Công ty Trung Quốc bị lên án vì thành lập nhóm nhạc trẻ em
Khán giả xứ Trung cho rằng Asia Starry Sky Group lạm dụng lao động trẻ em để kiếm tiền. Trước cáo buộc này, phía công ty đã phủ nhận.
South China Morning Post đưa tin Asia Starry Sky Group đã thông báo Ban nhạc thiếu niên Tianfu gồm 7 học sinh tiểu học (từ 7 đến 11 tuổi) sẽ được đổi tên thành Đoàn nghệ thuật trẻ em Panda. Tuy nhiên, nhóm vẫn giữ tên tiếng Anh là Panda Boys.
Đại diện Asia Starry Sky Group tuyên bố ngày 24/8: “Chúng tôi không xây dựng Panda Boys thành nhóm nhạc thần tượng để kiếm tiền hoặc có fandom, mà đơn giản chỉ là nhóm trẻ em thích ca hát và nhảy múa, cùng nhau tạo nên điều ý nghĩa. Các em đều khỏe mạnh về thể chất lẫn tinh thần, sống có lý tưởng, đam mê học tập và khám phá nền văn hóa”.
Người này nói thêm rằng nhóm chỉ sử dụng ca từ tích cực và mang tính cổ vũ, với sự kết hợp của thể loại opera truyền thống ở Tứ Xuyên.
Video đang HOT
Nhóm nhạc Panda Boys gồm 7 thành viên nhỏ tuổi.
Trước đó, ngày 20/8, Panda Boys có showcase ra mắt ở Thành Đô, Trung Quốc. Màn chào sân của nhóm bị khán giả kịch liệt phản đối vì các thành viên còn quá nhỏ tuổi.
Một dùng người Weibo viết: “Chúng tôi không cần công ty đào tạo trẻ em. Đó là nhiệm vụ của trường học và gia đình”. Người khác bức xúc: “Những đứa trẻ chỉ độ 8 tuổi? Làm ơn, hãy để lũ trẻ tập trung vào bài vở ở trường”.
Trong động thái khác, hàng loạt kênh truyền thông xứ Trung bày tỏ lo ngại về nhóm nhạc này. Họ thúc giục cơ quan chức năng thực thi những quy định nghiêm ngặt đối với ngành công nghiệp giải trí để đẩy lùi tình trạng sử dụng lao động trẻ em.
“Lượng lớn trẻ em được đưa đi đào tạo làm thần tượng đã phản ánh thực tế bọn trẻ dần rời bỏ trường lớp và không gian học tập bình thường. Điều này ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của chúng” – một tạp chí Trung Quốc đưa ra bình luận.
Giới giải trí Trung Quốc đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc và các nhóm nhạc trẻ như TFBoys đang ngày càng có chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, độ tuổi ngày càng trẻ của thần tượng và người hâm mộ của họ, cũng như văn hóa hâm mộ ngày càng phức tạp đã khiến các bậc phụ huynh lo ngại.
Vì sao các công ty chủ quản không cho idol Kpop comeback thường xuyên, câu trả lời nằm ở đây!
Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao idol của mình mãi chưa thấy comeback dù đã "hàng vạn năm" trôi qua? Câu trả lời nằm ngay dưới bài viết này.
Dragon J - tác giả quyển sách "How to Become a K-Pop Star" (tạm dịch: Làm thế nào để trở thành một ngôi sao Kpop) đã từng đảm nhiệm qua những công việc như quản lý nghệ sĩ, quản lý đào tạo nhóm nhạc nữ, trưởng phòng phát triển kinh doanh tại một công ty giải trí... Trong khi đó, YouTuber In Ji Woong được biết đến là một cựu huấn luyện viên và thầy hướng dẫn vũ đạo cho các thần tượng Kpop.
Cùng xuất hiện trong một buổi phỏng vấn của kênh AYO, cả hai đã mang đến những chia sẻ chân thật nhất về tình trạng idol không thường xuyên được comeback - một trong những vấn đề mà người hâm mộ Kpop rất quan tâm. Nhóm nhạc nữ LOONA từng trải qua khoảng thời gian không quảng bá dài 351 ngày, Black Pink từng nghỉ ngơi đến 1 năm 84 ngày, Red Velvet cũng gặp tình trạng tương tự với 1 năm 94 ngày... Ngoài ra, còn vô vàn thần tượng khác phải đối mặt với chuyện không được phát hành sản phẩm mới trong một thời gian dài.
LOONA từng không có kế hoạch comeback đến gần một năm.
Là người từng chịu trách nhiệm phát triển kinh doanh cho một công ty, Dragon J tiết lộ rằng việc trì hoãn comeback một phần là do các công ty Kpop luôn đặt lợi nhuận lên hàng đầu. Nếu việc chuẩn bị cho một nhóm nhạc nổi tiếng trở lại và quảng bá thường xuyên sẽ mang về nhiều lợi nhuận hơn thì công ty sẵn lòng làm điều đó. Ngược lại, các thần tượng không mang về lợi nhuận hoặc có nhưng rất ít hầu như sẽ phải nhường cơ hội đó cho người khác.
Những nhóm nhạc mang về nhiều lợi nhuận sẽ được công ty ưu ái cho comeback thường xuyên.
Ngoài ra, anh cũng cho biết rằng có một số trường hợp công ty không cho nghệ sĩ comeback là vì họ không thể tin tưởng. Trong một ví dụ được đưa ra, nếu như ngôi sao đó hay có nhiều hành động khó lường, thường gặp rắc rối, không tuân thủ các quy tắc công ty, hay tự làm theo ý mình... công ty chủ quản sẽ nghĩ đến việc đóng băng hoạt động của họ.
Brave Girls từng có thời gian gián đoạn giữa hai đợt comeback "Rollin" và "We Ride" dài đến 3 năm.
Tiếp lời giải thích những lý do idol khó có thể quảng bá liên tục, YouTuber In Ji Woong cho biết việc comeback 4 lần trong 1 năm là bất khả thi, dù đó có là yêu cầu của người hâm mộ đi chăng nữa. Bởi một khi đã ra mắt bài hát mới, các thần tượng phải biểu diễn trên những chương trình âm nhạc và tham gia nhiều hoạt động quảng bá khác trong vòng một hoặc hai tháng... Nếu trở lại liên tiếp 4 lần trong 1 năm, In Ji Woong cho rằng các nghệ sĩ có thể kiệt sức đến mức sẽ phải nghỉ ngơi tận 2 năm sau đó.
Góc "nặng gánh": Ngô Diệc Phàm vẫn phải "cúng" tiền cho SM dù đã đứt duyên 7 năm trước rồi? Sự nghiệp "toang" rồi mà Ngô Diệc Phàm vẫn phải lo chia lợi nhuận cho công ty đây này! Khổ lắm khổ vừa các bạn ơi. Thiên hạ nói: "Có làm thì mới có ăn" . Nhưng chưa chắc đâu, ở Hàn Quốc, vẫn có một công ty không làm mà vẫn có ăn đó chính là SM! Sở dĩ nói như vậy...