Công ty Triều Tiên đổi tên hàng loạt tàu để né trừng phạt
Môt công ty vận tải biển Triều Tiên tìm cách né lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc bằng cách đổi tên hầu hết các tàu nhằm che giấu nguồn gốc của mình.
Một nhân viên đang kiểm tra chiếc tàu Chong Chon Gang của Triều Tiên neo tại cảng container Manzanillo, Panama. Ảnh: Reuters
Công ty Quản lý Hàng hải Đại Dương (OMM), có trụ sở tại thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên, từng bị phát hiện giấu chiến đấu cơ trên một chiếc tàu chở đường, đã đổi tên gần như toàn bộ đội tàu thuyền của mình nhằm tránh lệnh trừng phạt mà Liên Hợp Quốc (UN) áp đặt lên hãng này, AP dẫn báo cáo của nhóm chuyên gia UN cho biết.
UN năm ngoái ra lệnh trừng phạt đối với OMM sau khi Panama vào năm 2013 bắt giữ được một chiếc tàu của công ty này đang vận chuyển vũ khí không khai báo từ Cuba. Chính quyền Panama đã tìm thấy hai máy bay chiến đấu, một số tên lửa và đạn dược được giấu dưới các thùng đường trên chiếc tàu Chong Chon Gang của OMM.
Ủy ban trừng phạt thuộc UN thời điểm đó cho rằng OMM vi phạm lệnh cấm vận vũ khí mà họ áp đặt lên Triều Tiên bởi chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này. Vì thế, OMM bị đóng băng tài sản toàn cầu và không thể hoạt động trên phạm vi quốc tế.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo bản báo cáo, chỉ vài tháng sau khi lệnh trừng phạt được áp dụng, 13 trong số 14 tàu của OMM đã được đổi tên chủ sở hữu và người quản lý, “xóa bỏ” hoàn toàn công ty khỏi cơ sở dữ liệu do Tổ chức Hàng hải Quốc tế lưu trữ. 12 tàu “vẫn lui tới hoặc bị phát hiện gần các cảng ở nước ngoài”.
Bản báo cáo cũng cho biết thêm các nhà ngoại giao, quan chức và đại diện thương mại của Triều Tiên vẫn tiếp tục “đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy buôn bán các mặt hàng bị cấm, trong đó có vũ khí và các trang thiết bị có liên quan tới tên lửa đạn đạo”.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Hãng chocolate danh tiếng lao đao vì Nhà nước Hồi giáo
Một hãng sản xuất chocolate có bề dày hơn 90 năm của Bỉ vừa quyết định đổi tên, vì cái tên cũ ISIS khiến nhiều khách hàng liên tưởng đến tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo.
Một sản phẩm của hãng chocolate ISIS ở Bỉ. Ảnh:Breitbart
Theo Reuters, công ty chocolate có tên là Italo Suisse từ khi được thành lập vào năm 1923. Cái tên này xuất phát từ tên hai nước Italy và Thụy Sĩ, nơi mà nhà sáng lập hãng đã học nghề.
Đến năm ngoái, các nhà quản lý của công ty quyết định thay tên hãng là ISIS.
"Chúng tôi chọn ISIS vì đó là tên thương hiệu các loại kẹo của chúng tôi", giám đốc quảng cáo Desiree Libeert giải thích. "Nếu chúng tôi biết có một tổ chức khủng bố với cái tên như thế, chúng tôi đã không bao giờ chọn nó".
ISIS là tên viết tắt của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Syria. Hồi tháng 6, nhóm đã đổi tên thành Nhà nước Hồi giáo, viết tắt là IS, nhưng cái tên cũ vẫn được nhiều hãng truyền thông sử dụng.
"Có những khách hàng quốc tế nói rằng họ không còn muốn mua chocolate của chúng tôi nữa vì người tiêu dùng có những liên tưởng tiêu cực với cái tên này", ông Libeert nói.
Công ty chocolate ISIS đã quyết định đổi tên thêm lần nữa thành Libeert, tên của gia đình đang sở hữu và điều hành nó. Công ty này sản xuất ra hơn 5.000 tấn chocolate mỗi năm với doanh thu hơn 44 triệu USD.
Đây không phải là công ty duy nhất gặp rắc rối vì có tên là ISIS. Hồi đầu năm, một ứng dụng điện thoại được gọi là Isis đã phải đổi tên thành Softcard.
Đầu tháng này, giám đốc sản xuất của một seri hoạt hình về nghề tình báo cũng khẳng định sẽ viết rõ tên của công ty xuất hiện trong phim là International Secret Intelligence Service (Dịch vụ Thông tin Bí mật Quốc tế).
"Chúng tôi sẽ không gọi là ISIS nữa", ông Matt Thompson nói. "Đó là một điều khủng khiếp và chúng tôi không muốn làm bất cứ thứ gì với nó cả".
Anh Ngọc
Theo VNE
Malaysia Airlines có thể đổi tên sau thảm họa dồn dập Hãng hàng không Malaysia Airlines (MAS) có thể đổi tên như một phần nỗ lực cải tổ thương hiệu xuất phát từ những thảm họa gần đây. Thảm họa MH17 đã khiến hãng Malaysia Airlines vỡ ra nhiều điều MAS đang xem xét những lựa chọn bao gồm mở các đường bay mới sau những sự cố xảy ra với hai chuyến bay...