Công ty Trung Quốc đề xuất mở cảng du thuyền quốc tế trên sông Mekong
Hãng thông tấn Campuchia AKP ngày 7/6 đưa tin công ty Trung Quốc Prince Real Estate Group sẽ đầu tư xây dựng cảng du lịch tiêu chuẩn quốc tế tại khu nghỉ dưỡng Prince Manor thuộc tỉnh Kandal.
Thuyền Mekong Pandaw phục vụ 48 khách. Ảnh minh họa: Pandaw
Kế hoạch này được Giám đốc điều hành công ty Prince Real Estate Group Xu Zhixing công bố sau cuộc gặp mới đây tại Phnom Penh với Bộ trưởng Du lịch Campuchia Thong Khon. Theo Giám đốc Xu Zhixing, cảng quốc tế này sẽ cho phép công ty vận hành các du thuyền dọc tuyến sông Tonle Mekong nhằm phát triển chuỗi du lịch ở thủ Phnom Penh và khắp cả nước Campuchia.
Bộ trưởng Du lịch Campuchia Thong Khon hoan nghênh và ủng hộ ý tưởng đầu tư của Prince Real Estate Group. Bộ trưởng Thong Khon nhấn mạnh việc vận hành tuyến tàu du lịch sẽ tạo thêm nhiều lựa chọn dịch vụ vui chơi, giải trí khi Campuchia cũng như thủ đô Phnom Penh chuẩn bị đăng cai tổ chức nhiều sự kiện quốc tế thời gian tới. Ông Thong Khong cho biết Prince Real Estate Group đang có những kế hoạch đầu tư phát triển du lịch tại các tỉnh Siem Reap và Kampong Thom của Campuchia.
Campuchia đang nỗ lực tìm biện pháp phục hồi hoạt động của ngành du lịch vốn đang tê liệt vì tác động của dịch COVID-19. Hôm 5/6, Bộ trưởng Thong Khon thú nhận rằng ngành dịch vụ này của Campuchia có thể thất thu tới 3 tỷ USD trong năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch.
Theo báo cáo của Bộ Du lịch Campuchia, trong 4 tháng đầu năm 2020, Campuchia đón khoảng 1,6 triệu lượt du khách nước ngoài, giảm 52% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tuần này, Bộ Du lịch Campuchia đã công bố một loạt biện pháp phòng dịch bổ sung cho các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, phương tiện giao thông vận tải và các khu nghỉ dưỡng để kiềm chế nguy cơ dịch COVID-19 lây lan sau khi đã có những tín hiệu cho thấy các hoạt động du lịch đang phục hồi.
Video đang HOT
Theo thống kê, khoảng 2.956 doanh nghiệp liên quan tới lĩnh vực du lịch tại Campuchia đã phải đóng cửa, khiến hơn 45.405 lao động thất nghiệp. Hiện Campuchia đang nỗ lực thúc đẩy du lịch nội địa song song với việc đảm bảo an toàn phòng dịch COVID-19.
Tây Đô những ngày 'đóng cửa'
Điểm tham quan ở Cần Thơ đóng cửa, người dân tranh thủ dọn dẹp vườn tược, trồng thêm cây cảnh chờ đợi ngày hết dịch đón khách trở lại.
Không còn du khách, tàu du lịch neo đậu chơ vơ trước chợ nổi Cái Răng. Chợ được hình thành khoảng 120 năm trước, mỗi ngày quy tụ khoảng 250-300 nghe, tàu chở hàng hóa nông sản từ các nơi đến buôn bán, trao đổi. Trước khi dịch Covid- 19 xảy ra, ngày nào cũng có khoảng 200 tàu du lịch đưa du khách đến tham quan chợ nổi lớn nhất miền Tây này. Du khách đến đây có thể giao lưu đờn ca tài tử, thưởng thức nhiều món ngon miền Tây ngay trên tàu... Bộ ảnh được chụp vào những ngày giữa tháng 4.
Ông Nguyễn Văn Trung có thâm niên 25 chạy xuồng máy bán thức ăn tại đây."Chợ không còn khách du lịch nên vắng và tan sớm lắm. Trước đây nhờ đông du khách, mỗi ngày tôi bán 200 tô bún, mì kiếm được khoảng 250.000 đồng", người đàn ông 53 tuổi nói và cho biết, giờ chỉ bán được khoảng 50 tô cho dân thương hồ tại chợ.
Cảng du lịch mỗi ngày đón hàng trăm tàu du lịch tham qua sông nước Cần Thơ, phải tạm ngưng hoạt động.
Thực hiện cao điểm phòng chống Covid-19, du thuyền sức chứa 500 khách tạm ngưng phục vụ ăn uống và tham quan sông Hậu, sông Cần Thơ.
Bến Ninh Kiều vắng lặng trong một ngày giữa tháng 4.
Chợ cổ Cần Thơ, điểm tham quan, mua sắm nổi tiếng Tây Đô đóng cửa từ ngày 25/3. Công trình được được xây dựng vào năm 1915, cùng thời với chợ Bến Thành và chợ Bình Tây ở TP HCM.
Đến năm 2005, chợ được trùng tu với diện tích hơn 1.700 m2, giữ lại phần lớn kiến trúc cổ, hình chữ nhật, mặt trước cặp đường Hai Bà Trưng, mặt sau hướng ra sông Cần Thơ. Không gian bên trong được phân thành các lô nhỏ buôn bán, kinh doanh các sản phẩm phục vụ du khách.
Cầu đi bộ đầu tiên ở Cần Thơ vắng bóng người khi chiều xuống. Cầu dài gần 200 m, rộng 7,2 m, uốn lượn hình chữ S, tổng mức đầu tư gần 50 tỷ đồng, được khánh thành bốn năm trước, là điểm nhấn cảnh quan của trung tâm Cần Thơ.
Nhà cổ Bình Thủy đóng cửa, ngưng đón khách từ 25/3. Đây được mệnh danh là nhà cổ đẹp nhất miền Tây, xây dựng từ năm 1870 thuộc sở hữu của nhà họ Dương. Đầu thế kỷ 20, nhà được tôn tạo lại có diện mạo như hiện thời. Nhà cổ Bình Thủy là sự giao thoa của hai nền văn hóa Đông - Tây, mang hơi hướng kiến trúc biệt thự cổ kiểu Pháp.
Làng du lịch sinh thái lớn nhất Cần Thơ với 35 ha, tại huyện Phong Điền, đóng cửa từ giữa tháng 3. "Trước đây mỗi ngày có khoảng 400-500 khách đến vui chơi; dịp cuối tuần, dịp lễ, Tết từ 1.000 đến 5.000 người. Nhưng khi có Covid- 19, khách e ngại không còn đến nữa nên tôi chủ động ngưng phục vụ trước khi có lệnh", ông Lê Văn Sang - Giám đốc làng du lịch nói và cho biết, đã hai lần hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho 50 nhân viên bị mất việc.
Ngưng hoạt động từ 8/3 đến nay, mỗi ngày ông Lê Trung Tín ở Cồn Sơn, nằm giữa sông Hậu (quận Bình Thủy), phải tốn một triệu đồng cho đàn cá lóc bay hơn 10.000 con ăn. "Trong thời gian này, tôi tranh thủ dọn lại khu vườn cây ăn trái gần một ha, trồng thêm hoa kiểng, cây cảnh và duy trì tập luyện cho đàn cá bay để khi hết dịch bệnh mở cửa đón khách tham quan liền", ông Tín nói.
Đào đá Vân Đồn - Sắc xuân riêng vùng Đông Bắc Đến Vân Đồn (Quảng Ninh) những ngày cuối năm, vài cánh đào lác đác nở báo hiệu một xuân mới lại về. Trên các sườn đồi, ven đường, giữa các thôn xóm..., người dân đang tất bật chăm chút những cây đào để đem mùa xuân tới các ngôi nhà. Khoảng hơn chục năm trở lại đây, nghề trồng đào trở thành kế...