Công ty tiền kỹ thuật số BlockFi nộp đơn bảo hộ phá sản
Công ty tiền ảo BlockFi đã nộp đơn bảo hộ phá sản theo Chương 11 của Luật Phá sản Mỹ lên Tòa án Phá sản Mỹ.
Đây là “cú ngã ngựa” mới nhất trên thị trường tiền điện tử, sau khi chứng kiến sự sụp đổ của sàn giao dịch tiền ảo FTX vào đầu tháng này.
Công ty tiền kỹ thuật số BlockFi đã nộp đơn bảo hộ phá sản. Ảnh: CoinCu
Diễn biến trên xảy ra khi giá tiền điện tử đã giảm mạnh. Giá bitcoin, loại tiền kỹ thuật số phổ biến nhất cho đến nay, đã giảm hơn 70% so với mức đỉnh đạt được năm 2021.
Monsur Hussain, Giám đốc cấp cao của Fitch Ratings, cho biết: “Việc tái cấu trúc theo Chương 11 của BlockFi nhấn mạnh những rủi ro lây lan đáng kể liên quan đến hệ sinh thái tiền điện tử”.
BlockFi có trụ sở tại New Jersey, được thành lập bởi Zac Prince, một doanh nhân điều hành trong lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech) chuyển sang lĩnh vực tiền điện tử. Trong hồ sơ xin bảo hộ phá sản vừa được nộp lên tòa án, việc chịu tác động bởi sự sụp đổ của FTX đã tạo ra một cuộc khủng hoảng thanh khoản nghiêm trọng. FTX, được thành lập bởi Sam Bankman-Fried, đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Mỹ vào đầu tháng 11/2022, sau khi các nhà giao dịch rút 6 tỷ USD khỏi sàn giao dịch này trong ba ngày và sàn giao dịch đối thủ Binance đã từ bỏ thỏa thuận giải cứu FTX.
Video đang HOT
Mark Renzi, Giám đốc điều hành của Berkeley Research Group, cho biết: “Mặc dù việc con nợ chịu ảnh hưởng bởi việc FTX phá sản là nguyên nhân chính dẫn đến việc nộp đơn phá sản của BlockFi, nhưng công ty tiền điện tử này không phải đối mặt với vô số vấn đề mà FTX phải đối mặt”.
BlockFi cho biết, cuộc khủng hoảng thanh khoản là do họ liên quan tới FTX thông qua các khoản vay cho Alameda, một công ty giao dịch tiền điện tử liên kết với FTX, cũng như tiền điện tử được giữ trên nền tảng của FTX đã bị mắc kẹt ở đó. BlockFi đã liệt kê các tài sản và nợ phải trả của mình trong khoảng từ 1-10 tỷ USD.
Ông Renzi cho hay, BlockFi đã bán một phần tài sản tiền điện tử của mình vào đầu tháng 11 để tài trợ cho việc phá sản. Điều này giúp công ty huy động được 238,6 triệu USD tiền mặt và BlockFi hiện có 256,5 triệu USD tiền mặt trong tay.
BlockFi nằm trong số các công ty tiền ảo chịu nhiều tác động từ sự sụp đổ của FTX. Vào tháng 7, FTX ra tay giúp BlockFi thoát cảnh phá sản bằng cách cấp hạn mức tín dụng 400 triệu USD và quyền chọn mua lại BlockFi. Tuy nhiên, sau đó FTX và 130 công ty liên quan đã nộp đơn phá sản ở Mỹ vào ngày 11/11/2022 và gây chấn động toàn thị trường tiền ảo. Trong hồ sơ xin bảo trợ phá sản, BlockFi đã liệt kê FTX là chủ nợ lớn thứ hai của mình, với khoản vay 275 triệu USD được gia hạn vào đầu năm nay. Công ty cũng cho biết trong một hồ sơ riêng rằng họ có kế hoạch sa thải 2/3 trong số nhân viên của mình.
Tương lai của chuỗi khối sau sự phá sản của FTX
Sự phá sản chóng vánh của FTX - sàn giao dịch tiền mã hóa lớn thứ 2 thế giới sau Binance - đang khiến nhiều nhà đầu tư tiền mã hóa và công chúng thêm phần hoài nghi về tương lai của Web3 trong bối cảnh thị trường tiền mã hóa đã sụt giảm mạnh trong thời gian dài trước đó.Việt Nam có tiềm năng phát triển Web3
Câu hỏi về sự bền vững của tương lai Web3
Web3, hay còn gọi là Internet thế hệ thứ 3 chỉ mới được phổ biến trong vài năm trở lại đây nhưng đã nhận được sự quan tâm từ cả doanh nghiệp startup, nhà đầu tư, và người dùng.
Thế hệ Web1 diễn tra trước những năm 2000, là giai đoạn đầu của Internet, nơi người dùng được kết nối trong các mạng nội bộ (ví dụ mạng LAN).
Thế hệ Web2 kéo dài từ đầu những năm 2000 và vẫn đang tiếp tục phát triển đến hiện tại. Người dùng có thể kết nối thời gian thực trên Internet, dựa trên các thiết bị di động như máy vi tính, điện thoại thông minh... Internet trong giai đoạn này có xu hướng hội tụ vào tay một số doanh nghiệp lớn với năng lực về cơ sở hạ tầng và thuật toán, có thể kể đến các tên tuổi như Alphabet (công ty mẹ của Google), Meta (công ty mẹ của Facebook), Amazon...
Thế hệ Web3 chỉ mới được quan tâm rộng rãi từ khoảng năm 2020, là thế hệ web được thiết kế dựa trên công nghệ blockchain (chuỗi khối), theo đó dữ liệu được phân tán tại các điểm (node) và không có ai có thể sở hữu toàn bộ dữ liệu.
Khi không có ai sở hữu dữ liệu, việc xác thực thông tin sẽ phải được thực hiện bởi chính cộng đồng người dùng. Sau khi tham gia xác thực các thông tin giao dịch trong chuỗi khối, người dùng sẽ nhận được phần thưởng là các đồng tiền mã hóa. Người dùng có thể sử dụng đồng tiền mã hóa này để trao đổi sang các đồng tiền mã hóa khác hoặc giao dịch hàng hóa trong thế giới thực ở những nơi chấp nhận đồng tiền đó. Đây là cơ chế trả thưởng đảm bảo cho Web3 có thể tự vận hành.
Từ đầu năm 2022 đến nay, giá trị của các đồng tiền mã hóa lao dốc, kéo theo hàng loạt vụ sụp đổ đột ngột của các đồng tiền mã hóa, tiêu biểu như đồng luna và mới đây là sự phá sản của sàn giao dịch tiền mã hóa lớn thứ hai thế giới FTX. Điều này khiến cho nhiều người đặt ra những nghi vấn về tính bền vững của tương lai Web3.
Sự sụt giảm thị trường không thể đảo ngược xu hướng Web3
Cho đến thời điểm hiện tại, web3 chỉ mới được công chúng biết đến thông qua các hoạt động giao dịch các đồng tiền mã hóa như bitcoin, ethereum trên các sàn giao dịch Binance, FTX hay các tựa game đình đám như Axie Infinity. Tuy nhiên đó chỉ là một phần nhỏ của hệ sinh thái Web3. Internet thế hệ thứ 3 bao gồm một hệ sinh thái rộng lớn với đa dạng các sản phẩm và dịch vụ.
Sự phát triển của Web3 nằm ở chỗ ngày càng có nhiều người dùng và tổ chức tài chính, thậm chí một số khu vực địa lý chấp nhận sử dụng các đồng tiền mã hóa, với khối lượng giao dịch ngày một tăng. Đây là dấu hiệu chính cho việc Web3 đang trên con đường tiến tới điểm phổ biến (Mass Adoption).
Trong khi đó, tốc độ phổ biến của chuỗi khối đang tăng lên với sự phát triển của các giao thức kết nối giúp cho việc giao dịch và xác thực ngày càng trở nên dễ dàng, nhanh chóng và tiết kiệm tài nguyên hơn. Tiêu biểu gần đây, trong tháng 9-2022, là sự kiện nâng cấp ethereum lên phiên bản 2.0 với cách thức xác thực tiết kiệm điện năng đáng kể.
Sự phát triển này cũng được bổ trợ bởi xu hướng chuyển dịch đầu tư vào Web3 ngày một nhiều của các quỹ đầu tư mạo hiểm, với khoảng 33 tỉ đô la Mỹ cho riêng năm 2021. Các quỹ đang lặp lại vai trò của mình như họ đã làm vào giai đoạn đầu của Web2, khi đang cung cấp nguồn lực và định hình xu hướng cho tương lai của Web3.
Nhìn chung, xu hướng phát triển của Web3 có thể chững lại do yếu tố thị trường nói chung, tuy nhiên sẽ khó có thể đảo ngược. Câu hỏi được các doanh nghiệp và nhà đầu tư quan tâm lúc này không phải là Web3 có tiềm năng phát triển hay không, mà là bao giờ thì Web3 sẽ bùng nổ.
Cuộc thi BNB Chain Web3 Accelerator Việt Nam vừa diễn ra tháng 9 vừa qua đã quy tụ 150 dự án trong nước tham dự, với sản phẩm trải dài từ các ứng dụng DeFi, GameFi đến các dự án mang tính nền tảng đòi hỏi yếu tố công nghệ cao như hệ thống bảo mật, cơ sở hạ tầng DAOs... Việt Nam đang được đánh giá là thị trường tiềm năng cho Web3 với hệ thống cơ sở hạ tầng Internet phát triển nhanh chóng, nguồn nhân lực có chất lượng tốt với chi phí hợp lý.
Diễn biến mới liên quan tới sàn giao dịch tiền điện tử FTX Ngày 23/11, Ủy ban Điều tra tội phạm tài chính Thổ Nhĩ Kỳ (MASAK) cho biết nước này đã tịch thu tài sản của cựu Giám đốc điều hành (CEO) FTX Sam Bankman-Fried trong bối cảnh cuộc điều tra về sàn giao dịch tiền điện tử lớn này đang diễn ra. Biểu tượng của sàn giao dịch tiền kỹ thuật số FTX trên...