Công ty tín dụng đen phạt nhân viên tự chặt ngón tay
Lập công ty tài chính nhằm che giấu hoạt động tín dụng đen, Tập đoàn Nam Long đặt nội quy tàn khốc, tra tấn nhân viên như thời trung cổ.
Ngày 29/11, Công an tỉnh Thanh Hóa phối hợp Cục Cảnh sát hình sự ( Bộ Công an) thông báo kết quả chuyên án triệt phá tổ chức tín dụng đen hoạt động tại 63 tỉnh thành trên cả nước.
Theo đánh giá của Cục Cảnh sát Hình sự, đây là ổ nhóm tín dụng đen lớn nhất toàn quốc từ trước đến nay từng bị xóa sổ.
7 nghi can đang bị tạm giam
Theo lãnh đạo Ban chuyên án, ngày 19/7, khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa tiếp nhận một bệnh nhân nam trong tình trạng nguy kịch, đa chấn thương và tử vong sau đó. Khi biết bệnh nhân tử vong, người đưa nạn nhân đi cấp cứu đã bỏ trốn.
Vào cuộc điều tra, Công an tỉnh Thanh Hóa xác định nạn nhân là Nguyễn Văn Minh (19 tuổi, quê ở xã Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang), là nhân viên Công ty tài chính Nam Long (Nam Long Group) có trụ sở tại TP HCM. Anh Minh làm việc cho chi nhánh công ty ở tỉnh Bắc Kạn, với nhiệm vụ đi thu hồi các khoản nợ.
Video đang HOT
Theo xác minh, hồi tháng 7, anh Minh thu được khoản tiền của khách hàng nhưng không nộp về chi nhánh và còn cầm cố thêm một chiếc xe máy lấy 20 triệu đồng tiêu xài, sau đó bỏ trốn.
Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Công ty Tài chính Nam Long, sau đó chỉ đạo đàn em khống chế Minh đưa về trụ sở doanh nghiệp tại Hà Nội, tổ chức họp “kỷ luật”. Chúng yêu cầu Minh xin lỗi lãnh đạo công ty, xin chữ ký từng người cho ở lại hoặc đưa ra pháp luật. Nhóm này đưa ra một bát cơm và một bát chất thải bẩn của người, bắt anh Minh chọn 10 lần. Khi nạn nhân bò đến bát cơm liền bị hành hạ, đánh như thời trung cổ.
Ngày 10/7, anh Minh tiếp tục được đưa về Thanh Hóa để “cải tạo và dạy dỗ cách làm người”. Do bị hành hạ quá nhiều, nạn nhân đã tử vong.
Xác định đây là vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, liên quan đến tội phạm có tổ chức, hoạt động tín dụng đen và có tính chất chuyên nghiệp, phạm vi rộng, quan hệ phức tạp, núp bóng doanh nghiệp, có nhiều phương thức thủ đoạn mới, tinh vi, Công an tỉnh Thanh Hóa báo cáo Bộ Công an xác lập chuyên án để đấu tranh, triệt xóa.
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy Công ty tài chính Nam Long chỉ là “công ty ma”, không có đăng ký kinh doanh, chuyên thực hiện giao dịch cho vay với mức lãi suất “cắt cổ”, có khách hàng phải trả lãi mẹ lãi con lên tới hơn 1.000%/năm.
Thời điểm bị phát hiện, hơn 200 khách hàng dính bẫy tín dụng đen của ổ nhóm này với tổng số tiền giao dịch hơn 510 tỷ đồng. Khi các con nợ chậm trả, nhóm sẽ hành hung, đe dọa và cưỡng đoạt tài sản có giá trị gấp nhiều lần số tiền vay nợ.
Một nạn nhân bị tra tấn tại công ty tài chính Nam Long.
Bộ máy của tổ chức tín dụng đen Nam Long gồm 26 chi nhánh ở 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, mỗi chi nhánh phụ trách địa bàn 2-5 tỉnh do một người quản lý, hoạt động chuyên nghiệp, bài bản với các giáo trình xử lý nợ, giáo án thẩm định và phân loại khách hàng… Riêng đối với nhân viên, công ty này còn lập nên hệ thống các văn bản quy định nội bộ, quy chế kỷ luật hà khắc, ràng buộc chặt chẽ nhân viên với công ty như phạt 50-100 triệu đồng nếu phá hợp đồng; tự chặt ngón tay nếu vi phạm quy chế; hay sẵn sàng chấp nhận nguy cơ bản thân và gia đình bị bắt cóc, đe dọa, hành hung. Điều kiện kỷ luật hà khắc này là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của anh Nguyễn Văn Minh.
Sau 4 tháng điều tra, hiện Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án hình sự Cố ý gây thương tích, giữ người trái pháp luật, cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Khởi tố 9 bị can trong ổ nhóm do Nguyễn Đức Thành (30 tuổi, ở phường Cầu Kho, quận 1, TP HCM) chủ mưu, cầm đầu.
Liên quan vụ án, hiện 7 nghi can bị tạm giam 4 tháng, hai nghi can Nguyễn Cao Thắng và Trần Hồng Phong đang bị truy nã do bỏ trốn. Công an tỉnh Thanh Hóa và Cục Cảnh sát hình sự đang điều tra mở rộng vụ án.
Lam Sơn
Theo Ngoisao
Vụ chém người ở Yên Thế, Bắc Giang: Nạn nhân tố cáo tiếp tục bị đe dọa
Gia đình chị Hoàng Thị Dung (SN 1990), nạn nhân trong vụ án chém người tàn nhẫn ở xã Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang mà CQT Yên Thế đang điều tra vừa có đơn thư tố cáo ông Giáp Văn Trọng là anh rể của ông Nguyễn Hồng Nguyên (SN 1980) - người liên quan trong vụ án này, tiếp tục có lời nói đe dọa gia đình nạn nhân.
Nạn nhân Hoàng Thị Dung bị hung thủ chém suýt chết
Cụ thể theo nội dung đơn thư, tại cuộc đối chất giữa ông Giáp Văn Trọng với chị Dung cuối tuần qua, ông Trọng tiếp tục cãi vã với chị Dung và đe dọa khiến chị Dung lo sợ. Hiện tại gia đình chị Dung phải nhờ người đưa đón 2 con nhỏ đi học dù trường gần nhà bởi chồng chị Dung làm nghề lái xe thuê thường vắng nhà. Trao đổi qua điện thoại, một điều tra viên Công an huyện Yên Thế không khẳng định nhưng cũng không phủ nhận thông tin trên và cho biết đã có lời nhắc nhở với ông Trọng. Điều tra viên còn trấn an phóng viên rằng nghĩa vụ của công an còn bao gồm cả phòng ngừa tội phạm nên cứ "yên tâm".
Trong khi đó, nguồn tin của Tiền Phong cho biết, Công an Yên Thế đang mở rộng điều tra vụ án vì trước đó, vào tháng 10/2017 chị Hoàng Thị Dung từng bị 2 kẻ bịt mặt dùng gậy gỗ đón đánh khi một mình chạy xe máy chở bình gas trên đường tối. Một trong hai kẻ trực tiếp chém chị Dung đang bị tạm giam trong vụ án này cũng bị tình nghi là đối tượng trực tiếp hành hung chị Dung hôm đó.
Trong một diễn biến khác, sau khi báo Tiền Phong đăng bài "kẻ liên quan vụ chém người tàn nhẫn ở Bắc Giang vẫn nhởn nhơ?", gia đình nạn nhân nhận được sự trợ giúp pháp lý của một số chuyên gia pháp luật. Cuối tuần qua, gia đình chị Dung có văn bản gửi cơ quan tố tụng huyện Yên Thế đề nghị khởi tố ông Nguyễn Hồng Nguyên - người từng bị cơ quan điều tra thực hiện lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp để tạm giữ hình sự nhưng lại được thả ra sau đó. Ông Nguyên là người bị hung thủ chém chị Dung trong vụ án này khai đã thuê họ có kế hoạch đánh nạn nhân. Gia đình nạn nhân cho rằng, ông Nguyên là người khởi động vụ án này nên không thể thoát khỏi trách nhiệm pháp lý. Tuy nhiên đến nay vụ án đã đi qua 5 tháng nhưng các cơ quan bảo vệ pháp luật của Yên Thế không có bất cứ biện pháp tố tụng nào đối với Nguyên. Liên quan việc không phê chuẩn lệnh giữ khẩn cấp đối với Nguyên, đại diện Viện kiểm sát Yên Thế từng cho phóng viên biết chỉ là "tạm cho ra" chứ không buông bỏ đối tượng và các cơ quan tố tụng địa phương này vẫn đang tích cực phối hợp điều tra làm rõ.
Chiều 28/10, nhân chứng của việc ông Giáp Văn Trọng từng có lời nói dọa xử gia đình nạn nhân Hoàng Thị Dung thời điểm trước khi xảy ra vụ án cho biết vẫn chưa được cơ quan tố tụng Yên Thế lấy lời khai về việc này, mặc dù từ hôm 17/10, một lãnh đạo Viện Kiểm sát huyện Yên Thế đã tiếp nhận thông tin về tình tiết này từ phóng viên Tiền Phong.
NGÂN HÀ
Theo TPO
Phản đối xây dựng bãi rác, 6 đối tượng giữ trái phép công an Ngày 21/11, Tòa án nhân dân huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh) mở phiên tòa xét xử 6 bị cáo về tội "Giữ người trái pháp luật" và "Gây rối trật tự công cộng" trong vụ phản đối xây dựng dự án khu xử lý rác thải rắn tại thôn Chân Lạc, xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh vào tháng...