Công ty Trung Quốc phát triển công nghệ nhận dạng bằng mạch máu
Trong khi phần lớn các hãng công nghệ nhận dạng con người đều tập trung vào nhận diện khuôn mặt, một công ty ở Trung Quốc lại tìm ra hướng đi mới.
Hình ảnh tại buổi lễ giới thiệu công nghệ AirWave. Ảnh: Oddity Central
Được phát triển bởi MELUX, công nghệ nhận dạng có độ chính xác cao mang tên AirWave lại dựa trên những đường tĩnh mạch và mao mạch nhỏ bé trong bàn tay của con người.
Theo trang tin Oddity Central, AirWave hiệu quả gấp 1 triệu lần so với công nghệ nhận diện khuôn mặt. Chỉ có khoảng 80 – 280 điểm đặc trưng trên mặt mà trí tuệ nhân tạo có thể đánh giá khi kiểm tra một cá nhân. Tuy nhiên, AirWave có thể quét trên 1 triệu đặc điểm trong lòng bàn tay chỉ với 0,3 giây, qua đó khiến việc gian lận trở nên gần như bất khả thi. Chỉ cần một cú lướt bàn tay qua thiết bị cảm biến đặc biệt là bạn đã hoàn thành quy trình xác thực siêu chính xác trong thời gian thực.
‘Công nghệ mạch máu bàn tay AirWave, dựa trên trí tuệ nhân tạo, có khả năng cảm nhận hàng triệu điểm đặc trưng của những mạch máu siêu nhỏ, từ các tĩnh mạch chính đến mao mạch. Chỉ bằng một cú lướt tay, người dùng vẫn duy trì chuyển động trong khi được nhận dạng’, Xie Qinglu – nhà sáng lập kiêm chủ tịch của MELUX chia sẻ với tờ China Daily.
Theo ông, mỗi tĩnh mạch và mao mạch dưới da người đều độc nhất vô nhị. Chúng nhỏ chừng 5 micromét, thậm chí còn tinh vi hơn các hệ thống đường bộ trong đô thị.
Video đang HOT
Thao tác xác thực của AirWave vô cùng đơn giản. Ảnh: Oddity Central
Ngày nay, xã hội không tiền mặt ở Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào công nghệ nhận diện khuôn mặt, mã QR và hệ thống mật khẩu để ủy quyền thanh toán di động. MELUX cho rằng những lựa chọn hiện nay có thể bị tội phạm mạng lợi dụng cũng như khó sử dụng đối với người lớn tuổi. Những lo ngại về quyền riêng tư, đặc biệt về công nghệ nhận diện khuôn mặt, cũng là một yếu tố quan trọng. Vì thế, AirWave được cho là hiệu quả hơn và an toàn hơn, trong khi cũng dễ sử dụng hơn.
Được công bố từ năm 2018, AirWave đã tạo nên những làn sóng ở Trung Quốc trong năm qua và đang được sử dụng tại nhiều nhà hàng, cơ quan dịch vụ công tại tỉnh Quảng Đông. Được biết, MELUX đang đàm phán với một nhà điều hành tàu điện ở Quảng Đông để triển khai công nghệ AirWave tại đây.
Theo kịp đà phát triển như vũ bão của trí tuệ nhân tạo, công nghệ nhận diện khuôn mặt cũng trở nên ngày càng phổ biến trong ngành giáo dục ở Trung Quốc.
Thời gian gần đây, nhiều trường học tại Trung Quốc đã áp dụng hệ thống nhận diện khuôn mặt để điểm danh, giám sát học sinh nhằm ngăn chặn vấn nạn học sinh trốn học, lơ là trong học tập.
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) đưa tin Đại học Trung Y Dược Nam Kinh tại tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) vừa công bố trên trang web của mình hôm thứ Năm (29/8) rằng họ là một trong những tổ chức giáo dục đại học đầu tiên ở Trung Quốc áp dụng hệ thống nhận diện khuôn mặt để điểm danh và giám sát sinh viên trong lớp học.
Ông Xu Jianzhen, Giám đốc Thư viện và Trung tâm thông tin của trường, cho biết 2 phòng học của trường đã được trang bị hệ thống điểm danh bằng phần mềm nhận diện khuôn mặt, camera sẽ tự động chụp lại khuôn mặt của từng sinh viên trong lớp mà không cần sự hợp tác của họ.
Bên cạnh những ý kiến phản hồi tích cực, dự án này cũng gặp phải một số tranh cãi khi một số người chỉ trích lo ngại về quyền riêng tư của sinh viên và giáo viên bị xâm phạm.
Hoàng Trang
Theo Tin tức TTX
Sự 'lợi hại' của công nghệ nhận diện hình ảnh do MobiFone phát triển
Công nghệ nhận diện khuôn mặt của MobiFone có thể phát hiện nhân viên trốn việc, sinh viên trốn học, tội phạm và khách hàng VIP chỉ bằng một cái ló mặt.
Hệ thống nhận dạng hình ảnh của MobiFone có thể được áp dụng trong các hoạt động quản lý, kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp cho đến bảo vệ an ninh, quốc phòng của đất nước.
Tại "Diễn đàn quốc gia về Phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam" (Make in Vietnam) vừa diễn ra vào ngày 9/5 tại Hà Nội, MobiFone công bố giải pháp về nhận diện hình ảnh do chính tập đoàn này phát triển, có thể được áp dụng để hỗ trợ trong quá trình chuyển đổi số của các cơ quan và doanh nghiệp. Hệ thống nhận diện hình ảnh của MobiFone được chia làm hai phần chính là Mobifone.OpenAPI.Face (nhận diện khuôn mặt) và Mobifone.OpenAPI.Object (nhận diện vật thể).
Hệ thống nhận dạng hình ảnh của Mobifone có thể được áp dụng trong nhiều mô hình khác nhau: từ các hoạt động quản lý, kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp cho đến các hoạt động bảo vệ an ninh, quốc phòng của đất nước. Cụ thể, hệ thống nhận dạng khuôn mặt của MobiFone có thể được áp dụng để:
- Chấm công/điểm danh: Nhân viên/học sinh chỉ có mặt tại công ty là tự động được chấm công/điểm danh, không cần quét vân tay rườm rà và phòng tránh tình trạng "trốn" giữa giờ.
- Chăm sóc khách hàng: Tự đông nhận biết khách hàng. Một ví dụ được Mobifone đưa ra là khi khách hàng bước chân vào điểm giao dịch, hệ thống camera sẽ nhận dạng khuôn mặt của khách hàng và tự đông xác định hồ sơ danh tính, lịch sử giao dịch... tiết kiệm nhiều thời gian và công sức của cả khách hàng và giao dịch viên. Ngoài ra, hệ thống này còn có thể nhận diện khách hàng VIP và có phản ứng phù hợp (ví dụ phát ra lời chào khi khách hàng VIP đi qua).
- An ninh: Bên cạnh việc giám sát an ninh đơn thuần, hệ thống của Mobifone còn lưu trữ toàn bộ khuôn mặt xuất hiện trong camera để truy tìm sau này. Nếu một khuôn mặt nằm trong "danh sách đen" (như tội phạm), nó có thể gửi cảnh báo kịp thời tới doanh nghiệp/chính quyền. Mobifone cho biết hệ thống này có thể kết nối với các hệ thống an ninh ở các tòa nhà, sân bay, hải quan...
- Chống đánh cắp nhận dạng: Nhờ khả năng nhận diện chính xác, hệ thống của Mobifone có thể kiểm soát việc sử dụng thông tin cá nhân phi pháp, ngăn cản khách hàng sử dụng các thông tin cá nhân khác nhau để thực hiện giao dịch phạm pháp như mở tài khoản ngân hàng, rửa tiền...
Còn đối với hệ thống nhận dạng vật thể của Mobifone, nó có thể phát hiện biển số xe, vi phạm và tai nạn giao thông, hỏa hoạn, đám đông tụ tập.
Phát biểu tại diễn đàn, ông cho Dư Thái Hùng - Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin MobiFone khẳng định hệ thống nhận dạng khuôn mặt của MobiFone cho tốc độ nhanh (người dùng chỉ cần đi qua), độ chính xác cao trên 95%, dễ dàng tích hợp với các hệ thống hiện có và không phụ thuộc vào nền tảng của camera.
Dự án nhận dạng khuôn mặt của MobiFone tiếp tục cho thấy khát vọng chuyển mình của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam nhằm mở rộng sang các lĩnh vực khác, tạo ra giá trị mới cho người dùng và góp phần thúc đẩy kinh tế đất nước.
Theo VTC
Sơ đồ lớp với IQ vô cực của học sinh chuyên Toán nhận được bão like vì sự sáng tạo, tuy nhiên ai dốt Toán thì không hiểu được đâu! Muốn biết học sinh thời nay sáng tạo như thế nào thì hãy cùng khám phá sơ đồ lớp của dân chuyên toán, tuy khá rắc rối với người bình thường nhưng nhìn vào thì đúng là không lạc trôi về đâu được. Tuổi học trò luôn có những trò vui bất tận, sự sáng tạo đối với các bạn học sinh có...