Công ty tour sắp xếp đưa khách từ Đà Nẵng quay về sớm
Các công ty lữ hành đang lên kế hoạch hỗ trợ du khách có thể quay về nhà sớm hơn lịch trình. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Sáng 26/7, Bộ Y tế công bố thêm một người nhiễm SARS-CoV-2 là ông N.V.N. (61 tuổi, trú tại phường Thanh Bình, quận Hải Châu, Đà Nẵng). Sau khi xuất hiện 2 ca mắc Covid-19, Đà Nẵng đã triển khai hàng loạt các biện pháp giãn cách xã hội như không tập trung quá 30 người ở nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách tối thiểu 1 m khi tiếp xúc…
Ngoài ra, UBND TP Đà Nẵng cũng chỉ đạo Sở Du lịch làm việc với các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, công ty lữ hành, cơ sở lưu trú, điểm tham quan, tàu thuyền, xe vận chuyển du lịch và những cơ sở dịch vụ phục vụ du lịch tạm dừng đón khách trong 14 ngày kể từ 26/7. Thời gian thực hiện từ 13h ngày 26/7 đến khi có thông báo mới.
Nhiều loại hình dịch vụ ở Đà Nẵng phải tạm dừng hoạt động vì 2 ca mắc Covid-19 mới. Ảnh: Đoàn Nguyên.
Ngay sau khi nhận được thông báo từ các cơ quan chức năng, nhiều công ty lữ hành đã lên kế hoạch hỗ trợ đoàn khách đang/sắp đi tour tại Đà Nẵng.
Bà Nguyễn Nguyệt Vân Khánh, Phó giám đốc ban Tiếp thị Vietravel, cho biết công ty sẽ dừng toàn bộ tour đến Đà Nẵng trong 15 ngày (tính từ hôm nay). Các đoàn đang trên đường đi tour Đà Nẵng sẽ được sắp xếp thay đổi lịch trình để quay về sớm nhất có thể.
“Trong trường hợp vé máy bay tại Đà Nẵng quá tải, công ty sẽ bố trí đoàn đi xe ra Huế hoặc Quy Nhơn để bay về. Hiện tại, công ty đang có 63 đoàn đi tour ở Đà Nẵng”, đại diện đơn vị trả lời Zing.
Trong khi đó, Flamingo Redtours cho biết đơn vị sẽ dừng toàn bộ tour khởi hành sau 14h ngày 26/7. Những tour đang đi Đà Nẵng sẽ tiếp tục phục vụ chu đáo theo chỉ đạo của UBND TP. Đơn vị này sẽ thay đổi linh hoạt lịch trình trong tour và hoàn tiền những điểm thu phí nhưng hiện bị đóng cửa.
“Các tour khởi hành trong 14 ngày kể từ hôm nay sẽ được hoãn. Tuy nhiên, việc đổi sang hành trình khác thì phía công ty không thể đơn phương quyết định. Điều này còn phụ thuộc vào những đơn vị cung cấp dịch vụ như hàng không, khách sạn…”, ông Nguyễn Công Hoan, Tổng giám đốc Flamingo Redtours cho hay.
Trong công văn mới nhất vào sáng 26/7, UBND Đà Nẵng vẫn cho phép các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ (bán buôn, bán lẻ, xổ số kiến thiết, khách sạn, cơ sở lưu trú, nhà hàng, quán ăn…), danh lam thắng cảnh được tiếp tục hoạt động.
“Tuy nhiên, chúng tôi yêu cầu chủ các cơ sở này phải thực hiện nghiêm các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch như trang bị phòng hộ cho nhân viên, đo thân nhiệt khách đến; bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư để rửa tay, sát khuẩn tại cơ sở và bảo đảm giãn cách khi tiếp xúc”, ông Lê Trung Chinh, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng nói.
Đà Nẵng – Hội An – Huế trong thước phim trên cao Với lịch trình khoảng 4 ngày, du khách có thể chọn kết hợp 3 điểm gồm Đà Nẵng, Hội An (Quảng Nam) và Huế để trải nghiệm trọn vẹn từ dịch vụ giải trí đến những nét kiến trúc cổ xưa.
Tour Phú Quốc 7 triệu đồng, khách đặt vẫn đông
So với giai đoạn kích cầu với nhiều ưu đãi, các chặng bay đến những điểm du lịch 'hot' như Đà Nẵng, Phú Quốc (Kiên Giang)... đều có nhiều biến động.
Việc nhu cầu du lịch nội địa tăng vọt trong năm nay khiến giá vé máy bay vào giai đoạn cao điểm vẫn ở mức cao. So với khoảng thời gian đầu khi ngành hàng không mới trở lại sau dịch, giá vé đến các điểm du lịch "hot" đã tăng cao tới 500.000 đồng. Một số chặng còn có giá tăng gấp đôi. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến lịch trình du lịch của nhiều khách hàng.
Các điểm đến có giá tăng cao
Vào dịp hè, các điểm du lịch biển vẫn được nhiều khách hàng quan tâm nhất. Đây cũng là các điểm có mức giá vé máy bay tăng khá mạnh so với chỉ 1-2 tháng trước. Các chặng có giá biến động nhiều nhất là Phú Quốc, Nha Trang (Khánh Hòa) và Quy Nhơn.
Hiện tại, nếu muốn du lịch Quy Nhơn từ Hà Nội với lịch trình 4 ngày 3 đêm (từ 13-16/8), bạn có thể phải trả từ 2,3-4,2 triệu đồng/khứ hồi/người. Đây là mức giá cao ngang cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, chặng tới Phú Quốc cũng có mức giá tăng tương đối cao. Cụ thể, nếu khởi hành từ Hà Nội với lịch trình trên, bạn sẽ phải chi từ 2-6 triệu đồng. Mức giá này đắt hơn khá nhiều so với thời điểm hàng không vừa trở lại sau dịch (khoảng 1,5 triệu đồng/khứ hồi).
Nhiều chặng bay có giá tăng mạnh sau giai đoạn kích cầu. Ảnh: Quỳnh Danh.
Chị Hoàng My, chủ một đại lý chuyên combo du lịch, cho biết giá vé máy bay khứ hồi từ Hà Nội tới TP.HCM trong tháng 5, 6 chỉ vào khoảng 800.000 đồng, đã bao gồm 23 kg ký gửi.
"Giá đi Đà Nẵng từ Hà Nội cũng giống như TP.HCM. Có thời điểm, các hãng còn tung những vé 49.000 đồng hay 6.000 đồng chưa bao gồm thuế, phí. Tôi đặt cho người nhà bay cách đây một tháng chặng Hà Nội - Đà Nẵng của Vietnam Airlines chỉ 1 triệu đồng/chiều, giờ đẹp, đã gồm 35 kg hành lý ký gửi. Hiện tại, cùng chuyến như thế, bạn sẽ phải trả khoảng 3 triệu đồng/chiều", chị My chia sẻ.
Anh Dũng ở quận 9 (TP.HCM) có kế hoạch đưa cả nhà đi Phú Quốc nghỉ dưỡng vào ngày 24/7 (thứ sáu), về ngày 26/7 (chủ nhật). Trước đó 2 tuần, anh đã tham khảo vé bay đi và về vào giờ đẹp của VietJet Air, được đại lý báo giá 3,5 triệu đồng/vé khứ hồi.
2 ngày sau, khi anh quyết định đặt vé thì được báo không còn giờ đẹp. Nếu muốn giữ nguyên giờ bay thì phải dời sang một ngày, tức là bay vào thứ bảy và về vào thứ hai, nhưng giá vé cũng tới 3,2 triệu đồng. Trong khi trước đó 2 tiếng, đại lý báo giá cho anh chỉ 1,6 triệu đồng/vé khứ hồi.
Chi phí du lịch đắt đỏ nhưng khách vẫn đi
Giá vé máy bay tăng cao ảnh hưởng lớn đến chi phí du lịch. Theo các công ty lữ hành, giá vé máy bay quyết định lớn tới việc hình thành giá combo, tour du lịch. Do đó, khi giá vé máy bay bị đẩy lên cao, chi phí du lịch cũng bị kéo thêm rất nhiều.
"Giá các tour có sử dụng đường bay tăng 30-35% so với cùng kỳ tháng 6, khi các nhà cung cấp dịch vụ vẫn áp dụng chính sách kích cầu, khuyến mại nhằm khôi phục thị trường sau Covid", đại diện Flamingo Redtours trả lời Zing.
Đơn vị này cho biết giá tour Phú Quốc (4 ngày 3 đêm) khởi hành 29/7 đã lên tới khoảng 7 triệu đồng. Chặng Tuy Hòa (Phú Yên) - Quy Nhơn 4 ngày cũng có giá gần 6 triệu đồng...
Giá tour, combo đều tăng nhưng lượng khách không giảm. Ảnh: Booking.
Bên cạnh các công ty tour, những đơn vị kinh doanh combo du lịch cũng buộc phải đẩy giá. Trong tháng 6, một combo Phú Quốc 3 ngày 2 đêm vào khoảng 3,3 triệu đồng/người đã bao gồm vé máy bay Vietnam Airlines khứ hồi, khách sạn 4 sao, xe đưa tiễn sân bay. Tuy nhiên, mức giá chung cho combo dạng này trong tháng 8 đã tăng lên khoảng 3,8 triệu đồng (bay Vietjet Air).
Với combo Đà Nẵng, nếu đi từ tháng 5 hoặc tháng 6, giá combo 3 ngày 2 đêm chỉ dao động từ 1,5 -2,5 triệu đồng (tùy khách sạn 3-5 sao), đã bao gồm vé máy bay khứ hồi. Các gói combo dạng này đã tăng khoảng 300.000-400.000 đồng vào dịp cuối tháng 7 hoặc trong tháng 8.
Nhìn chung, mức giá có tăng so với giai đoạn đầu hậu dịch Covid-19 nhưng vẫn ở mức chấp nhận được để khách hàng đi du lịch. Ngoài ra, các công ty lữ hành đều khẳng định họ vẫn nhận được lượng đặt tour/combo lớn từ khách hàng.
Phía Vietravel dự đoán họ sẽ có lượng khách tăng gấp đôi so với tháng 6. Trong khi đó, Flamingo Redtours cũng xác nhận lượng khách đặt tour vào khoảng 200-3000 lượt/ngày. Công ty chuyên bán combo du lịch Top One Travel cũng chốt được 3-4 đoàn đặt combo du lịch/ngày.
Đa số đơn vị kinh doanh lữ hành đều cho biết việc khách tiếp tục đi du lịch mạnh trong tháng 7, 8 dù chi phí tăng cao không nằm ngoài dự đoán. Năm nay, kỳ nghỉ hè của học sinh đến muộn nên nhu cầu du lịch cũng có sự thay đổi. Bên cạnh đó, các đường bay quốc tế chưa mở khiến du lịch nội địa trở thành lựa chọn duy nhất cho du khách.
Cẩn trọng khi du lịch hè
Nếu đi du lịch thông qua các công ty bán tour/combo, bạn sẽ được lo từ A-Z và có người đứng ra giải quyết nếu phát sinh vấn đề liên quan tới các gói dịch vụ như vé máy bay, phòng khách sạn...
Tuy nhiên, hiện tượng một số bên trung gian lừa đảo, ôm tiền đặt tour/combo rồi bỏ khách là điều không hiếm gặp. Do đó, du khách cần xem xét kỹ độ uy tín của công ty nếu được yêu cầu chuyển tiền trước.
Sử dụng ứng dụng đặt phòng khách sạn tưởng chừng là một giải pháp tối ưu nhưng cũng tồn tại những rủi ro nhất định. Không ít du khách đã gặp trường hợp dở khóc dở cười khi xác nhận thành công trên ứng dụng nhưng đến nơi khách sạn báo không nhận. Điều này có thể do 2 bên không còn hợp tác nhưng phía khách sạn chưa gỡ tài khoản đặt phòng trên ứng dụng...
Lời khuyên của nhiều người là bạn nên gọi lại cho khách sạn sau khi đã xác nhận đặt phòng thành công trên ứng dụng nhằm đảm bảo 2 bên vẫn làm việc cùng nhau.
Đón khách trở lại, lữ hành, khách sạn rầm rộ tung chiêu kích cầu Hàng loạt hãng lữ hành, khách sạn ở Đà Nẵng tung nhiều gói kích cầu nhằm thu hút khách du lịch sau thời gian dài 'đóng băng' vì ảnh hưởng dịch COVID-19. Nhiều khách sạn đồng loạt giảm giá đến 50% Từ ngày 1/5, TP Đà Nẵng cho phép cơ sở kinh doanh khu, điểm du lịch, khu di tích, danh lam thắng...