
"Cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế Trung Quốc và nhiều người bạn của tôi ở Trung Quốc đại lục đang xem xét liệu họ có thể sử dụng Campuchia làm điểm trung chuyển để thoát khỏi những loại thuế đó hay không", ông Kong Linghu, quản lý Công ty công nghiệp Enterex, một công ty Đài Loan thành lập cơ sở tại Đặc khu kinh tế Sihanoukville (SSEZ), Campuchia vào năm 2015 nói.
"Mặc dù Giấy chứng nhận xuất xứ của Campuchia chỉ yêu cầu 40% sản phẩm có nguồn gốc từ nước này, nhưng nó vẫn là một tiêu chuẩn tương đối cao", ông Kong nói thêm. Công ty ông chủ yếu sản xuất phụ tùng xe hơi để xuất khẩu sang châu Âu.
Xuất khẩu của Trung Quốc sang Campuchia đã tăng đều đặn kể từ khi bắt đầu cuộc chiến thương mại. Ảnh: AP
SSEZ cách 210km về phía Tây thủ đô Phnom Penh và được xây dựng như một liên doanh giữa Trung Quốc và Campuchia theo sáng kiến Vành đai và Con đường - kế hoạch thương mại và phát triển cơ sở hạ tầng đầy tham vọng của Bắc Kinh. Hầu hết trong số 165 công ty trong khu vực là của Trung Quốc.
Vào tháng 6, Mỹ kiểm tra và phạt một số công ty có trụ sở tại SSEZ vì trốn thuế bằng cách định tuyến lại cho hàng hóa đi qua Campuchia. Mặc dù Mỹ không tiết lộ số lượng các công ty Trung Quốc bị phạt hoặc số tiền phạt lớn như thế nào, sự việc diễn ra trong bối cảnh xuất khẩu Trung Quốc sang Campuchia tăng cao.
"Các doanh nghiệp Trung Quốc đang lo lắng rằng Mỹ có thể áp thuế nhiều hơn đối với các sản phẩm và công ty Trung Quốc tại Campuchia khi cuộc chiến thương mại căng thẳng hơn", ông Kong nói.
Zhao Shanshan, một quản lý khác tại SSEZ cho biết, "nhiều sản phẩm được lắp ráp tại khu công nghiệp này được xuất khẩu sang châu Âu và Mỹ".
Sau khi Mỹ áp đặt thuế quan trừng phạt đối với Trung Quốc vào năm 2018, xuất khẩu của Trung Quốc sang Campuchia tăng đều đặn. Trong nửa đầu năm 2019, các chuyến hàng tăng 30,7% lên 3,77 tỷ USD, theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Tương tự, xuất khẩu từ Campuchia sang Mỹ trong quý đầu năm 2019 đã tăng 22,4% so với cùng kỳ lên 820,66 triệu USD.
Xu Liping, một chuyên gia về các vấn đề châu Á của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói rằng trong khi một số công ty Trung Quốc có thể đang cố gắng sử dụng các trụ sở Campuchia để đi đường vòng né thuế quan Mỹ, việc quốc gia Đông Nam Á này có thể hỗ trợ bao nhiêu trong số đó là có giới hạn.
"Việc tất cả các công ty Trung Quốc chuyển đến Campuchia là không thực tế bởi vì họ (Campuchia) không có sự hỗ trợ sản xuất tốt hoặc các ngành công nghiệp được thành lập tốt", ông nói. "Các công ty di chuyển đến đó chỉ để trốn thuế của Mỹ có thể sẽ gặp nhiều rắc rối hơn".
(Nguồn: SCMP)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Campuchia bác tin cho Trung Quốc dùng căn cứ hải quân Ream Campuchia khẳng định không cho Trung Quốc dùng căn cứ hải quân Ream như một số trang báo của nước ngoài đồn thổi. Căn cứ hải quân Ream của Campuchia - Ảnh KHMER TIMES. Truyền thông Mỹ đưa tin, giữa những tin đồn cho rằng Campuchia đã đồng ý cho Trung Quốc tiếp cận độc quyền căn cứ hải quân tại tỉnh Preah...