Công ty Trung Quốc mua ’sân bay ma’ của Tây Ban Nha với giá 10.000 euro
Một trong những “ sân bay ma” của Tây Ban Nha, những dự án đắt đỏ nhưng hầu như không được sử dụng, chỉ nhận được 1 hồ sơ đặt giá duy nhất trong cuộc đấu giá do phá sản, sau khi mất khoảng 1,1 tỉ USD để xây dựng.
Sân bay Trung tâm Ciudad Real chỉ xử lý vài chuyến bay mỗi tuần – Ảnh chụp màn hình website báo Financial Times
Mức chào giá được đưa ra là…10.000 euro, theo hãng tin AP ngày 18.7.
Sân bay trung tâm Ciudad Real, cách thủ đô Madrid 235 km về phía nam, đã trở thành biểu tượng của sự chi tiêu hoang phí của Tây Ban Nha trong thời kỳ bùng nổ xây dựng kết thúc bằng cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2008, cũng là năm sân bay này khánh thành.
Video đang HOT
CR Aeropuertos, công ty điều hành sân bay này, trước đây có tên gọi sân bay Don Quixote, đã bị phá sản hồi năm 2012 sau khi không thu hút đủ số lượng chuyến bay để thu hồi vốn và sinh lợi.
Hãng thông tấn Europa Press của Tây Ban Nha cho biết tập đoàn Trung Quốc Tzaneen International đã đưa ra mức giá nói trên trong cuộc đấu giá ngày 17.7. Mức giá tối thiếu được đưa ra trước đó là 28 triệu euro.
Nếu không có mức đặt giá cao hơn nào được đưa ra từ nay đến tháng 9, việc bán sân bay Trung tâm Ciudad Real với giá 10.000 sẽ được chấp thuận.
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Được bơm thêm tiền, ngân hàng Hy Lạp vẫn đóng cửa
Không lâu sau khi Quốc hội Hy Lạp đồng ý thông qua bước đầu tiên để nhận gói cứu trợ, hai dòng tiền trị giá gần 8 tỉ EUR chảy về nước này. Song các ngân hàng Hy Lạp hiện vẫn đóng cửa.
Các ngân hàng Hy Lạp đã đóng cửa gần 3 tuần - Ảnh: AFP
Theo CNN, bộ trưởng tài chính các nước châu Âu vừa phê duyệt một khoản vay tạm thời trị giá 7 tỉ EUR, tương đương 7,6 tỉ USD, để giúp Hy Lạp trả nợ khẩn cấp vào vài ngày tới. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thì cho biết bơm 900 triệu EUR hỗ trợ khẩn cho hệ thống ngân hàng nước này, vốn đã đóng cửa gần 3 tuần.
Tuy vậy, dòng tiền sẽ không lập tức đến với người dân Hy Lạp. Chính phủ cho biết các ngân hàng sẽ đón cửa đến ngày 19.7. Một nguồn tin nói rằng các ngân hàng dự kiến sẽ hoạt động ở mức độ hạn chế vào ngày 20.7, nhưng đó vẫn chưa là quyết định chính thức.
Khoản hỗ trợ tài chính khẩn cấp từ châu Âu được công bố sau khi Quốc hội Hy Lạp chấp thuận các điều khoản để đổi lấy gói cứu trợ kéo dài trong 3 năm trị giá 96 tỉ USD. Một vài điều cơ bản của các biện pháp cải cách kinh tế theo yêu cầu của chủ nợ đã được thông qua.
Chi tiết về gói cứu trợ thứ ba sẽ còn mất vài tuần nữa để đàm phán, song ngay lúc này, Hy Lạp cần tiền để xóa khoản nợ 2 tỉ EUR cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và trả nợ 3,5 tỉ EUR cho ECB vào ngày 20.7.
Thị trường thế giới lo lắng rằng nếu Hy Lạp không thể trả nợ vào ngày 20.7 cho ECB, nước này sẽ bị buộc ra khỏi Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (eurozone) và quay về với đồng drachma.
Athens khủng hoảng tài chính trong những năm qua vì chi tiêu quá nhiều và mắc nợ. Các nước khác trong eurozone, bên cạnh ECB và IMF, đã nỗ lực cứu Hy Lạp bằng cách cho nước này vay cứu trợ 233 tỉ EUR, tương đương 255 tỉ USD từ năm 2010. Song hiện nay, Hy Lạp vẫn đang cần thêm tiền.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Cận cảnh chợ cá ngừ triệu đô ở Nhật Bản Phần lớn cá ngừ vây xanh được bán tại 3 khu chợ của Nhật, trong đó nổi tiếng nhất là Tsukiji. Từ đây, những con cá trị giá cả triệu USD được chuyển đi khắp Nhật Bản và thế giới. Tsukiji là chợ bán buôn cá, rau quả nằm ngay trung tâm Tokyo, Nhật Bản. Khu chợ có diện tích khoảng 200.000 m2...