Công ty Trung Quốc ra điều kiện mua nông sản Mỹ
Một số công ty Trung Quốc muốn mua các sản phẩm nông nghiệp Mỹ đề nghị chính phủ miễn thuế quan áp đặt với họ, truyền thông nhà nước Trung Quốc nói.
Một nhóm chuyên gia chính phủ sẽ xem xét các đơn đề nghị miễn thuế này, theo Tân Hoa Xã. Bài báo không cho biết việc xem xét các yêu cầu sẽ mất bao lâu, hay nêu tên bất kỳ công ty nào hoặc cho biết họ muốn mua sản phẩm nào.
Động thái này là kết quả của thỏa thuận giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump khi họ gặp nhau vào tháng trước tại Osaka, Nhật Bản bên lề hội nghị G20. Báo cáo cũng trích dẫn lời hứa củ a ông Trump, về việc đình chỉ áp dụng thuế quan mới đối với hàng hóa Trung Quốc và cho phép các công ty Mỹ bán sản phẩm cho “các công ty Trung Quốc có liên quan”, đề cập đến Huawei.
(Ảnh: Reuters)
Trung Quốc và Mỹ cho biết sẽ thảo luận về văn bản thỏa thuận trước khi đàm phán thương mại có thể nối lại.
Báo cáo của Tân Hoa Xã cũng lưu ý rằng chính quyền Trump tuyên bố hôm 9/7 rằng họ sẽ miễn thuế 110 sản phẩm của Trung Quốc – từ thiết bị y tế đến các linh kiện điện tử quan trọng. Thông báo về việc mua sản phẩm nông nghiệp mới của Trung Quốc chỉ xuất hiện vài ngày sau khi ông Trump phàn nàn rằng Trung Quốc không tuân theo những lời hứa trong hội nghị thượng đỉnh về tăng nhập khẩu nông sản từ Mỹ, và đe dọa áp thuế bổ sung nếu cần thiết .
Các nhà phân tích ban đầu thận trọng khi đánh giá xem việc mua sản phẩm nông nghiệp của Trung Quốc có là bước đột phá cần thiết để khởi động lại các cuộc đàm phán chính thức chấm dứt chiến tranh thương mại hay không.
Shi Yinhong, một chuyên gia quan hệ Mỹ-Trung tại Đại học Nhân dân và là cố vấn cho Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, cho biết việc Trung Quốc mua thêm các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ là hữu ích nhưng “không phải là quyết định”.
“Trung Quốc không thể hứa sẽ đáp ứng tất cả các yêu cầu của ông Trump, nhưng Bắc Kinh không muốn tỏ ra quá cứng rắn”, ông này nói. “Đây là một động thái linh hoạt có thể giải tỏa một số yêu cầu của Mỹ và có thể giúp cho các cuộc đàm phán”, Shi nói thêm.
Video đang HOT
Lu Xiang, một chuyên gia Mỹ thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc có trụ sở tại Bắc Kinh, nói rằng trong khi việc mua sản phẩm nông nghiệp Trung Quốc là một dấu hiệu tích cực cho mối quan hệ song phương, vẫn còn quá sớm để đánh giá những gì xảy ra tiếp theo.
“Đây là một động thái tinh tế và chắc chắn là một sự tương tác tích cực giữa hai bên, cho thấy Trung Quốc đang đáp lại các động thái của Mỹ khi miễn một số thuế nhất định. Tuy nhiên, vì chính quyền Mỹ hiện tại vẫn còn rất khó đoán, chúng tôi không thể dựa quá nhiều vào dấu hiệu… vẫn chưa chắc chắn khi nào đàm phán thương mại sẽ quay lại”.
Hu Xijin, Tổng biên tập tờ báo nhà nước Trung Quốc Global Times, cho rằng việc mua sản phẩm nông nghiệp của Trung Quốc thực sự sẽ dẫn đến việc nối lại các cuộc đàm phán thương mại khi hai nước đã bày tỏ thiện chí.
Tuần trước Reuters đưa tin Bộ Thương mại Mỹ dự kiến trong vòng 2 tuần sẽ bắt đầu cấp giấy phép cho các công ty bán sản phẩm không gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia cho Huawei. Tuần trước, Trung Quốc đã thực hiện giao dịch mua lúa miến (cao lương) lớn nhất của Mỹ kể từ tháng 4, theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ.
(Nguồn: Reuters)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Nhiều lần đàm phán: Lý do thương chiến Mỹ-Trung chưa kết thúc
Theo các nhà quan sát, hôm 18-7 vừa qua, các nhà đàm phán thương mại hàng đầu Mỹ-Trung đã có cuộc điện đàm lần thứ hai sau khi hai bên đồng ý nối lại đàm phán, nhưng vẫn chưa có hy vọng đàm phán thành công.
Giới quan sát nói rằng hai bên vẫn chia rẽ về văn bản đàm phán để làm cơ sở trong đàm phán thương mại, trong khi Washington vẫn yêu cầu một văn bản dài hơn với đầy đủ các lời hứa mà Bắc Kinh đã nói trước đó.
Bắc Kinh và Washington đã trải qua 11 vòng đàm phán kể từ sau thất bại trong đàm phán ngày 5-10. Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc thay đổi các cam kết trước đó, trong khi Bắc Kinh cáo buộc Washington đưa ra quá nhiều yêu cầu, theo South China Morning Post (SCMP).
Mặc dù Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và người đồng cấp Mỹ Donald Trump đồng ý thỏa thuận tạm dừng thương chiến và nối lại các duộc đàm phán từ sau hội nghị G20 tại Nhật Bản. Tuy nhiên, hai bên vẫn chưa đồng ý về những văn bản nào sẽ được sử dụng, theo nguồn tin cung cấp cho SCMP.
Hãng tin SCMP cho biết vẫn chưa rõ khi nào các nhà đàm phán sẽ trực tiếp gặp nhau.
Giáo sư Wang Yong (Vương Vĩnh) thuộc Đại học Bắc Kinh, cho biết Mỹ và Trung Quốc đang trong quá trình tìm hiểu chi tiết để chuẩn bị nối lại các cuộc đàm phán.
"Mỹ muốn Trung Quốc trở lại với văn bản của thỏa thuận đã được xem xét từ đàm phán thứ mười hôm 30-4, trong khi Trung Quốc đã yêu cầu Mỹ xem xét các đề nghị của họ, đảm bảo điều khoản công bằng hơn", ông Wang nói.
Được biết tài liệu thỏa thuận dài 150 trang và liệt kê những nhượng bộ mà Washington nói rằng Bắc Kinh đã thực hiện.
Thế nhưng, ngay sau cuộc hội đàm hồi tháng 5-2019, Mỹ lại cáo buộc Trung Quốc từ bỏ lời hứa và đàm phán đã bị đình chỉ.
Ông Wang cho biết Washington cần phải đáp trả những lo ngại của Bắc Kinh về việc xuất khẩu và đầu tư vào Mỹ, lệnh cấm đối với Huawei và hạn chế visa đối với giới học giả.
Giáo sư Wang nói rằng Mỹ và Trung Quốc đang cố gắng tìm hiểu để nối lại đàm phán. Ảnh: Amcham-Shanghai.org
SCMP cho biết Thông tin cuộc điện đàm gần đây được Trung Quốc xác nhận hôm 19-7.
Bắc Kinh chỉ nói rằng cả hai bên đã trao đổi quan điểm về cách thực hiện thỏa thuận từ cuộc gặp mặt giữa người đứng đầu hai nước hồi tháng 6 và "bước tiếp theo" cho các cuộc đàm phán sau.
Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Chung Sơn một lần nữa là đại điện phía Bắc Kinh trong cuộc điên đàm. Ông Chung Sơn là nhân vật thứ 2 của Trung Quốc tham gia điện đàm cùng Phó Thủ tướng Lưu Hạc, theo SCMP.
Bắc Kinh xác nhận có hạn chế tiến về các vấn đề liên quan đến việc đưa các cuộc đàm phán trở lại.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng kêu gọi hai nước cố gắng khắc phục sự khác biệt trong đàm phán. "Tôi vẫn muốn nói rằng cả hai bên phải kiên quyết, tự tin và kiên trì, và làm việc cùng nhau trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau để đạt được thỏa thuận có lợi cho hai bên", ông Cảnh Sảng nói.
Ông Cảnh Sảng kêu gọi hai bên khắc phục những khác biệt trong đàm phán và nên hợp tác để đạt thỏa thuận. Ảnh: REUTERS
Giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Renmin (Trung Quốc), Shi Yinhong, cho biết cuộc gặp tại Osaka là "tốt nhất", đã tạo cơ hội cho hai bên bắt đầu lại các cuộc đàm phán, nhưng sẽ rất khó để đạt được thỏa thuận.
Chính quyền Mỹ liên tục nói rằng Trung Quốc nên quay trở lại thời điểm mà Bắc Kinh thay đổi, nhưng Mỹ chưa cho thấy bất kỳ dấu hiệu nào để xem xét lại các yêu cầu của Bắc Kinh", ông Shi nói.
Giáo sư Wang cũng nói với SCMP rằng nếu đạt được thỏa thuận thương mại, nó có thể mang lại lợi ích to lớn cho cả Trung Quốc và Mỹ, nhưng lại có nguy cơ trở thành một "trận đấu không có tỉ số".
"Có một sự thiếu tin tưởng chiến lược từ cả hai phía. Bắc Kinh có nhiều nghi ngờ về ý định của Washington. Và Mỹ đang gây áp lực nhiều nhất có thể đối với Trung Quốc - trên Biển Đông, Đài Loan,...", ông Wang nói. "Càng ngày càng ít tin tưởng song phương, sẽ khó đạt được thỏa thuận".
NGUYÊN VĂN
Theo PLO
Vì sao Trung Quốc lần đầu phái bộ trưởng thương mại tham gia đàm phán với Mỹ? Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc không trực tiếp tham gia 11 vòng đàm phán thương mại với Mỹ trước đây, nhưng tuần này lần đầu tiên sát cánh cùng nhà đàm phán số một của nước này. Một số chuyên gia cho rằng, việc Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Chung Sơn lần đầu tham gia đàm phán thương mại Mỹ-Trung bên...